Quy định về tuyển dụng lao động của người sử dụng lao động. Nội dung quy chế tuyển dụng của doanh nghiệp. Trình tự, thủ tục tuyển dụng lao động theo quy định.
Mục lục
Việc tuyển dụng lao động được coi là tiền đề cho quá trình sử dụng lao động. Về phương diện pháp lý, tuyển dụng lao động được hiểu là hệ thống các quy định của pháp luật, là căn cứ cần thiết để các chủ thể thực hiện hành vi tuyển dụng lao động. Việc quy định về tuyển dụng lao động được thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ trình bày rõ nội dung trên
Căn cứ pháp lý:
Thông tư số 23/2014/TT-BLĐTBXH
Nội dung tư vấn:
1. Khái niệm về tuyển dụng lao động
Tuyển dụng lao động là một quá trình tuyển chọn và sử dụng lao động của các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các tổ chức và cá nhân do Nhà nước quy định, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của mình.
Hiện nay việc tuyển dụng lao động cũng được thể xác định là quyền của người sử dụng lao động. Theo quy định tại Điều 6 “Bộ luật lao động 2019”. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:
“a) Tuyển dụng, bố trí, điều hành lao động theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;
b) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
Xem thêm: Hợp đồng lao động là gì? Hợp đồng làm việc là gì? Quy định về hợp đồng lao động?
c) Yêu cầu tập thể lao động đối thoại, thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; trao đổi với công đoàn về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;
d) Đóng cửa tạm thời nơi làm việc.”
Quyền tuyển dụng lao động của người sử dụng lao động còn được quy định cụ thể tại Điều 11 “
“Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp cho thuê lại lao động để tuyển dụng lao động, có quyền tăng, giảm lao động phù hợp với nhu cầu sản xuất, kinh doanh”.
- Ý nghĩa của việc quy định chế độ pháp lý về tuyển dụng lao động
Thông qua công tác tuyển dụng lao động, Nhà nước quản lý được nguồn nhân lực, đảm bảo cho người lao động khả năng lựa chọn công việc phù hợp với trình độ chuyên môn và điều kiện hoàn cảnh, tạo điều kiện cho họ làm việc với năng suất cao.
Thông qua việc tuyển dụng lao động, đơn vị sử dụng lao động có thể chủ động tuyển chọn, sa thải, duy trì và phát triển lực lượng lao động cần thiết cho đơn vị mình, nhằm hoàn thành tốt mục tiêu, kế hoạch sản xuất, công tác đã đề ra.
Việc tuyển dụng lao động tạo điều kiện cho người lao động thực hiện quyền có việc làm và nghĩa vụ lao động của mình.
Tuyển dụng lao động là khâu đầu tiên rất cơ bản của quá trình tổ chức lao động. Các hoạt động phân tích, đánh giá, phân loại lao động, quy mô, cách thức phân bổ lao động để hoàn thành các mục tiêu, chức năng của đơn vị, yêu cầu quản lý …của những người sử dụng lao động chỉ có thể được thực hiện một cách thuận lợi và có hiệu quả khi thực hiện tốt các hoạt động tuyển dụng.
Xem thêm: Nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng tuyển dụng viên chức
Luật sư
2. Hình thức tuyển dụng lao động
Hiện nay thì hình thức tuyển dụng lao động có thể được thực thực hiện thông qua những cách thức sau:
– Người sử dụng lao động có thể trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp cho thuê lại lao động để thực hiện việc tuyển dụng lao động.
– Còn đối với người lao động có thể tìm kiếm việc làm thông qua làm việc trực tiếp với người sử dụng lao động hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm
3. Thủ tục tuyển dụng lao động
Theo quy định tại Nghị định số 03/2014/NĐ-CP và Thông tư số 23/2014/TT-BLĐTBXHthì thủ tục tuyển dụng lao động được quy định như sau:
Bước 1:
Trong ít nhất 5 ngày trước ngày nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển của người lao động, người sử dụng lao động hoặc trung tâm dịch vụ việc làm hoặc doanh nghiệp cho thuê lại lao động thông báo công khai về nhu cầu tuyển dụng người lao động. Nội dung thông báo công khai gồm: Nghề, công việc, trình độ chuyên môn, số lượng cần tuyển; Loại hợp đồng dự kiến giao kết; Mức lương dự kiến; Điều kiện làm việc cho từng vị trí công việc.
Xem thêm: Mẫu quyết định tuyển dụng viên chức? Quy trình nhận việc đối với viên chức?
Nội dung thông báo được thực hiện thông qua hình thức:
– Niêm yết tại trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện nơi tuyển lao động;
-Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng
Bước 2: Thực hiện việc tuyển dụng lao động
Sau khi nhận hồ sơ đăng kí dự tuyển của người lao động thì người sử dụng lao động, trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp cho thuê lại lao động làm hồ sơ quản lý và thông báo cho người lao động về thời gian dự tuyển
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả tuyển dụng lao động thì người sử dụng lao động, trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải thông báo kết quả tuyển lao động thông qua hình thức niêm yết tại trụ sở, chi nhánh văn phòng đại diện nơi tuyển dụng lao động hoặc thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Trong quá trình thực hiện tuyển dụng thì người sử dụng lao động tự tri trả chi trả các chi phí cho việc tuyển lao động và được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh các khoản chi phí sau đây: Thông báo tuyển lao động; Tiếp nhận, quản lý hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động; Tổ chức thi tuyển lao động; Thông báo kết quả tuyển lao động. Nếu trong trường hợp người sử dụng lao động tìm kiếm người lao động thông qua tổ chức dịch vụ việc làm hoặc doanh nghiệp cho thuê lại lao động thì phải trả tiền phí dịch vụ tuyển dụng theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Đối với hồ sơ dự tuyển của người lao động nếu trong trường hợp người lao động không trúng tuyển hoặc không tham gia dự tuyển thì người sử dụng lao động, trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải trả lại đầy đủ cho người lao động trong 5 ngày làm việc kể từ ngày người lao động yêu cầu. Còn đối với người lao động nếu có nhu cầu trả lại hồ sơ dự tuyển thì phải làm văn bản yêu cầu đến người sử dụng lao động, trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp cho thuê lại lao động trong thời gian 03 tháng kể từ ngày có kết quả tuyển dụng lao động.
Xem thêm: Những lý do chính đáng để doanh nghiệp có thể cho nhân viên nghỉ việc?
Bước 3: Báo cáo sử dụng lao động
Theo quy định của pháp luật thì việc quy định về việc báo cáo sử dụng lao động được thực hiện như sau:
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động, người sử dụng lao động phải khai trình việc sử dụng lao động với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (đối với người sử dụng lao động thuộc khu công nghiệp) nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. Và việc khai trình việc sử dụng lao động này được thực hiện theo mẫu số 05 ban hành kèm theo
Định kỳ 06 tháng và hằng năm, người sử dụng lao động phải với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (đối với người sử dụng lao động thuộc khu công nghiệp) nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. Và việc báo cáo tình hình thay đổi về lao động này được thực hiện theo mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/TT-BLĐTBXH.
Định kỳ 06 tháng và hằng năm, doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải báo cáo số lao động cho thuê lại với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
Định kỳ 06 tháng và hằng năm, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp tình hình sử dụng và thay đổi về lao động trong các doanh nghiệp tại địa phương, báo cáo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội. Việc tổng hợp tình hình sử dụng và thay đổi về lao động này được thực hiện theo các mẫu số 06, 08 ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/TT-BLĐTBXH.
Định kỳ 06 tháng và hằng năm, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp tình hình sử dụng và thay đổi về lao động trong các doanh nghiệp tại địa phương, báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Việc tổng hợp tình hình sử dụng lao động này được thực hiện theo các mẫu số 06, 08 ban hành kèm theoThông tư số 23/2014/TT-BLĐTBXH
Việc tình hình sử dụng lao động như vậy nhằm mục đích quản lý chặt chẽ hơn việc sử dụng lao động tại doanh nghiệp và địa phương, giúp bảo vệ quyền lợi cho người lao động và đảm bảo việc thực thi các chính sách pháp luật liên quan về lao động một cách tốt nhất như chế độ bảo hiểm, công đoàn,…
Xem thêm: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của người lao động và người sử dụng lao động
4. Quy định của pháp luật về hồ sơ xin việc
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 03/2014/NĐ-CP thì hồ sơ dự tuyển (hồ sơ xin việc) gồm các loại giấy tờ sau:
a) Phiếu đăng ký dự tuyển lao động theo mẫu do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định
b) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ chứng minh trình độ chuyên môn kỹ thuật; trình độ ngoại ngữ, tin học theo yêu cầu của vị trí cần tuyển;
c) Giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế;
d) Các giấy tờ cần thiết khác theo quy định của pháp luật.
Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển:
Ảnh chụp không quá 06 tháng, cỡ 04 x 06 cm, phông nền sáng, mắt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
………, ngày….. tháng ….. năm….. |
PHIẾU ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN LAO ĐỘNG
Kính gửi: ……
Họ và tên (chữ in): …… Giới tính: ……..
Ngày, tháng, năm sinh: …..
Số chứng minh nhân dân / Hộ chiếu: …… Ngày cấp: …../…../….. Nơi cấp:….
Dân tộc: …… Tôn giáo: …….
Trình độ chuyên môn kỹ thuật: …….
Bậc trình độ kỹ năng nghề (nếu có): …….
Ngoại ngữ: …… Trình độ: …..
Địa chỉ liên hệ: ……….
Điện thoại: …… Fax: …. E-mail: ………..
1.Quá trình đào tạo (dạy nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học trở lên)
Stt | Trình độ | Trường, cơ sở đào tạo | Chuyên ngành đào tạo | Bằng cấp / chứng chỉ |
1 | ||||
2 | ||||
3 | ||||
… |
2. Quá trình làm việc
Stt | Đơn vị làm việc | Thời gian làm việc (Từ tháng năm đến tháng năm) | Vị trí việc làm |
1 | |||
2 | |||
3 | |||
… |
III. Khả năng, sở trường
…………………………
IV. Giấy tờ kèm theo
- Bản sao văn bằng, chứng chỉ;
Giấy khám sức khỏe ;- Các giấy tờ cần thiết khác theo quy định của pháp luật;
- Các giấy tờ thuộc đối tượng ưu tiên (nếu có).
Sau khi nghiên cứu nội dung thông báo tuyển lao động, tôi đăng ký dự tuyển vào vị trí việc làm:
Tôi xin cam đoan lời khai trên là đúng sự thật và thực hiện đúng các quy định về tuyển lao động./.
Người đăng ký dự tuyển (Ký và ghi rõ họ tên) |