Thẩm quyền ký kết hợp đồng của công ty? Ký kết hợp đồng không đúng thẩm quyền? Quy định về người đại diện ký phụ lục hợp đồng thế chấp tài sản?
Trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp việc ký kết hợp đồng là một hoạt động vô cùng quan trọng và mang những ý nghĩa quan trọng. Việc ký kết các hợp đồng giúp công ty đảm bảo nguồn nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất trong khi các hợp đồng đầu ra giúp công ty tiêu thụ sản phẩm và sinh lợi nhuận. Không chỉ vậy, các hợp đồng cũng có vai trò hỗ trợ cho cả quá trình từ sản xuất, kinh doanh cho đến tiêu thụ của mỗi doanh nghiệp.
Tuy nhiên, hiện nay, thực tiễn cho thấy, các doanh nghiệp nước ta vẫn chưa chú trọng đến vấn đề pháp lý của hợp đồng. Chúng ta vẫn giữ quan niệm rằng Giám đốc hay Tổng Giám đốc của doanh nghiệp là người có thẩm quyền ký kết hợp đồng. Đó là những suy nghĩa sai lầm khiến đối tác làm ăn hoàn toàn có thể thu thập được thông tin nội bộ và tuyên bố hợp đồng vô hiệu cũng chính từ đó gây bất lợi cho doanh nghiệp. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về người đại diện ký phụ lục hợp đồng thế chấp tài sản.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Thẩm quyền ký kết hợp đồng của công ty:
1.1. Vai trò của hợp đồng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:
Trước hết, để hiểu về thẩm quyền ký kết hợp đồng của công ty về kinh doanh, hoạt động đầu tư chúng ta cần hiểu rõ vai trò của việc ký kết hợp đồng. Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, dù là hợp đồng góp vốn, hợp đồng lao động hay bất kì một loại hợp đồng nào, chúng đều có vai trò vô cùng quan trọng, bởi những nguyên nhân sau đây:
– Việc ký kết hợp đồng là sự thỏa thuận, mang tính ràng buộc về quyền và nghĩa vụ giữa các bên tham gia ký kết.
– Việc ký kết hợp đồng còn là căn cứ để giải quyết những tranh chấp liên quan đến các vấn đề mà các bên đã thỏa thuận, thống nhất.
1.2. Điều kiện để cá nhân thay mặt công ty ký kết hợp đồng:
Chúng ta đều biết, doanh nghiệp là một pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự, pháp luật cho phép các doanh nghiệp này được ký kết các hợp đồng, giao dịch dân sự nhằm mục đích để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư để đạt lợi nhuận của mình. Người có thẩm quyền thay mặt ký kết các hợp đồng dạng này phải thỏa mãn các điều kiện như sau:
– Thứ nhất: Người được thay mặt công ty ký kết hợp đồng là người đại diện hợp pháp của công ty.
Các cá nhân phải là người đại diện hợp pháp của công ty theo một trong hai cách sau đây:
+ Cá nhân là người đại diện theo pháp luật.
+ Cá nhân là người đại diện theo ủy quyền.
– Thứ hai: Người được thay mặt công ty ký kết hợp đồng phải có thẩm quyền quản lý, điều hành phù hợp với loại hợp đồng đầu tư kinh doanh dự kiến ký kết.
Như vậy, thông qua các phân tích ở trên, ta nhận thấy, để có thể thay mặt công ty ký kết hợp đồng thì người ký kết hợp đồng phải đảm bảo hai điều kiện, đó là người tham gia ký kết hợp đồng phải là người đại diện của công ty và điều kiện thứ hai đó là người tham gia ký kết hợp đồng phải có chức vụ hay thẩm quyền đại diện có bao gồm thay mặt công ty ký hợp đồng và được thể hiện rõ trong các căn cứ được nêu cụ thể ở trên. Việc đảm bảo hai căn cứ này góp phần đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng giao dịch cũng như quyền lợi của các bên tham gia giao dịch.
1.3. Quy định về người đại diện công ty ký hợp đồng:
– Theo Điều 134
– Theo điều 137 Bộ luật dân sự 2015 quy định công ty có quyền đăng ký nhiều người đại diện theo pháp luật, đồng thời theo
Như vậy, ta nhận thấy, có thể xác lập vai trò đại diện công ty qua hai hình thức là đại diện theo pháp luật hoặc là người đại diện theo ủy quyền của người đại diện theo pháp luật.
Đối với người đại diện theo pháp luật kiêm giám đốc thì trong luật doanh nghiệp 2020 đã đưa ra các quy định rất rõ quyền, nghĩa vụ của chức danh người đại diện theo pháp luật kiêm giám đốc chính vì vậy mà không cần tài liệu nào xác lập thẩm quyền ký hợp đồng nữa. Nhưng nếu công ty bổ nhiệm chủ tịch Hội đồng quản trị hay phó giám đốc là người đại diện theo pháp luật mà muốn chức danh này được quyền ký hợp đồng thì phải ghi nhận cụ thể trong điều lệ công ty.
2. Ký kết hợp đồng không đúng thẩm quyền:
2.1. Các trường hợp người ký kết hợp đồng không đủ thẩm quyền ký kết hợp đồng theo quy định của pháp luật:
Người ký tuy là đại diện theo pháp luật nhưng lại không có thẩm quyền ký kết hợp đồng:
Trong trường hợp trên thì theo quy định của pháp luật nước ta hoặc Điều lệ công ty thì người đại diện theo pháp luật của Công ty trước khi ký kết hợp đồng cần phải có sự chấp thuận của Hội đồng thành viên công ty Trách nhiệm hữu hạn hoặc đối với công ty Cổ phần là Đại hội đồng cổ đông hay hội đồng quản trị. Đối với trường hợp không có sự chấp thuận và thông qua này, người đại diện theo pháp luật của công ty không được thay mặt công ty ký kết hợp đồng. Nếu người này vẫn ký thì hợp đồng sẽ bị vô hiệu.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, có một số trường hợp người đại diện theo pháp luật của công ty không được ký kết hợp đồng nếu không đáp ứng được một số điều kiện như sau:
– Nếu không có sự thông qua của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị Công ty cổ phần thì đại diện theo pháp luật của công ty không được bán, vay, cho vay tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất hoặc Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác. Người đại diện theo pháp luật của Công ty cũng không được giao kết hợp đồng với cổ đông, người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông của công ty và những người liên quan đến những người này, thành viên của Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người có liên quan
– Người ký kết không phải là người đại diện theo pháp luật của Công ty và không có ủy quyền hợp lệ.
– Người ký kết hợp đồng không phải là người đại diện theo pháp luật của Công ty, có ủy quyền ký kết hợp đồng hợp lệ nhưng khi ký kết hợp đồng đã vượt quá phạm vi được ủy quyền.
2.2. Hậu quả của việc ký kết hợp đồng không đúng thẩm quyền:
Hợp đồng được ký kết bởi người không đúng thầm quyền thì sẽ dẫn đến hợp đồng vô hiệu toàn bộ, hợp đồng sẽ không có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết và các bên sẽ có những nghĩa vụ và quyền lợi sau đây:
– Các bên phải thực hiện việc hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, nếu không hoàn trả được bằng tiền thì hoàn trả bằng hiện vật trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
– Bên còn lại có quyền đòi bồi thường thiệt hại do hợp đồng vô hiệu trong trường hợp người ký hợp đồng không đủ thẩm quyền.
2.3. Giải quyết hậu quả của việc ký kết hợp đồng không đúng thẩm quyền:
Tùy vào các trường hợp cụ thể mà người ký vào hợp đồng hoặc doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm đối với hợp đồng được ký không đúng thẩm quyền.
Theo quy định của Điều 142 Bộ Luật Dân sự 2015, hợp đồng do người không có quyền đại diện ký kết không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp sau đây:
– Người được đại diện đã công nhận hợp đồng đó.
– Người được đại diện biết mà không phản đối về việc ký hợp đồng sai thẩm quyền trong một thời hạn hợp lý.
– Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết được việc mình ký kết hợp đồng là không đúng thẩm quyền.
Trong tất cả các trường hợp ngoại trừ ba trường hợp được nêu bên trên, người ký kết hợp đồng không đúng thẩm quyền vẫn phải chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng mình đã ký theo đúng quy định pháp luật.
Cần lưu ý rằng, doanh nghiệp sẽ phải ký hợp đồng với người ký không đúng thẩm quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và bồi thường thiệt hại trừ trường hợp doanh nghiệp này đã biết hoặc buộc phải biết nhưng vẫn ký kết hợp đồng.
3. Quy định về người đại diện ký phụ lục hợp đồng thế chấp tài sản:
Theo Điều 86
“1. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký.
3. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân”.
Như vậy, đại diện của pháp nhân được hiểu là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân được quy định trong Điều lệ công ty hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.
Ngoài ra luật dân sự cũng quy định: Người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền được phép nhân danh công ty ký kết hợp đồng.
Về thẩm quyền ký kết hợp đồng trong công ty: Ngoài quy định nêu trên còn phải thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp, điều lệ, quy chế quản trị hoặc văn bản ủy quyền hợp pháp của công ty.
– Thẩm quyền này được thể hiện trong:
+ Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Các văn bản pháp luật.
Ví dụ: Thẩm quyền của Tổng Giám đốc/ Giám đốc được ghi nhận luôn trong Luật doanh nghiệp 2014.
+ Các văn bản nội bộ doanh nghiệp.
Ví dụ: Điều lệ công ty, Quy chế phòng ban,…
Như vậy, theo quy định Bộ luật dân sự 2015, việc ký trong bản Phụ lục hợp đồng thế chấp tài sản của ngân hàng phải được thực hiện bởi người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền.