Quy định về việc giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản? Trình tự thủ tục để giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản?
Nuôi trồng thủy sản là một hoạt động rất được sự quan tâm của người dân nhất là những cư dân vùng biển vì nó có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng đối với cả nguồn lợi thu được từ việc nuôi trồng thủy sản và cũng giải quyết được số lượng lớn việc làm cho người dân để tạo ra thu nhập. Hiện nay thì nhà nước đang có các chính sách và kế hoạch để giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản cho các cá nhân tổ chức thực hiện để phát triển kinh tế và phát triển ngành thủy sản của nước nhà.
Vậy cụ thể hơn để biết pháp luật quy định về việc giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản như thế nào và các thủ tục giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản được tiến hành ra sao? Hãy theo dõi ngay dưới đây để biết thêm các thông tin chi tiết nhé.
Cơ sở pháp lý:
Nghị định Số: 11/2021/NĐ-CP quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức cá nhân khai thác và sử dụng tài nguyên biển.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Quy định về việc giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản:
Căn cứ theo quy định tại điều 4. Nguyên tắc giao khu vực biển Nghị định Số: 11/2021/NĐ-CP quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức cá nhân khai thác và sử dụng tài nguyên biển quy định như sau:
1. Đảm bảo quốc phòng, an ninh, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, lợi ích quốc gia trên biển và phù hợp với các điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên.
2. Đảm bảo phù hợp với quy luật tự nhiên và chức năng sử dụng của khu vực biển theo phương thức quản lý tổng hợp tài nguyên biển dựa trên tiếp cận hệ sinh thái; đáp ứng yêu cầu khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học biển và hải đảo, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
3. Đảm bảo phù hợp với Quy hoạch không gian biển quốc gia; Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ.
4. Đảm bảo lợi ích của tổ chức, cá nhân được tiến hành hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển hợp pháp; bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển.
5. Trong một vùng biển có thể giao cho một hoặc nhiều tổ chức, cá nhân thực hiện một hoặc nhiều mục đích sử dụng nhưng không được mâu thuẫn với các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác đang được phép tiến hành.
Như trên đây là quy định về các nguyên tắc cụ thể buộc phải thực hiện trong quá trình giao biển để thực hiện hoạt động nuôi trồng thủy sản, ngoài ra để thực hiện đúng theo nguyên tắc các tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản trên biển phải lập dự án nuôi trồng thủy sản và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép nuôi trồng thủy sản theo đúng quy định, trừ trường hợp được xác định là cá nhân Việt Nam có hồ sơ đăng ký khi cá nhân đó phải chuyển đổi từ nghề khai thác ven bờ sang nuôi trồng thủy sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay trong các trường hợp mà cá nhận đó có hộ khẩu thường trú trên địa bàn mà nguồn sống chủ yếu dựa vào thu nhập từ nuôi trồng thủy sản được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú xác nhận và phạm khu vực biển để nuôi trồng thủy sản.
Dựa theo các nguyên tắc như trên ta thấy pháp luật quy định các nguyên tắc thực hiện hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của nhân dân đối với việc giao biển nuôi trồng thủy sản và đảm bảo sử dụng đúng mục đích theo nguyên tắc nêu trên là vấn đề cần thiết. Theo đó nên khi tiến hành giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản phải căn cứ quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch tỉnh và quy định của pháp luật về biển, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Như vậy ta thấy với việc giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản bao gồm giao khu vực biển không thu tiền sử dụng và giao khu vực biển có thu tiền sử dụng để nuôi trồng thủy sản.
2. Trình tự và thủ tục tiến hành giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản:
3.1. Trình tự thực hiện:
– Bước 1 nộp hồ sơ: Cá nhân Việt Nam đề nghị giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả huyện Cần Giờ.
– Bước 2 kiểm tra hồ sơ: Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra thành phần, nội dung của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ theo đúng quy định thì ban hành phiếu tiếp nhận và hẹn giải quyết hồ sơ được lập theo Mẫu số 10 Nghị định số 11/2021/NĐ-CP. Trường hợp hồ sơ chưa đúng quy định, Phòng Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn một lần bằng văn bản cho cá nhân Việt Nam để bổ sung, hoàn thiện.
– Bước 3 thẩm định hồ sơ: Phòng Tài nguyên và Môi trường chủ trì thẩm định hồ sơ. Trường hợp cần thiết, gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan, tổ chức kiểm tra thực địa.
– Bước 4 trình, ban hành kết quả giải quyết thủ tục hành chính:
Phòng Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, ra quyết định giao khu vực biển. Trong trường hợp không ra quyết định thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Bước 5 thông báo và trả kết quả hồ sơ: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (Phòng Tài nguyên và Môi trường) thông báo cho cá nhân Việt Nam để nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ liên quan.
3.2. Cách thức thực hiện:
– Cách thức nộp hồ sơ: Cá nhân Việt Nam nộp hồ sơ trực tiếp, nộp hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
– Cách thức nhận kết quả giải quyết hồ sơ: nhận trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc bằng hồ sơ, tài liệu điện tử cho cá nhân Việt Nam.
– Địa điểm thực hiện: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả huyện Cần Giờ
3.3 Thành phần, số lượng hồ sơ
– Hồ sơ đề nghị giao khu vực biển của cá nhân Việt Nam để nuôi trồng thủy sản theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 44 Luật Thủy sản bao gồm:
– Bản chính Đơn đề nghị giao khu vực biển được lập theo Mẫu số 01 của Nghị định số 11/2021/NĐ-CP;
– Bản sao một trong các giấy tờ sau: sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc mã số định danh cá nhân;
– Bản sao văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép cá nhân
Việt Nam chuyển đổi từ nghề khai thác ven bờ sang nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật về thủy sản hoặc giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc cá nhân Việt Nam thường trú trên địa bàn mà nguồn sống chủ yếu dựa vào thu nhập từ nuôi trồng thủy sản.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
3.4. Thời hạn giải quyết:
– Thời hạn kiểm tra hồ sơ: Ba (03) ngày làm việc.
– Thời hạn thẩm định: Ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
– Thời gian lấy ý kiến: Mười lăm (15) ngày làm việc (kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến).
– Thời gian kiểm tra thực địa: Mười (10) ngày làm việc. (Thời gian lấy ý kiến và tổ chức kiểm tra thực địa không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ)
– Trình và giải quyết hồ hơ:
+ Thời hạn trình hồ sơ: không quá ba (03) ngày làm việc.
+ Thời hạn xem xét, giải quyết hồ sơ: không quá năm (05) ngày làm việc.
– Thời hạn
Thời hạn giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản không quá 30 năm, được tính từ ngày quyết định giao khu vực biển có hiệu lực. Khi hết thời hạn giao, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp tục sử dụng khu vực biển đã được giao để nuôi trồng thủy sản được Nhà nước xem xét gia hạn, có thể gia hạn nhiều lần nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 20 năm. Thời hạn giao khu vực biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ nuôi trồng thủy sản không quá thời hạn nhiệm vụ khoa học và công nghệ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Cá nhân Việt Nam chuyển đổi từ nghề khai thác ven bờ sang nuôi trồng thủy sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc thường trú trên địa bàn mà nguồn sống chủ yếu dựa vào thu nhập từ nuôi trồng thủy sản được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú xác nhận
3.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ.
– Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cần Giờ.
– Cơ quan phối hợp: Trường hợp cần thiết, Phòng Tài nguyên và Môi trường gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan.
3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Quyết định giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản theo Mẫu 06 Phụ lục của Nghị định số 11/2021/NĐ- CP hoặc trường hợp không ra quyết định phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
3.8. Phí, lệ phí:
Không có.