Hệ thống pháp luật nước ta quy định về việc đặt tên họ cho con có nội dung như thế nào? Trường hợp cha mẹ muốn đặt tên cho con bằng tên nước ngoài thì cần phải đáp ứng các điều kiện gì?
Trên thực tế, đối với mỗi đứa trẻ khi sinh ra đề được nhà nước trao những quyền và nghĩa vụ theo như quy định của pháp luật hiện hành. Trong đó, những quyên cơ bản bao gồm: quyền được sống, quyền bình dẳng, quyền được khai sinh,…. Do vậy, khi thực hiện việc khai sinh cho trẻ thì cha mẹ có quyền đặt tên họ cho con của mình dựa trên sở thích, hay xem phong thủy, cái tên được đặt đó có hợp mệnh hay không hợp mệnh và rất nhiều các quan niệm dân gian khác nữa, những bên cạnh đó thì cha, mẹ của đứa trẻ đó khi thực hiện việc đặt tên cho con thì cần phải tuân thủ tuyệt đối các quy định về việc đặt tên họ cho con tại Việt Nam được quy định trong
Mục lục bài viết
1. Quy định về việc đặt tên họ cho con mới nhất tại Việt Nam:
Trên cơ sở quy định tại Điều 26
“Điều 26: Quyền có họ, tên
1. Cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có). Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó.
2. Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ.
…..
3. Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.
Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.
….”
Từ quy định vừa được nêu ra có thể thấy rằng pháp luật của Việt Nam đã đưa ra các quy định rất rõ về vấn đề đặt tên co con khi đứa trẻ đó mới được sinh ra. Đông thời thì theo như quy định tại Điều này thì việc các bậc cha mẹ hoặc những người đại diện theo pháp luật thực hiện việc dặt tên cho con dựa theo như quy định của pháp luật hiện hành và luôn phải chú ý đến việc
Bên cạnh đó, ngoài sự quy định về vấn đề đặt tên cho con tại Bộ luật dân sự 2015 thì theo như quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP quy định nội dung đăng ký khai sinh như sau:
“Điều 4: Xác định nội dung đăng ký khai sinh, khai tử
1. Nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:
a) Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán;
…”
Do đó, có thể thấy rằng, việc đặt tên chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ những cũng phải dự trên các quy định của pháp luật dân sự và không được phép làm trái với các quy định củ pháp luật hiện hành
Đồng thời, theo như quy định tại Điều 6 Thông tư 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 có hiệu lực thi hành ngày 16/7/2020 quy định về nội dung khai sinh thì: nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật hộ tịch, khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và hướng dẫn sau đây:
“1. Việc xác định họ, dân tộc, đặt tên cho trẻ em phải phù hợp với pháp luật và yêu cầu giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam; không đặt tên quá dài, khó sử dụng.
2. Trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được về họ, dân tộc, quê quán của con khi đăng ký khai sinh thì họ, dân tộc, quê quán của con được xác định theo tập quán nhưng phải bảo đảm theo họ, dân tộc, quê quán của cha hoặc mẹ”.
Như vậy, việc đặt tên cho con phải tuân thủ các quy định của pháp luật như: Tên của con phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là số. Ngoài ra, việc đặt tên cho con của bạn phải đảm bảo không xâm phạm đến các quyền, lợi ích hợp pháp của người khác và không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự. Nếu việc đặt tên cho con của gia đình bạn đảm bảo được các điều kiện trên thì sẽ là hợp pháp.
2. Điều kiện đặt tên cho con bằng tiếng nước ngoài mới nhất tại Việt Nam:
Hiện nay, xu hướng xính ngoài đang dần dần đi vào tư tưởng của các bậc làm cha, làm mẹ. Chính vì tư tưởng này mà đã có rất nhiều bậc cha mẹ đã mong muốn và quyết định đặt tên cho con mình bằng tiếng nước ngoài. Việc đặt tên bằng tiếng nước ngoài theo quan điểm của cha mẹ là do xu hướng muốn đặt tên con mình bằng tiếng nước ngoài cho tây, nghe nổi bật hơn, thể hiện sự đẳng cấp bằng việc đặt tên con này. Tuy nhiên, Theo như quy định về việc đặt tên, họ cho con như đã được nêu ra ở mục 1 thì tác giả cũng đã nhắc đến các quy định về việc đặt tên, họ cho con như thế nào là đúng với các quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành nước ta cũng có quy định về việc đặt tên con bằng tiếng nước ngoài nhưng phải tuân thủ theo các điều kiện được quy định tại
Dựa theo căn cứ theo Khoản 3 Điều 26 Bộ luật dân sự 2015 thì: “Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ”. Từ quy định này của pháp luật có thể nhận thấy việc đặt tên, họ cho con phải được cha mạ thực hiện bằng tiếng việt hoặc tiếng dân tộ mà cha mẹ là người thuộc dân tộc đó. Không những thế mà việc đặt tên cho con phải được viết bằng các chữ cái trang bảng chữ cái và đặc biệt là cha mẹ của trẻ không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ
Như vậy, tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam. Ngoài ra việc cha mẹ muốn đặt tên con bằng tiếng nước ngoài thì cần thỏa mãn các điều kiện về quốc tịch. Bởi vì, theo quy định tại Điều 16
Do đó, theo như quy định vừa được nêu ra thì đối với con được cha mẹ sinh tại Việt Nam. Trong đó, có mẹ là công dân Việt Nam và cha là người nước ngoài. Do đó, cha mệ của đứa trẻ phải thỏa thuận về việc lựa chọn quốc tịch cho con. Trường hợp không thỏa thuận được về việc lựa chọn quốc tịch cho con thì đứa trẻ vẫn có quốc tịch Việt Nam. Khi đó, việc đặt tên cho con sẽ theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, tức tên phải bằng tiếng Việt, cha mẹ không được đặt tên cho con có tên đệm là tiếng nước ngoài.
Nêu cha mẹ muốn đặt tên con mình bằng tiếng nước ngoài thì cần phải thực hiện việc thỏa thuận về việc lựa chọn cho con của mình là quốc tịch nước ngoài. Đồng thời việc thỏa thuận của cha mẹ về việc chọn quốc tịch cho con thì cần lập
Như vậy, theo như quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì sau khi cha mẹ đã thỏa thuận xong việc lựa chọn quốc tịch của con thì đứa trẻ sinh ra đó sẽ có quốc tịch của mình theo như sự lựa chọn quốc tịch của cha mẹ. Kể từ khi đó đứa trẻ được chọn quốc tịch nước ngoài thì mang quốc tịch nước ngoài. Chính vì vậy mà việc cha mẹ đặt tên cho con cũng không cần phải tuân thủ theo các quy định về việc tên của con là tên của công dân Việt Nam, do đó cha mẹ có thể đặt tên cho con bằng tiếng nước ngoài.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật dân sự 2015
– Luật Hộ tịch 2014
– Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch
– Thông tư 04/2020/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành