Quy định về việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lao động. Khám sức khỏe định kỳ hàng năm và khám chuyên khoa phụ sản? Có thể tổ chức khám sức khỏe người lao động bù cho năm trước không? Khám sức khỏe định kỳ mấy lần một năm? Ai chi trả chi phí? Người lao động không đi khám sức khỏe doanh nghiệp có bị xử phạt không? Quy định về khám sức khỏe định kỳ cho người lao động?
Mục lục bài viết
- 1 1. Quy định về việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lao động. Khám sức khỏe định kỳ hàng năm và khám chuyên khoa phụ sản?
- 2 2. Có thể tổ chức khám sức khỏe người lao động bù cho năm trước không?
- 3 3. Khám sức khỏe định kỳ mấy lần một năm? Ai chi trả chi phí?
- 4 4. Người lao động không đi khám sức khỏe doanh nghiệp có bị xử phạt không?
- 5 5. Quy định về khám sức khỏe định kỳ cho người lao động
1. Quy định về việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lao động. Khám sức khỏe định kỳ hàng năm và khám chuyên khoa phụ sản?
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 21 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định về việc khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động như sau:
“1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
2. Khi khám sức khỏe theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
3. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.
4. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật.
5. Người sử dụng lao động đưa người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện chuyên môn kỹ thuật để điều trị theo phác đồ điều trị bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
6. Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ.“
Như vậy, căn cứ theo quy định của Luật an toàn vệ sinh lao động thì hàng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, riêng đối với lao động nữ thì khi kiểm tra sức khỏe phải được khám chuyên khoa phụ sản.
Vì vậy, với lao động nữ khi khám sức khỏe định kỳ hằng năm lao động nữ sẽ được khám chuyên khoa phụ sản.
Trường hợp lao động nữ làm công việc nặng nhọc, độc hại, hoặc là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi phải được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần, trong các lần khám vẫn phải bảo đảm có khám chuyên khoa phụ sản cho lao động nữ.
2. Có thể tổ chức khám sức khỏe người lao động bù cho năm trước không?
Tóm tắt câu hỏi:
Kính chào Ban Tư Vấn! Em là Huê, hiện nay đang làm nhân viên hành chính nhân sự cho một công ty sản xuất phụ tùng ô tô và vỏ sạc điện thoại. Hàng năm công ty đều tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động. Nhưng năm 2020 bên em không tổ chức khám được vì một số nguyên nhân. Liệu đến năm 2021 bên em tổ chức khám 2 lần để khám bù 1 lần khám cho 2020 được không?. Mong Ban Luật Sư tư vấn giúp em. Em xin chân thành cảm ơn! Kính chúc sức khỏe và thành công!
Luật sư tư vấn:
Tổ chức khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho người lao động là trách nhiệm của người sử dụng lao động. Do đó, theo như bạn trình bày, vì một số nguyên nhân mà công ty bạn không thể tổ chức khám sức khỏe định kỳ như kế hoạch là công ty bạn đã có hành vi vi phạm pháp luật. Trường hợp này, công ty bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định 28/2020/NĐ-CP như sau:
“Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động, trừ trường hợp người sử dụng lao động đã tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động nhưng người lao động không muốn khám”.
Như vậy, công ty bạn không thể tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động 2 lần trong năm 2021 để bù cho năm 2020. Việc công ty không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động trong năm 2020 của công ty bạn đã vi phạm pháp luật. Sẽ bị xử lý vi phạm để chấm dứt hành vi này.
3. Khám sức khỏe định kỳ mấy lần một năm? Ai chi trả chi phí?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là giáo viên, trường tôi 2 năm nay không tổ chức khám sức khỏe cho giáo viên, vậy các luật sư cho tôi biết Bộ luật lao động quy định thế nào về khám sức khỏe định kì đối với giáo viên. Đối với giáo dục, khám sức khỏe định kì mấy lần/năm? Kinh phí do bên nào phải chịu? Xin cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Hiện nay bạn là giáo viên tức viên chức thì bạn cũng là người lao động, theo quy định tại Luật vệ sinh an toàn lao động năm 2015 về khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động như sau:
“1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
2. Khi khám sức khỏe theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
3. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.
4. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật.
5. Người sử dụng lao động đưa người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện chuyên môn kỹ thuật để điều trị theo phác đồ điều trị bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
6. Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ”.
Như vậy, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động ít nhất một năm một lần, tức phía bên trường học nơi bạn làm việc sẽ phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho giáo viên ít nhất 1 lần/năm.
Về chi phí cho hoạt động khám sức khỏe sẽ được hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ.
4. Người lao động không đi khám sức khỏe doanh nghiệp có bị xử phạt không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin luật sư vui lòng cho tôi hỏi: Công ty chúng tôi là công ty tư nhân, chấp hành tốt chủ trương của nhà nước,công ty có tổ chức ký hợp đồng với đơn vị y tế có chức năng khám sức khỏe cho công nhân viên lao động theo đúng quy định của nhà nước. Phần lớn chấp hành đi khám, nhưng cũng có một số không đi mặc dù đã được nhắc nhở. Xin hỏi như vậy công ty tôi có bị phạt không? Và những người không đi khám nếu bị bệnh nghề nghiệp sau này trách nhiệm thuộc về chính họ không? Xin luật sư tư vấn dùm chúng tôi, thay mặt cty xin cảm ơn quý luật sư thật nhiều?
Luật sư tư vấn:
– Căn cứ Điều 21 Luật an toàn vệ sinh lao động quy định về khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động như sau:
“1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
2. Khi khám sức khỏe theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
3. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.
4. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật.
5. Người sử dụng lao động đưa người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện chuyên môn kỹ thuật để điều trị theo phác đồ điều trị bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
6. Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ”.
Như vậy, người sử dụng lao động có nghĩa vụ tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động hàng năm theo quy định nêu trên. Đối với người lao động, khám sức khoẻ định kỳ là quyền lợi của người lao động mà người sử dụng lao động phải thực hiện, đồng thời người lao động có nghĩa vụ chấp hành các quy định, nội quy về an toàn lao động theo quy định tại Điều 132 Bộ luật lao động năm 2019:
Người sử dụng lao động, người lao động và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lao động, sản xuất, kinh doanh phải thực hiện quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
Tuy nhiên, pháp luật về lao động không có quy định xử phạt khi người lao động không thực hiện quyền được khám sức khoẻ định kỳ, tuy nhiên nếu công ty có nội quy, quy chế xử phạt về vấn đề này thì người lao động phải chấp hành theo nội quy, quy chế của công ty.
– Căn cứ khoản 9 Điều 3 Luật an toàn vệ sinh lao động quy định về bệnh nghề nghiệp như sau:
“Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động“.
– Căn cứ 21 Luật an toàn vệ sinh lao động quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động như sau:
“3. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.
4. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật.
5. Người sử dụng lao động đưa người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện chuyên môn kỹ thuật để điều trị theo phác đồ điều trị bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
6. Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ”.
Theo quy định nêu trên, khi người lao động bị bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao động phát sinh trách nhiệm theo quy định của pháp luật về lao động bởi bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động. Do đó những người không đi khám nếu bị bệnh nghề nghiệp thì Công ty vẫn phải thực hiện trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật.
5. Quy định về khám sức khỏe định kỳ cho người lao động
Tóm tắt câu hỏi:
Anh chị cho em hỏi: thời điểm nào doanh nghiệp phải khám sức khỏe định kỳ cho người lao động? Nhà máy em thành lập từ 09/2016, vậy thời điểm nào nhà máy em bắt buộc phải khám sức khỏe cho người lao động! Em cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm vệ sinh an tòa lao động, chăm sóc sức khỏe, khám, phát hiện các bệnh nghề nghiệp, thực hiện đầy đủ các chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bện nghề nghiệp đối với người lao động.
Điều 21
Riêng đối với các trường hợp sau phải khám sức khỏe ít nhất 06 tháng/lần:
+ Người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
+ Người lao động là người khuyết tật
+ Người lao động là người chưa thành niên
+ Người lao động là người cao tuổi
Đối với việc khám sức khỏe cho lao động nữ thì phải tổ chức khám chuyên khoa phụ sản.
Luật sư tư vấn về khám sức khỏe định kỳ cho người lao động:1900.6568
Đối với người lao động làm việc trong môi trường có nhiều tiếp xúc với yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp thì phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
Như vậy, đối với doanh nghiệp, sử dụng người lao động thông thường, ít nhất cũng phải bảo đảm khám sức khỏe cho người lao động thông thường định kỳ 01 lần/năm, việc quy định về thời gian khám sức khỏe định kỳ hàng năm, miễn bảo đảm trong năm phải được khám sức khỏe một lần.
Như vậy, trường hợp đơn vị bạn thành lập tháng 9/2016, về thời điểm khám sức khỏe định kỳ hằng năm sẽ do đơn vị bạn ấn định, bảo đảm trong năm phải được khám sức khỏe theo quy định. Nếu không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động có thể bị xử phạt theo quy định tại Điều 21 Nghị định 28/2020/NĐ-CP.