Tìm hiểu về ủy quyền? Tìm hiểu về đại diện theo uỷ quyền? Một số quy định về đại diện theo ủy quyền? Có được ủy quyền một việc cho nhiều người cùng thực hiện không?
Trong cuộc sống hằng ngày, việc uỷ quyền chắc chắn đã không còn xa lạ đối với tất cả mọi người. Bởi vì tính chất tự nguyện thỏa thuận của chủ thể là các bên tham gia giao dịch, chế định ủy quyền đang trở nên rất quen thuộc trong đời sống con người. Thực tế thì chế định uỷ quyền đang bị lạm dụng rất nhiều và đem đến nhiều ảnh hưởng tới con người. Chính bởi vì thế mà pháp luật nước ta đã ban hành một số những quy định cụ thể về uỷ quyền. Chắc hẳn các vấn đề liên quan tới hoạt động uỷ quyền đang được rất nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu liệu có được ủy quyền một việc cho nhiều người cùng thực hiện không?
Căn cứ pháp lý:
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về ủy quyền:
Ủy quyền được hiểu cơ bản chính là việc một chủ thể giao cho một người khác thay mặt mình sử dụng quyền mà mình có được một cách hợp pháp. Quan hệ ủy quyền thông thường sẽ là những quan hệ giữa cá nhân với nhau mang tính chất tương trợ, giúp đỡ.
Ủy quyền cũng chính là một trong số các căn cứ làm phát sinh quan hệ giữa chủ thể là người đại diện và người được đại diện, đồng thời ủy quyền cũng là cơ sở để cho chủ thể là người ủy quyền có thể tiếp nhận các kết quả pháp lý do hoạt động ủy quyền mang lại.
Trên thực tế trong giai đoạn hiện nay, thực chất việc đại diện theo ủy quyền diễn ra rất phổ biến, các bên sẽ có thể thỏa thuận tiến hành giao dịch uỷ quyền bằng nhiều hình thức khác nhau, kể cả thực hiện uỷ quyền bằng miệng tuy nhiên đối với các trường hợp quy định việc ủy quyền phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo hình thức đó mới có giá trị.
2. Tìm hiểu về đại diện theo uỷ quyền:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 134
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 138 thì ta nhận thấy ủy quyền phải là việc chính chủ thể có quyền sẽ tự mình trao quyền cho một chủ thể khác (chủ thể đã đủ năng lực thực hiện) để nhằm mục đích có thể thay mình tham gia vào các giao dịch dân sự.
Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 về chủ thể dân sự của quan hệ đại diện theo ủy quyền là các cá nhân và pháp nhân. Cá nhân trong quan hệ đại diện theo ủy quyền phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Pháp nhân trong quan hệ đại diện theo ủy quyền thì phải có tư cách pháp nhân trong quá trình tham gia quan hệ ủy quyền. Những chủ thể khác cụ thể có thể kể đến như tổ chức không phải là pháp nhân thì các tổ chức này sẽ cần phải lựa chọn ra một cá nhân có đủ thẩm quyền để đại diện tổ chức đó tham gia vào quan hệ đại diện theo ủy quyền.
Như vậy, hiểu đơn giản thì đại diện theo ủy quyền thực chất chính là việc một cá nhân, pháp nhân (bên đại diện) nhân danh và vì lợi ích của một chủ thể là cá nhân, pháp nhân khác (bên được đại diện) tiến hành xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự thông qua việc được bên được đại diện trao quyền một cách hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Một số quy định về đại diện theo ủy quyền:
Các trường hợp đại diện theo ủy quyền được quy định tại Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:
– Trường hợp thứ nhất: Các chủ thể là những cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho các chủ thể là các cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
– Trường hợp thứ hai: Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử các chủ thể là cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
– Trường hợp thứ ba: Chủ thể là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.
Như vậy, các trường hợp được nêu trên là các trường hợp đại diện theo ủy quyền theo quy định của pháp luật hiện hành.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 144 Bộ luật Dân sự 2015 thì ta nhận thấy, phạm vi đại diện của người đại diện theo ủy quyền có nội dung như sau:
– Thẩm quyền của chủ thể là người đại diện bị giới hạn bởi nội dung ghi trong
– Thẩm quyền đại diện trên thực tế cũng sẽ tùy thuộc vào từng loại ủy quyền: ủy quyền một lần, ủy quyền riêng biệt hay ủy quyền chung. Ủy quyền một lần chỉ cho phép các chủ thể là người đại diện thực hiện một lần duy nhất và sau đó việc ủy quyền sẽ chấm dứt luôn.
Cần lưu ý nếu như người đại diện đã nhận được sự đồng ý của chủ thể là người được đại diện thì người đại diện sẽ có thể ủy quyền cho người khác.
Chấm dứt đại diện theo ủy quyền:
Đại diện theo ủy quyền như chúng ta đã phân tích cụ thể bên trên sẽ được xác lập theo sự thỏa thuận giữa các bên. Cũng chính do vậy việc chấm dứt đại diện phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí và sự định đoạt của các chủ thể và từ đó sẽ dẫn đến việc chấm dứt đó. Các trường hợp chấm dứt cụ thể như sau:
– Trường hợp thời hạn ủy quyền đã hết hoặc công việc đã hoàn thành
– Chấm dứt ủy quyền khi các chủ thể là những cá nhân ủy quyền hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân hủy bỏ việc ủy quyền hoặc người đại diện theo ủy quyền từ chối nhận ủy quyền.
– Đại diện theo ủy quyền còn chấm dứt khi các chủ thể là cá nhân được ủy quyền chết, pháp nhân chấm dứt hoặc do một trong số các quyết định của Tòa án về tuyên bố một người đã mất tích hoặc đã chết, mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Việc thực hiện uỷ quyền đang dần trở nên phổ biến và có những ý nghĩa quan trọng trong đời sống thực tế. Vì vậy việc ban hành các quy định về uỷ quyền là rất cần thiết. Mỗi cá nhân hay pháp nhân khi thực hiện uỷ quyền cần quan tâm đến các quy định của pháp luật hiện hành để việc uỷ quyền được diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và đúng quy định.
4. Có được ủy quyền một việc cho nhiều người cùng thực hiện không?
Điều 134 Bộ luật dân sự 2015 quy định về đại diện như sau: Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
Cá nhân, pháp nhân có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó.
Trường hợp pháp luật quy định thì người đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện.
Khoản 2 Điều 137 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“2. Một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật và mỗi người đại diện có quyền đại diện cho pháp nhân theo quy định tại Điều 140 và Điều 141 của Bộ luật này.”
Đồng thời, Bộ luật Dân sự 2015 không quy định cấm việc ủy quyền thực hiện cùng một công việc cho hai hay nhiều người do đó việc ủy quyền này là không trái pháp luật. Hai người được ủy quyền đại diện chỉ được thực hiện nhưng công việc theo ủy quyền được nêu trong văn bản ủy quyền.
Điều 142 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“2. Trường hợp giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện thì người không có quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch.
3. Người đã giao dịch với người không có quyền đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đã xác lập và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch hoặc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.”
Theo đó, khi hai hay nhiều người nhận ủy quyền đại diện thực hiện công việc của pháp nhân cũng đồng thời phát sinh quyền và nghĩa vụ của pháp nhân, trừ trường hợp thực hiện vượt quá ủy quyền mà pháp nhân được đại diện.
Như vậy việc ủy quyền công việc cho hai hay nhiều người trong cùng một hợp đồng là không trái quy định pháp luật, trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu việc ủy quyền này gây khó khăn đến quá trình thực hiện hợp đồng, thì bên có quyền sẽ có thể yêu cầu bên thực hiện uỷ quyền điều chỉnh sao cho phù hợp hoặc khởi kiện nếu có tranh chấp.