Huân chương Bảo vệ tổ quốc được xem là phần thưởng cao quý của đảng, nhà nước, quân đội, ghi nhận thành tích cống hiến của các đồng chí cán bộ cấp cao trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Dưới đây là quy định của pháp luật về vấn đề truy tặng Huân chương Bảo vệ tổ quốc có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Quy định về việc truy tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc:
Truy tặng Huân chương bảo vệ tổ quốc là một trong những vấn đề quan trọng trong Luật Thi đua khen thưởng năm 2022. Truy tặng Huân chương bảo vệ tổ quốc là chế định dành cho các cá nhân khi đáp ứng được đầy đủ một số tiêu chuẩn, điều kiện nhất định. Quy định về vấn đề truy tặng Huân chương bảo vệ tổ quốc được thực hiện như sau:
(1) Đối với vấn đề truy tặng Huân chương bảo vệ tổ quốc hạng nhất. Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật thi đua khen thưởng năm 2022 có quy định, Huân chương bảo vệ tổ quốc hạng nhất được tặng hoặc truy tặng cho các cá nhân công tác, làm việc trong lực lượng đơn vị vũ trang nhân dân chấp hành tốt, đầy đủ chủ trương của Đảng, đường lối của Nhà nước, chính sách, pháp luật và đạt một trong những tiêu chuẩn như sau:
-
Cá nhân được lập thành tích xuất sắc đột xuất trong hoạt động chiến đấu, phục vụ chiến đấu, xây dựng lực lượng vũ trang, huấn luyện, cùng cố quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, có phạm vi ảnh hưởng lớn và nêu gương trong toàn quốc;
-
Cá nhân có phát minh, công trình khoa học công nghệ, sáng chế, có tác phẩm xuất sắc tiêu biểu cấp nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng an ninh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
-
Cá nhân đã được truy tặng Huân chương bảo vệ tổ quốc hạng nhì, sau đó có liên tục thời gian từ 05 năm trở lên tính đến thời điểm đề nghị được công nhận là cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ, đồng thời có thời gian từ đủ 03 năm trở lên công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 02 lần được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ quốc phòng hoặc Bộ công an truy tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp Bộ;
-
Cá nhân có quá trình cống hiến lâu dài trong lực lượng đơn vị vũ trang nhân dân.
(2) Đối với vấn đề truy tặng Huân chương bảo vệ tổ quốc hạng nhì. Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật Thi đua khen thưởng năm 2022 có quy định, Huân chương bảo vệ tổ quốc hạng nhì theo quy định của pháp luật được sử dụng để tặng, truy tặng cho các cá nhân công tác và làm việc trong lực lượng thuộc đơn vị vũ trang nhân dân khi chấp hành tốt, đầy đủ chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, đồng thời đặt một trong các tiêu chuẩn như sau:
-
Cá nhân lập thành tích xuất sắc đột xuất trong hoạt động chiến đấu, phục vụ chiến đấu, huấn luyện, xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân, cùng cố an ninh nhân dân, có phạm vi ảnh hưởng lớn và nêu gương trong toàn quân, toàn lực lượng công an nhân dân;
-
Cá nhân có phát minh, công trình khoa học công nghệ, sáng chế, tác phẩm xuất sắc cấp nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng an ninh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận, phê duyệt;
-
Cá nhân đã được trao tặng Huân chương bảo vệ tổ quốc hạng ba, đồng thời sau đó có liên tục từ 05 năm trở lên tính đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành tốt nhiệm vụ, trong đó có ít nhất từ 02 năm trở lên được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đồng thời có 01 lần được Bộ quốc phòng hoặc Bộ công an trao tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp Bộ;
-
Cá nhân có quá trình cống hiến lâu dài trong lực lượng đơn vị vũ trang nhân dân.
(3) Đối với vấn đề truy tặng Huân chương bảo vệ tổ quốc hạng ba. Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 47 của Luật Thi đua khen thưởng năm 2022 có quy định, Huân chương bảo vệ tổ quốc hạng ba được sử dụng để tặng hoặc truy tặng cho các cá nhân công tác và làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân khi chấp hành đầy đủ, tốt chủ trương đường lối của đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước, đồng thời đáp ứng một trong những tiêu chuẩn sau đây:
-
Cá nhân có thành tích xuất sắc đột xuất trong hoạt động chiến đấu, phục vụ chiến đấu, xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân, huấn luyện, an ninh nhân dân, có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quân khu, quân đoàn, binh chủng, quân chủng, tổng cục và tương đương thuộc Bộ Quốc phòng hoặc lực lượng công an nhân dân;
-
Cá nhân có phát minh, sáng chế, công trình khoa học công nghệ, các tác phẩm xuất sắc cấp Bộ, ban ngành, cấp tỉnh, thành phố trong lĩnh vực quốc phòng an ninh đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, công nhận;
-
Cá nhân đã được trao tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, sau đó có tiếp tục từ 05 năm trở lên tính đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành tốt nhiệm vụ, trong đó cần phải có thời gian từ 01 năm trở lên được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đồng thời có 03 lần được Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an trao tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở;
-
Cá nhân có quá trình cống hiến lâu dài trong lực lượng đơn vị vũ trang nhân dân.
Như vậy, để được truy tặng Huân chương bảo vệ tổ quốc, trong đó bao gồm Huân chương bảo vệ tổ quốc hạng nhất, Huân chương bảo vệ tổ quốc hạng nhì và huân chương bảo vệ tổ quốc hạng ba thì cần phải đáp ứng được một số tiêu chuẩn truy tặng nêu trên.
2. Trình tự truy tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc:
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 26 của Nghị định 98/2023/NĐ-CP, có quy định về nghi thức công bố, trao tặng và đón nhận danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng, trong đó có Huân chương bảo vệ tổ quốc. Theo đó, lễ truy tặng Huân chương bảo vệ tổ quốc được tiến hành theo trình tự như sau:
-
Trao danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng. Người trao danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng là cá nhân có thẩm quyền
quyết định khen thưởng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng hoặc cá nhân được người có thẩm quyền quyết định khen thưởng ủy quyền trao tặng danh hiệu thi đua, hoặc đại diện của các ban ngành, lãnh đạo cấp trên tham dự buổi lễ trao tặng danh hiệu, người trao danh hiệu cần phải đứng ở vị trí trung tâm của lễ đài; -
Trao danh hiệu theo thứ tự, gắn Huân chương trước, sau đó trao bằng, sau đó trao Cờ anh hùng (áp dụng đối với đơn vị, tập thể được đón nhận danh hiệu anh hùng);
-
Đối với các tập thể và đơn vị có Cờ truyền thống, cá nhân trao cần phải gắn huân chương lên góc cao mặt phải Cờ truyền thống, vị trí gắn huân chương trên Cờ truyền thống cần phải được thực hiện theo thứ hạng từ cao xuống thấp. Đối với tập thể và đơn vị không có Cờ truyền thống thì người trao sẽ trao Bằng và gắn sẵn huân chương trên Bằng đó;
-
Đối với trường hợp trao tặng cho cá nhân, người trao sẽ gắn huân chương lên phía trái ngực áo của người nhận, sau đó tiếp tục trao Bằng;
-
Đối với hoạt động truy tặng, người trao cần phải trao Bằng đã gắn sẵn huân chương cho đại diện phía gia đình cá nhân được truy tặng;
-
Quá trình trao danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trong một số trường hợp đặc biệt như cá nhân được trao danh hiệu là người cao tuổi có sức khỏe yếu, người khuyết tật theo quy định của pháp luật về khuyết tật hoặc quyết định khen thưởng cho nhiều đối tượng khác nhau, cơ quan chủ trì lễ trao tặng cần phải tổ chức cuộc họp xin ý kiến của người có thẩm quyền trao tặng hoặc được ủy quyền cho tặng hoặc đại diện ban lãnh đạo cấp trên tham dự buổi lễ, để thống nhất và đưa ra quyết định cuối cùng.
3. Lễ truy tặng, đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc phải đảm bảo những yêu cầu nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 của Nghị định 98/2023/NĐ-CP, quá trình truy tặng và đón nhận Huân chương bảo vệ tổ quốc cần phải đáp ứng một số yêu cầu như sau:
-
Toàn bộ quá trình tổ chức buổi lễ truy tặng, trao tặng và đón nhận danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cần phải mang ý nghĩa tôn vinh tập thể, tôn vinh cá nhân có thành tích xuất sắc, giáo dục truyền thống yêu nước, đạo đức và lý tưởng cách mạng; gắn với các phong chào thi đua yêu nước, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của địa phương và đất nước; đảm bảo an toàn, tiết kiệm, hiệu quả, trang trọng, không quá phô trương và hình thức;
-
Thực hiện nghiêm chỉnh nếp sống văn minh, bảo tồn tối đa giá trị văn hóa và bản sắc dân tộc trong quá trình trao tặng, đón nhận danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng;
-
Không tổ chức riêng đối với lễ trao tặng, đón nhận danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng. Chỉ được tổ chức kết hợp trong ngày lễ kỷ niệm những ngày lễ lớn của đất nước, ngày truyền thống hoặc ngày thành lập của các bộ, ban ngành, địa phương, hội nghị tổng kết, đơn vị theo chương trình cụ thể, thực hiện đúng theo quy định tại Nghị định 98/2023/NĐ-CP;
-
Đại diện ban lãnh đạo, hộ gia đình được khen thưởng trực tiếp đón nhận danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng của tập thể, hộ gia đình. Cá nhân được khen thưởng sẽ có quyền trực tiếp đón nhận danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng của bản thân. Trong trường hợp truy tặng thì đại diện gia đình của người được truy tặng sẽ có thể nhận thay;
-
Trao tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng được thực hiện từ thứ bậc cao đến thứ bậc thấp. Trong trường hợp có cùng một hình thức khen thưởng thì trao tặng sẽ được trao cho tập thể, hộ gia đình trước và trao cho cá nhân sau; trao tặng trước và truy tặng sau. Trong trường hợp danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng do cùng một cơ quan có thẩm quyền quyết định khen thưởng thì cần phải trao tặng danh hiệu thi đua trước và hình thức khen thưởng sau; cần phải trao tặng cho tập thể trước, hộ Gia đình và cá nhân sau; trao tặng trước và truy tặng sau;
-
Trong quá trình công bố, trao tặng, truy tặng, đón nhận danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng, những cá nhân và chủ thể không có trách nhiệm sẽ không được tặng hoa, quay phim, chụp ảnh, ghi âm, ghi hình trên lễ đài; đồng thời không tổ chức buổi diễu hành hoặc tổ chức đón rước danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng được trao tặng.
THAM KHẢO THÊM: