Quyền ứng cử là gì? Cá nhân nào có quyền ứng cử? Tước quyền ứng cử đại biểu cơ quan đại diện quyền lực nhà nước là gì? Tước quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước tiếng Anh là gì? Quy định về tước quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước?
Quyền ứng cử là một trong các quyền cơ bản của công dân Việt Nam, mà mỗi công dân khi có đủ điều kiện thì sẽ có quyền ứng cử làm đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước. Tuy nhiên, trong các trường hợp vi phạm mà công dân bị tước quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giới thiệu quy định về tước quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước.
Luật sư
1. Quyền ứng cử là gì?
Quyền ứng cử là quy định của pháp luật về việc công dân có đủ điều kiện thể hiện nguyện vọng của mình được ứng cử vào các cơ quan quyền lực ở trung ương hay địa phương.
Quyền ứng cử là một trong những quyền chính trị cơ bản của công dân được quy định trong pháp luật của nhà nước, tạo cơ sở pháp lý cho công dân trực tiếp tham gia xây dựng chính quyền, xây dựng nhà nước của nhân dân. Quyền ứng cử của công dân là mong muốn được làm đại biểu và khả năng có thể được bầu làm đại biểu của công dân. Quyền ứng cử gồm quyền được đề cử, quyền tự ứng cử và quyền vận động tranh cử. Ứng cử là việc tự mình đăng ký hoặc được người khác (bao gồm cá nhân người khác, cơ quan, tổ chức,…) giới thiệu để ghi tên và danh sách bầu, chọn một vị trí, một danh hiệu nào đó.
Ngay từ
“1. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.
2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.”
2. Cá nhân nào có quyền ứng cử?
Tại Luật Bầu cử năm 2015 quy định:
“Điều 2. Tuổi bầu cử và tuổi ứng cử
Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật này.
Điều 3. Tiêu chuẩn của người ứng cử
1. Người ứng cử đại biểu Quốc hội phải đáp ứng các tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội quy định tại Luật tổ chức Quốc hội.
2. Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải đáp ứng các tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân quy định tại Luật tổ chức chính quyền địa phương.”
Như vậy, cá nhân đủ tuổi ứng cử bào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp là từ đủ hai mươi mốt tuổi trở lên. Điều kiện để được ứng cử đại biểu quốc hội gồm các điều kiện sau:
– Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
– Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam.
– Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
– Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.
– Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.
– Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.
Điều kiện để cá nhân ứng cử vào Hội đồng nhân dân các cấp gồm: Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam; có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác; có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân; liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.
3. Tước quyền ứng cử đại biểu cơ quan đại diện quyền lực nhà nước là gì?
Tước quyền ứng cử đại biểu cơ quan đại diện quyền lực nhà nước là một trong các trường hợp một số quyền công dân nói chung, mà theo đó cá nhân bị tước quyền ứng cử đại biểu cơ quan đại diện quyền lực nhà nước, họ không có quyền ứng cử vào đại biểu hội đồng nhân dân các cấp, và đại biểu Quốc hội.
Tước quyền công dân là một trong các hình phạt bổ sung theo quy định tại điểm d, Khoản 2 Điều 32
Và điều 44 của
“1. Công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật này quy định, thì bị tước một hoặc một số quyền công dân sau đây:
a) Quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước;
b) Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Thời hạn tước một số quyền công dân là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.”
Như vậy, các cá nhân bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc những tội phạm khác thì sẽ bị áp dụng hình phạt tước quyền ứng cử đại biểu Quốc hội và ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Thời hạn bị tước quyền ứng cử là từ 01 năm đến 05 năm tính từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp cá nhân bị kết án được hưởng án treo.
Các tội phạm có thể bị tước quyền ứng củ đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước là các tội phạm thuộc nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia, theo đó, các tội phạm bao gồm: Tội phản bội Tổ quốc; Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân; Tội gián điệp; Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ; Tội bạo loạn; Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân; Tội phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội; Tội phá hoại chính sách đoàn kết; Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Tội phá rối an ninh; Tội chống phá cơ sở giam giữ; Tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân; Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân; Tội khủng bố
4. Tước quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước tiếng Anh là gì?
Tước quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước tiếng Anh là “Deprivation of the right to stand for candidates for deputies to a state power agency”
5. Quy định về tước quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước
Tại Điều 126 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 quy định về tước quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước như sau:
“Trong thời gian bị tước quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước, người chấp hành án không được tham gia ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước.”
Như vậy, trong thời gian bị tước quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước, người chấp hành án không được tự ứng cử hoặc được người khác giới thiệu để ứng cử đại biểu ở Hội đồng nhân dân các cấp hoặc ứng cử đại biểu Quốc hội.
Bên cạnh các cá nhân bị quyết định hình phạt tước quyền ứng cử theo bản án, quyết định của
Việc quy định tước quyền ứng cử các cơ quan quyền lực Nhà nước vì các cá nhân thuộc các trường hợp các cá nhân có những hành vi xâm phạm đến nền chính trị của nhà nước, xâm hại đến chủ quyền quốc gia, hay gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn trật tư, an ninh xã hội.