Quy định về tài sản trong pháp luật dân sự? Quy định về việc bảo quản tài sản thi hành án?
Hiện nay, trong quá trình thi hành án dân sự, việc bảo quản tài sản thi hành án có những vai trò rất quan trọng nhằm để tài sản giữ được giá trị của nó, từ đó tránh việc mất mát, hư hỏng. Việc bảo quản tài sản thi hành án dân sự đã đảm bảo được quyền lợi của các chủ thể là người được thi hành án cũng như người phải thi hành án. Chính vì vậy mà pháp luật hiện hành đã ban hành các quy định cụ thể về vấn đề này. Vậy, tài sản thi hành án dân sự là gì và được bảo quản như thế nào? Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về việc bảo quản tài sản thi hành án dân sự.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Quy định về tài sản trong pháp luật dân sự:
Theo Điều 105
Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
– Thứ nhất: Vật.
Vật được hiểu là đối tượng của thế giới vật chất theo nghĩa rộng bao gồm cả động vật, thực vật, vật với ý nghĩa vật lý ở mọi trạng thái như rắn, lỏng, khí.
Vật là một bộ phận của thế giới vật chất và được sinh ra để đáp ứng được một nhu cầu nào đó của con người. Tuy nhiên, không phải bất cứ một bộ phận nào của thế giới vật chất đều được coi là vật. Chính bởi vì thế có những bộ phận của thế giới vật chất ở dạng này thì được coi là vật nhưng ở dạng khác lại không được coi là vật.
Vật được pháp luật dân sự quy định là một loại tài sản. Trên thực tế, vật không chỉ là những vật tồn tại hiện hữu mà còn bao gồm cả những vật chắc chắn sẽ có trong tương lai. Theo Điều 175
– Thứ hai: Tiền.
Tiền đã rất quen thuộc đối với mỗi chúng ta và là một loại tài sản đặc biệt, có chức năng trao đổi ngang giá với những loại tài sản khác. Tiền do Ngân hàng Nhà nước độc quyền phát hành và được hiểu là Việt Nam đồng. Giá trị của tiền được thể hiện ở mệnh giá trên chính mỗi đồng tiền. Tiền giữ chủ quyền quốc gia, có giá trị sử dụng ổn định và được sử dụng rộng rãi trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Bên cạnh chức năng trao đổi, tiền còn có chức năng dự trữ và thanh toán trên thị trường trong cũng như ngoài nước.
– Thứ ba: Giấy tờ có giá.
Giấy tờ có giá được hiểu là những giấy tờ trị giá được thành tiền và có thể chuyển giao được trong giao dịch dân sự. Bộ luật dân sự năm 2015 ra đời không đưa ra bất cứ một quy phạm pháp luật quy định về giấy tờ có giá mà quy định về loại tài sản này nằm rải rác trong các văn bản pháp luật có liên quan.
– Thứ tư: Quyền tài sản.
Quyền tài sản được quy định cụ thể trong Bộ luật dân sự năm 2015. Và được quy định cụ thể tại Điều 115 Bộ luật dân sự năm 2015 theo đó quyền tài sản được hiểu là quyền có thể trị giá được thành tiền, và chuyển giao được trong giao dịch dân sự. Quyền tài sản bao gồm quyền đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất, hoặc một số quyền tài sản khác như: quyền đòi nợ, quyền yêu cầu chi trả khoản tiền bảo hiểm phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm và các quyền khác.
– Thứ năm: Bất động sản và động sản.
Theo Điều 107 Bộ luật dân sự năm 2015 đưa ra quy định về bất động sản và động sản.
Bất động sản thường được hiểu là những tài sản mà về đặc tính vật lý là không thể di dời, hoặc gắn liền với những tài sản có tính chất không thể di dời, bao gồm các loại tài sản như là: đất đai; nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; một số tài sản khác theo quy định của pháp luật.
Pháp luật dân sự cũng quy định động sản là những tài sản không phải bất động sản.
Việc xác định một tài sản là động sản hay bất động sản chỉ mang tính chất tương đối, gắn với một khoảng thời gian và không gian xác định.
2. Quy định về việc bảo quản tài sản thi hành án:
Để đảm bảo hiệu quả của việc bảo quản tài sản thi hành án, luật quy định hình thức, nguyên tắc bảo quản tài sản thi hành án tại Điều 58
“1. Việc bảo quản tài sản thi hành án được thực hiện bằng một trong các hình thức sau đây:
a) Giao cho người phải thi hành án, người thân thích của người phải thi hành án theo quy định tại khoản 2 Điều 40 của Luật này hoặc người đang sử dụng, bảo quản;
b) Cá nhân, tổ chức có điều kiện bảo quản;
c) Bảo quản tại kho của cơ quan thi hành án dân sự.
2. Tài sản là kim khí quý, đá quý, tiền hoặc giấy tờ có giá được bảo quản tại Kho bạc nhà nước.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì việc bảo quản tài sản thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 58 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 được sửa đổi, bổ sung 2014. Theo đó việc bảo quản tài sản thi hành án được thực hiện bằng một trong các hình thức sau đây: Giao cho người phải thi hành án, người thân thích của người phải thi hành án có đủ năng lực hành vi dân sự cùng cư trú với người đó, bao gồm vợ hoặc chồng, con, ông, bà, cha, mẹ, bác, chú, cô, cậu, dì, anh, chị, em của của người phải thi hành án hoặc người đang sử dụng, bảo quản; Cá nhân, tổ chức có điều kiện bảo quản hoặc bảo quản tại kho của cơ quan thi hành án dân sự. Tài sản là kim khí quý, đá quý, tiền hoặc giấy tờ có giá được bảo quản tại Kho bạc nhà nước.
Đối với trường hợp tài sản được giao cho các cá nhân, tổ chức có điều kiện bảo quản theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 58 Luật thi hành án dân sự năm 2008 được sửa đổi, bổ sung 2014 thì các chủ thể là người được giao bảo quản tài sản được trả thù lao và được thanh toán chi phí bảo quản tài sản đó. Thù lao và chi phí bào quản tài sản do các chủ thể là người phải thi hành án chịu, trừ trường hợp pháp luật liên quan có các quy định khác.
Cũng theo quy định của Luật thi hành án dân sự năm 2008 được sửa đổi, bổ sung 2014, các chủ thể là người được giao bảo quản tài sản sẽ có trách nhiệm bảo quản tài sản, không để thất lạc, mất mát hoặc hư hỏng và chỉ được khai thác, sử dụng tài sản trong trường hợp được cơ quan thi hành án dân sự cho phép theo quy định của pháp luật hiện hành.
Trong trường hợp các chủ thể là người được giao bảo quản tài sản có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về việc bảo quản tài sản thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, xử lí kỉ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, đối với trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Cần lưu ý đối với việc giao bảo quản tài sản phải được lập biên bản ghi rõ loại tài sản, tình trạng tài sản, giờ, ngày, tháng, năm giao; họ, tên Chấp hành viên, đương sự, người được giao bảo quản, người làm chứng, nếu có; quyền, nghĩa vụ của người được giao bảo quản tài sản và có chữ ký của các bên. Trong trường hợp có người từ chối ký vào biên bản thì phải ghi vào biên bản và nêu rõ lý do. Hiện nay, mẫu biên bản về việc giao bảo quản tài sản là mẫu số D44 -THADS ban hành theo Thông tư số 01/2016/TT-BTP của Bộ Tư pháp.
Biên bản giao bảo quản tài sản sau khi được lập sẽ được giao cho đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người được giao bảo quản tài sản hoặc người đang sử dụng, bảo quản tài sản và lưu hồ sơ thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật hiện hành.
Theo Điều 12 Thông tư số 01/2016/TT-BTP của Bộ Tư pháp cũng đưa ra quy định về bảo quản vật chứng, tài sản như sau:
– Các vật chứng, tài sản tạm giữ phải được bảo quản theo quy định của pháp luật và sẽ có sổ ghi chép rõ ràng, đầy đủ.
Vật chứng, tài sản được tạm giữ để trong kho sẽ phải sắp xếp gọn gàng, khoa học, có dán nhãn, ghi rõ tên của vụ án và họ tên của chủ sở hữu tài sản (nếu có) gắn vào từng loại tài sản.
Việc bảo quản vật chứng, tài sản tạm giữ cần phải đảm bảo không bị nhầm lẫn, mất mát, hư hỏng, giảm hoặc mất giá trị sử dụng, giá trị chứng minh hoặc gây ô nhiễm môi trường, gây nguy hại cho tài sản của Nhà nước, tổ chức, cá nhân và tính mạng, sức khỏe của con người.
– Trong trường hợp số lượng vật chứng, tài sản quá lớn, không thể bố trí bảo quản tại cơ quan thi hành án dân sự thì tùy từng trường hợp cụ thể, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thể thuê cơ quan, đơn vị có điều kiện bảo quản.
– Đối với việc bảo quản vật chứng là tiền, giấy tờ có giá, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, động vật, thực vật và các vật chứng khác liên quan đến lĩnh vực y tế cần có điều kiện bảo quản đặc biệt thì việc bảo quản đối với các loại tài sản này sẽ được thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 70/2013/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý kho vật chứng.
Các chủ thể là người được giao trách nhiệm bảo quản vật chứng, tài sản hoặc các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác khi phát hiện vật chứng, tài sản bị mất mát, hư hỏng hoặc thay đổi hiện trạng niêm phong phải kịp thời báo cáo Thủ trưởng cơ quan thi hành án để nhanh chóng có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
– Thủ kho sẽ chỉ được nhập, xuất vật chứng, tài sản khi có lệnh của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự hoặc của người được Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ủy quyền.
– Định kỳ hàng quý, sáu tháng và theo năm, cơ quan thi hành án dân sự phải thực hiện chế độ kiểm kê kho bảo quản vật chứng, tài sản theo đúng quy định.
Như vậy, pháp luật hiện hành đã đưa ra các quy định cụ thể về việc bảo quản tài sản thi hành án dân sự. Việc ban hành các quy định này đã góp phần quan trọng đảm bảo cho tài sản thi hành án dân sự được bảo quản, tránh thất lạc, mất mát hoặc hư hỏng. Từ đó đã góp phần quan trọng bảo vệ quyền cũng như lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong quá trình thi hành án dân sự.