Dẫn độ là gì? Dẫn độ tiếng anh là gì? Quy định pháp luật về dẫn độ? Quy định về trường hợp công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ?
Hiện nay, Tội phạm quốc tế là vấn đề rất phổ biến hiện nay, với địa bàn hoạt động của tội phạm rất rộng và tinh vi. Tội phạm không chỉ phạm tội ở trong nước mà còn phạm tội tại nước ngoài. Trong nhiều trường hợp tội phạm phạm tội ở Việt Nam nhưng lại trốn ra nước ngoài để tránh chịu trách nhiệm về hành vi phạm tội của mình. Như vậy để không bỏ lọt tội phạm thì các quốc ra cần tham gia vào hợp tác quốc tế về dẫn độ tội phạm để xử lý tội phạm đúng người đúng tợi. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia cung cấp tới bạn đọc về những trường hợp công dân Việt Nam bị tự chối dẫn độ.
1. Dẫn độ là gì?
Dẫn độ là một hành vi trong đó chủ thể có quyền lực pháp lý (quyền tài phán) đưa ra yêu cầu một người bị buộc tội hoặc bị kết án phạm tội ở một khu vực tài phán khác, cho cơ quan thực thi pháp luật của họ thực hiện. Đó là một quá trình thực thi pháp luật hợp tác giữa hai khu vực pháp lý và phụ thuộc vào các thỏa thuận được thực hiện giữa các khu vực này.
2. Dẫn độ tiếng anh là gì?
Dẫn độ tiếng anh là “extradition”.
3. Quy định pháp luật về dẫn độ.
Theo Luật Tương trợ quốc tế 2007 quy định về dẫn độ thì người có thể bị dẫn độ theo quy định của Luật Tương trợ tư pháp trong các trường hợp sau: là người có hành vi phạm tội mà Bộ luật hình sự Việt Nam và pháp luật hình sự của nước yêu cầu quy định hình phạt tù có thời hạn từ một năm trở lên, tù chung thân hoặc tử hình hoặc đã bị Tòa án của nước yêu cầu xử phạt tù mà thời hạn chấp hành hình phạt tù còn lại ít nhất sáu tháng. Những hành vi phạm tội của người quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Tương trợ tư pháp không nhất thiết phải thuộc cùng một nhóm tội hoặc cùng một tội danh, các yếu tố cấu thành tội phạm không nhất thiết phải giống nhau theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước yêu cầu. Trường hợp hành vi phạm tội của người quy định tại khoản 1 Luật Tương trợ tư pháp này xảy ra ngoài lãnh thổ của nước yêu cầu thì việc dẫn độ người phạm tội có thể được thực hiện nếu theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam hành vi đó là hành vi phạm tội.
Việc dẫn độ cho nước thứ ba được Luật Tương trợ tư pháp quy định rất chi tiết và cụ thể tại điều 34. Người bị dẫn độ về Việt Nam không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc dẫn độ cho nước thứ ba về hành vi mà người đó đã thực hiện ở nước ngoài trước khi bị dẫn độ về Việt Nam nhưng không cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam và không được nêu trong yêu cầu dẫn độ của Việt Nam hoặc của nước thứ ba.
Trong trường hợp Việt Nam là nước được yêu cầu dẫn độ thì việc dẫn độ chỉ được thực hiện khi nước yêu cầu dẫn độ cam kết không truy cứu trách nhiệm hình sự người bị dẫn độ về hành vi phạm tội khác ngoài hành vi phạm tội đã được nêu trong yêu cầu dẫn độ, không dẫn độ người đó cho nước thứ ba, trừ trường hợp được sự đồng ý bằng văn bản của Việt Nam.
Đối với việc từ chối dẫn độ nếu yêu cầu dẫn độ của Cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Người bị yêu cầu dẫn độ là công dân Việt Nam;
– Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì người bị yêu cầu dẫn độ không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành hình phạt do đã hết thời hiệu hoặc vì những lý do hợp pháp khác;
– Người bị yêu cầu dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự đã bị Tòa án của Việt Nam kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật về hành vi phạm tội được nêu trong yêu cầu dẫn độ hoặc vụ án đã bị đình chỉ theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam;
– Người bị yêu cầu dẫn độ là người đang cư trú ở Việt Nam vì lý do có khả năng bị truy bức ở nước yêu cầu dẫn độ do có sự phân biệt về chủng tộc, tôn giáo, giới tính, quốc tịch, dân tộc, thành phần xã hội hoặc quan điểm chính trị;
Trong trường hợp việc yêu cầu dẫn độ có liên quan đến nhiều tội danh và mỗi tội danh đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước yêu cầu dẫn độ nhưng không đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này.
Ngoài những trường hợp từ chối dẫn độ theo quy định tại khoản 1 Điều 33 thì cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam có thể từ chối dẫn độ nếu yêu cầu dẫn độ thuộc một trong các trường hợp khi hành vi mà người bị yêu cầu dẫn độ không phải là tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam và người bị yêu cầu dẫn độ đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở Việt Nam về hành vi phạm tội được nêu trong yêu cầu dẫn độ.
Khi cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam từ chối dẫn độ thì phải có trách nhiệm
Việc tiếp nhận yêu cầu dẫn độ được quy định trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu dẫn độ và tài liệu kèm theo, Bộ Công an vào sổ hồ sơ dẫn độ và kiểm tra hồ sơ theo quy định tại Điều 36 của Luật Tương trợ tư pháp. Bộ Công an có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu dẫn độ cung cấp thông tin bổ sung hồ sơ. Sau sáu mươi ngày, kể từ ngày gửi văn bản yêu cầu bổ sung thông tin mà không nhận được thông tin bổ sung thì Bộ Công an gửi trả hồ sơ cho nước yêu cầu dẫn độ và nêu rõ lý do. Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì Bộ Công an chuyển ngay cho
4. Quy định về trường hợp công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ:
Theo Điều 500 Bộ luật tố tụng hình sự điều kiện cho thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ:
Theo bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ có thể được thi hành tại Việt Nam khi có đủ các điều kiện cụ thể như: Có văn bản yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về việc thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ; hành vi phạm tội mà công dân Việt Nam bị kết án ở nước ngoài cũng cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam đã có hiệu lực pháp luật và không còn thủ tục tố tụng nào đối với người đó.
Từ quy định trên thì công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ có thể được thi hành án tại Việt Nam khi có văn bản yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về việc thi hành bản án và hành vi phạm tội mà công dân Việt Nam bị kết án ở nước ngoài cũng cấu thành tội phạm.
Từ chối dẫn độ cho nước ngoài được pháp luật việt nam quy định rất cụ thể tại điều 35
Ngoài những trường hợp từ chối dẫn độ theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam có thể từ chối dẫn độ nếu yêu cầu dẫn độ thuộc một trong các trường hợp sau đây: hành vi mà người bị yêu cầu dẫn độ không phải là tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam; người bị yêu cầu dẫn độ đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở Việt Nam về hành vi phạm tội được nêu trong yêu cầu dẫn độ.
Như vậy khi cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam từ chối dẫn độ thì phải có trách nhiệm thông báo cho cơ quan có thẩm quyền tương ứng của nước yêu cầu dẫn độ.
Thêm nữa, bàn án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam đã có hiệu lực pháp luật và không còn thủ tục tố tụng nào đổi với người đó.Trường hợp bàn án chưa có hiệu lực hoặc vẫn còn thủ tục tố tụng khác đối với công dân Việt Nam thì không thể thi hành bàn án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài.