Quy định của pháp luật về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù mới nhất.
Kiểm sát xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù là một trong những nội dung công tác kiểm sát thi hành án hình sự thuộc chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp được quy định rất chi tiết tại Điều 4, Điều 6 Luật tổ chức VKSND năm 2014. Khi thực hiện công tác này, nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của Viện kiểm sát được quy định tại Điều 26, Điều 41 Luật Tổ chức VKSND năm 2014; Điều 7, Điều 167 LTHAHS và Quy chế kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự ban hành kèm theo Quyết định số 501/QĐ- VKSTC ngày 12/12/2017 của Viện trưởng VKSNDTC (viết tắt là Quy chế 501); Hệ thống biểu mẫu công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự ban hành kèm theo Quyết định số 39/QĐ-VKSTC ngày 26/01/2018 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (viết tắt là Hệ thống biểu mẫu số 39/2018)…
Khi kiểm sát xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù VKSND được sử dụng quyền hạn theo quy định của pháp luật để kiểm sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền, người có trách nhiệm nhằm bảo đảm việc xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù đúng quy định của pháp luật, mọi vi phạm được khắc phục, loại bỏ.
Đối với VKSND cấp cao, không thực hiện nhiệm vụ kiểm sát thi hành án hình sự, tuy nhiên theo quy định tại khoản 2 Điều 41 Luật Tổ chức VKSND năm 2014 thì VKSND cấp cao thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đối với các vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của
Mục lục bài viết
1. Về đối tượng và phạm vi kiểm sát:
Theo quy định tại Điều 7 LTHAHS và Điều 3 Quy chế 501 thì đối tượng của công tác kiểm sát xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù là việc tuân theo pháp luật của
Phạm vi của công tác kiểm sát xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù được quy định tại Điều 4 Quy chế 501 và được thực hiện từ khi Cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự và người có trách nhiệm tiến hành các thủ tục lập hồ sơ xét, đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù đến khi Quyết định về giảm thời hạn chấp hành án phạt tù của Tòa án có hiệu lực pháp luật, được thi hành.
2. Nội dung kiểm sát:
Theo quy định của pháp luật và của ngành Kiểm sát nhân dân hoạt động kiểm sát xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù của VKSND bao gồm những nội dung cơ bản sau:
Một là, kiểm sát bảo đảm đúng đối tượng được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù theo quy định tại Điều 63 BLHS, bao gồm người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân.
Hai là, kiểm sát về điều kiện xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù theo đó, tại Điều 63 BLHS năm 2015 sửa đổi năm 2017 quy định phạm nhân được đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù khi có đủ các điều kiện bao gồm: đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định; có nhiều tiến bộ và đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự.
Về điều kiện đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định, tại khoản 1 Điều 63 BLHS năm 2015 sửa đổi năm 2017 và Điều 6 Thông tư liên tịch số 02/2013 đã hướng dẫn đã chấp hành được ít nhất một phần ba thời hạn đối với hình phạt tù từ ba mươi năm trở xuống hoặc mười hai năm đối với tù chung thân;
Về điều kiện có nhiều tiến bộ thể hiện ở việc chấp hành tốt Nội quy trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ; tích cực học tập, lao động cải tạo và phải có đủ kỳ xếp loại chấp hành án phạt tù từ khá trở lên, theo đó: phạm nhân bị phạt tù chung thân phải có ít nhất bốn năm liên tục liền kề thời điểm xét giảm thời hạn được xếp loại từ khá trở lên. Trường hợp bị kết án tử hình được Chủ tịch nước ân giảm xuống tù chung thân phải có ít nhất năm năm liên tục liền kề thời điểm xét giảm được xếp loại từ khá trở lên hay phạm nhân bị phạt tù trên hai mươi năm đến ba mươi năm phải có ít nhất ba năm sáu tháng liên tục liền kề thời điểm xét giảm được xếp loại từ khá trở lên…
Ba là, kiểm sát về thời điểm Cơ quan đề nghị thực hiện việc xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, bảo đảm việc xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù được thực hiện mỗi năm 03 (ba) đợt, vào các dịp: Ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4), ngày Quốc khánh (2/9) và tết Nguyên đán.
Đối với những trường hợp đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù mà trong năm đó lại lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo thì việc đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù không phụ thuộc vào thời điểm trên.
Bốn là, kiểm sát về trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù của cơ sở giam giữ phạm nhân bảo đảm thực hiện theo quy định tại Điều 38 Luật Thi hành án hình sự, gồm:
Kiểm sát trình tự lập hồ sơ, danh sách đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù bảo đảm đúng thời hạn, thủ tục. Theo đó, VKS căn cứ vào trình tự, thủ tục quy định tại Điều 38 LTHAHS và Thông tư liên tịch số 02/2013 để kiểm sát việc trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi phạm nhân chấp hành án thành lập Hội đồng xét, đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù; kiểm sát các biên bản họp của tiểu ban, Hội đồng xét; kiểm sát việc trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi phạm nhân chấp hành án thu thập tài liệu, lập hồ sơ đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 38 LTHAHS bảo đảm phạm nhân được lập hồ sơ giảm thời hạn chấp hành án phạt tù đủ điều kiện, đúng đối tượng…
Kiểm sát việc Cơ quan đề nghị chuyển hồ sơ đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù cho TAND cấp tỉnh nơi phạm nhân đang chấp hành án bảo đảm đúng thời hạn và việc gửi hồ sơ đến VKSND có thẩm quyền. Bảo đảm hồ sơ phù hợp với danh sách đề nghị đã được thẩm định, hồ sơ gồm các tài liệu theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 38 LTHAHS gồm: bản sao bản án; văn bản của cơ quan có thẩm quyền đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù; kết quả xếp loại chấp hành án phạt tù quý, 06 tháng, 01 năm;
Năm là, Kiểm sát về trình tự, thủ tục Tòa án mở phiên họp, thành phần tham gia phiên họp theo quy định của pháp luật. Theo đó, VKS sẽ kiểm sát về thời hạn TAND mở phiên họp, cụ thể: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan đề nghị, Chánh án TAND cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu phải mở phiên họp xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù; đồng thời
Ngoài ra, VKS còn kiểm sát việc Tòa án thành lập Hội đồng xét bảo đảm thành phần Hội đồng gồm 03 Thẩm phán, kiểm sát việc Tòa án
Sau khi nhận được thông báo về việc mở phiên họp Lãnh đạo VKS quyết định phân công kiểm sát việc tham dự phiên họp và Kiểm sát viên phải chuẩn bị bài phát biểu quan điểm về việc xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù; tại phiên họp kiểm sát viên kiểm sát trình tự, thủ tục tiến hành phiên họp xét giảm, phát biểu quan điểm của mình về việc xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù. Viện kiểm sát đề nghị xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, trong nêu rõ những trường hợp VKS thống nhất về đối tượng, mức giảm do Cơ quan lập hồ sơ đề nghị, những trường hợp VKS không thống nhất về đối tượng, mức giảm do Cơ quan lập hồ sơ đề nghị (không chấp nhận hoặc chấp nhận một phần) và lý do của việc không chấp nhận hoặc chấp nhận một phần. Kết thúc phiên họp, Kiểm sát viên phải ghi chép và báo cáo Lãnh đạo Viện về kết quả phiên họp.
Sáu là, kiểm sát về trình tự, thủ tục Tòa án ra quyết định, gửi quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù theo quy định của pháp luật.
Căn cứ khoản 3 Điều 38 LTHAHS, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tòa án mở phiên họp để xét, quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù cho phạm nhân. VKS kiểm sát việc Tòa án gửi quyết định về việc giảm thời hạn chấp hành án phạt tù theo quy định tại khoản 4 Điều 38 LTHAHS bảo đảm đúng thời hạn, đối tượng. Sau khi nhận quyết định về việc giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, kiểm sát viên phải đối chiếu với kết quả phiên họp để bảo đảm đúng mức giảm và đối tượng, kịp thời phát hiện sai sót.
Bảy là, kiểm sát việc tổ chức công bố quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù tại cơ sở giam giữ phạm nhân.
VKS kiểm sát việc tổ chức công bố quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù theo quy định của pháp luật bảo đảm việc công bố thực hiện kịp thời, đúng đối tượng, mức giảm đã được xét. Kết thúc mỗi đợt xét giảm, VKSND cấp tỉnh phải báo cáo kết quả xét giảm về VKSND tối cao Vụ 8 theo quy định của Ngành.
Đối với VKSND cấp tỉnh nơi phạm nhân đang chấp hành án, VKSND tối cao có quyền kiểm sát quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù của Tòa án theo quy định của pháp luật; Khi phát hiện trường hợp người đã có quyết định giảm hết thời hạn chấp hành án phạt tù còn lại mà đang bị giam, giữ, VKS ra quyết định trả tự do ngay cho họ theo quy định tại Điều 45 Quy chế 501. Đồng thời báo cáo về VKSND tối cao để quản lý, chỉ đạo thống nhất.
Tám là, thực hiện thẩm quyền kháng nghị đối với quyết định của Tòa án về giảm thời hạn chấp hành án phạt tù. Khi phát hiện Quyết định của Tòa án về giảm thời hạn chấp hành án phạt tù có vi phạm nghiêm trọng như không đúng đối tượng, điều kiện, mức giảm thì VKS có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm để yêu cầu Tòa án cấp trên trực tiếp xem xét lại. Trình tự, thủ tục giải quyết kháng nghị thực hiện theo BLTTHS.
Về thẩm quyền kháng nghị phúc thẩm đối với quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù thực hiện theo quy định tại Điều 336 BLTTHS. Về thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là bảy ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là mười lăm ngày, kể từ ngày Tòa án ra quyết định. Việc phúc thẩm quyết định của Tòa án về giảm thời hạn chấp hành án phạt tù được thực hiện theo quy định của BLTTHS.
Phát hiện quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù đã có hiệu lực, vi phạm về trình tự thủ tục, không đủ điều kiện tiêu chuẩn hoặc áp dụng sai lầm pháp luật theo quy định tại Điều 371 BLTTHS hoặc phát hiện tình tiết mới theo quy định tại Điều 398 BLTTHS, VKSND có thẩm quyền thực hiện thủ tục kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của BLTTHS.
Chín là, tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo về giảm thời hạn chấp hành án phạt tù. Theo quy định tại Khoản 8 Điều 178 LTHAHS thì Viện trưởng VKS có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái pháp luật trong quản lý, giáo dục phạm nhân của người được giao quản lý, giáo dục phạm nhân; Điểm h, khoản 1 Điều 192 LTHAHS quy định việc giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý, giáo dục phạm nhân của người được giao quản lý, giáo dục phạm nhân.
Để phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan, ngày 08/5/2014 Liên ngành Trung ương đã ban hành Hướng dẫn số 24/HD- VKSTC-TATC- BCA- BTP-BQP về phân loại danh mục đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp, theo đó VKS có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực hiện thủ tục giảm thời hạn chấp hành án phạt tù khi Trại giam không thực hiện đúng quy định trong việc đề nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét, quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân theo quy định của pháp luật. Do vậy, khi tiếp nhận được đơn khiếu nại, tố cáo về các hành vi xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù của người được giao quản lý, giáo dục phạm nhân… thì VKS có thẩm quyền xem xét thụ lý, giải quyết.