Quy định về trả hồ sơ điều tra bổ sung tại giai đoạn truy tố. Thẩm quyền trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố. Các trường hợp trả hồ sơ điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố.
Mục lục bài viết
1. Thẩm quyền trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố:
Trong giai đoạn truy tố, theo quy định tại khoản 1 Điều 245 BLTTHS năm 2015 “VKS ra quyết định trả hồ sơ vụ án, yêu cầu CQĐT điều tra bổ sung” VKS có quyền trả hồ sơ để điều tra bổ sung chính là VKS có thẩm quyền truy tố. Trước đây trong BLTTHS năm 2003 không có quy định về thẩm quyền truy tố. BLTTHS năm 2015 đã khắc phục được hạn chế này. Khoản 1 Điều 239 quy định “ Viện kiểm sát cấp nào thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra thì Viện kiểm sát cấp đó quyết định việc truy tố. Thẩm quyền truy tố của Viện kiểm sát được xác định theo thẩm quyền xét xử của
Theo quy định tại điểm m khoản 2 Điều 41 BLTTHS năm 2015 quy định khi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động TTHS. Viện trưởng VKS có quyền quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Theo khoản 3 Điều 41 BLTTHS năm 2015 quy định: Khi được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS, Phó Viện trưởng VKS có những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, trừ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Phó Viện trưởng VKS không được giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành vi, quyết định của mình.
Như vậy, khi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động TTHS Viện trưởng VKS hoặc phó Viện trưởng VKS có quyền hạn trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Ở giai đoạn truy tố, ngoài VKS thì không có một cơ quan tiến hành tố tụng nào có quyền trả hồ sơ để điều tra bổ sung việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố phải được VKS ra quyết định bằng văn bản với tên “ Quyết định yêu cầu điều tra bổ sung”.
2. Các trường hợp trả hồ sơ điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố:
Khoản 1 Điều 245 BLTTHS năm 2015 quy định: VKS ra quyết định trả hồ sơ vụ án, yêu cầu cơ quan điều tra khi thuộc một trong các trường hợp: a) Còn thiếu chứng cứ để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 của bộ luật này mà VKS không thể tự mình bổ sung được; b) Có căn cứ để khởi tố bị can về một tội phạm khác; c) Có người đồng phạm hoặc người phạm tội khác liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố bị can; d) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
Quy định này được hướng dẫn cụ thể trong Thông tư liên tịch số 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP về quy định việc phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong thực hiện quy định của BLTTHS về trả hồ sơ để điều tra bổ sung, cụ thể là các trường hợp sau:
– Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi thiếu chứng cứ để chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch số 02/2017/TTLT-VKSNDTC- TANDTC-BCA-BQP mà Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung được Chứng cứ để chứng minh “có hành vi phạm tội xảy ra hay không” là chứng cứ để xác định hành vi đã xảy ra có đủ yếu tố cấu thành tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật Hình sự hay thuộc các trường hợp không phải là hành vi phạm tội (quan hệ dân sự, kinh tế, vi phạm hành chính và các trường hợp khác theo quy định của luật);
– Chứng cứ để chứng minh “thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội” là chứng cứ xác định nếu có hành vi phạm tội xảy ra thì xảy ra vào thời gian nào, ở đâu; phương pháp, thủ đoạn, công cụ, phương tiện thực hiện tội phạm như thế nào;
– Chứng cứ để chứng minh “ai là người thực hiện hành vi phạm tội” là chứng cứ xác định một chủ thể cụ thể đã thực hiện hành vi phạm tội đó;
– Chứng cứ để chứng minh “có lỗi hay không có lỗi” là chứng cứ xác định chủ thể có lỗi hoặc không có lỗi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội; nếu có lỗi thì là lỗi cố ý trực tiếp hay lỗi cố ý gián tiếp hoặc lỗi vô ý do quá tự tin hay lỗi vô ý do cẩu thả theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Bộ luật Hình sự;
– Chứng cứ để chứng minh “có năng lực trách nhiệm hình sự không” là chứng cứ xác định khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự chưa; có mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình hay không; nếu có thì mắc bệnh đó vào thời gian nào, trong giai đoạn tố tụng nào;
– Chứng cứ để chứng minh “mục đích, động cơ phạm tội” là chứng cứ xác định chủ thể thực hiện hành vi phạm tội với mục đích, động cơ gì; mục đích, động cơ phạm tội là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự hay là tình tiết định tội, tình tiết định khung hình phạt;
– Chứng cứ để chứng minh “tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo” là chứng cứ xác định bị can, bị cáo được áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nào quy định tại Điều 51, Điều 84 của Bộ luật Hình sự hoặc áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nào quy định tại Điều 52, Điều 85 của Bộ luật Hình sự;
– Chứng cứ để chứng minh “đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo” là chứng cứ xác định lý lịch của bị can, bị cáo; nếu bị can, bị cáo là pháp nhân thương mại thì phải chứng minh tên, địa chỉ và những vấn đề khác có liên quan đến địa vị pháp lý và hoạt động của pháp nhân thương mại;
– Chứng cứ để chứng minh “tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra” là chứng cứ để đánh giá tính chất, mức độ thiệt hại, hậu quả về vật chất, phi vật chất do hành vi phạm tội gây ra;
– Chứng cứ để chứng minh “nguyên nhân và điều kiện phạm tội” là chứng cứ xác định nguyên nhân chủ quan, khách quan, điều kiện cụ thể dẫn đến việc chủ thể thực hiện hành vi phạm tội;
Chứng cứ để chứng minh “những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt” là chứng cứ chứng minh những vấn đề được quy định tại các điều 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 59, 88 và các điều luật khác của Bộ luật Hình sự;
Chứng cứ khác để chứng minh một hoặc nhiều vấn đề quy định tại Điều 85 của Bộ luật Tố tụng hình sự mà thiếu chứng cứ đó thì không có đủ căn cứ để giải quyết vụ án, như: chứng cứ để xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại là người dưới 18 tuổi; chứng cứ để chứng minh vị trí, vai trò của từng bị can, bị cáo trong trường hợp đồng phạm hoặc phạm tội có tổ chức; chứng cứ để xác định trách nhiệm dân sự của bị can, bị cáo và những vấn đề khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật;
– Trường hợp pháp nhân thương mại phạm tội thì ngoài việc xác định chứng cứ trong các trường hợp được quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i, k, 1 và m khoản này còn phải xác định chứng cứ để chứng minh điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại theo quy định tại Điều 75 của Bộ luật Hình sự.
– Khi có căn cứ để khởi tố bị can về một hay nhiều tội phạm khác; có người đồng phạm hoặc người phạm tội khác liên quan đến nhưng chưa được khởi tố bị can thuộc một trong các trường hợp sau đây thì Viện kiểm sát trả hồ sơ để điều tra bổ sung vụ án.
– Khởi tố và điều tra về một hay nhiều tội nhưng chứng cứ trong hồ sơ vụ án cho thấy hành vi của bị can đã thực hiện cấu thành một hay nhiều tội khác;
– Ngoài tội phạm đã khởi tố và điều tra, chứng cứ trong hồ sơ vụ án cho thấy còn có căn cứ để khởi tố bị can về một hoặc nhiều tội khác;
– Ngoài bị can đã bị khởi tố và điều tra, chứng cứ trong hồ sơ vụ án cho thấy còn có người đồng phạm khác hoặc có người phạm tội khác có liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố bị can.
– Khi có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì Viện kiểm sát trả hồ sơ để điều tra bổ sung
– Lệnh, quyết định của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra mà theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự phải có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát, nhưng không có phê chuẩn của Viện kiểm sát hoặc việc ký lệnh, quyết định tố tụng không đúng thẩm quyền;
– Không chỉ định, thay đổi hoặc chấm dứt việc chỉ định người bào chữa cho người bị buộc tội theo quy định tại Điều 76 và Điều 77 của Bộ luật Tố tụng hình sự;
– Xác định không đúng tư cách tham gia tố tụng của người tham gia tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến xâm hại nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của họ;
– Khởi tố vụ án hình sự nhưng không có yêu cầu của bị hại hoặc của người đại diện của bị hại theo quy định tại khoản 1 Điều 155 của Bộ luật Tố tụng hình sự;
– Nhập vụ án hoặc tách vụ án không đúng quy định tại Điều 170 hoặc Điều 242 của Bộ luật Tố tụng hình sự;
Không cấp, giao, chuyển, gửi, niêm yết hoặc
– Chưa điều tra, lập lý lịch của bị can; chưa xác định được những đặc điểm quan trọng về nhân thân của bị can, bị cáo (tuổi, tiền án, tiền sự), lý lịch hoạt động của pháp nhân thương mại phạm tội (tên, địa chỉ, những vấn đề khác liên quan đến hồ sơ pháp lý của pháp nhân thương mại);
– Không có người phiên dịch, người dịch thuật cho người tham gia tố tụng trong trường hợp họ không sử dụng được tiếng Việt hoặc tài liệu tố tụng không thể hiện bằng tiếng Việt; họ là người câm, người điếc, người mù theo quy định tại Điều 70 của Bộ luật Tố tụng hình sự;
– Không từ chối tiến hành, tham gia tố tụng hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng trong trường hợp quy định tại các điều 49, 51, 52, 53, 54, 68, 69 và 70 của Bộ luật Tố tụng hình sự;
– Việc điều tra, thu thập chứng cứ để chứng minh đối với vụ án không đúng trình tự, thủ tục quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự nên không có giá trị chứng minh trong vụ án hình sự; Biên bản về hoạt động điều tra, thu thập, nhận được tài liệu liên quan đến vụ án mà không chuyển cho Viện kiểm sát theo đúng quy định tại khoản 5 Điều 88 của Bộ luật Tố tụng hình sự;
– Chứng cứ để chứng minh đối với vụ án đã được thu thập trong quá trình điều tra, truy tố nhưng không đưa vào hồ sơ vụ án hoặc bị sửa chữa, thêm bớt dẫn đến sai lệch hồ sơ vụ án;
– Việc điều tra, truy tố không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
– Có căn cứ để xác định có việc bức cung, nhục hình trong quá trình tiến hành tố tụng làm cho lời khai của bị can không đúng sự thật;
– Khiếu nại, tố cáo của bị can, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác không được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ;
– Những trường hợp khác phải ghi rõ lý do trong quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Ngoài ra theo quy định tại khoản 3 Điều 245 BLTTHS năm 2015 quy định: Cơ quan điều tra có trách nhiệm thực hiện đầy đủ yêu cầu nêu trong quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung của Viện kiểm sát; trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà không thực hiện được thì phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
Kết thúc điều tra bổ sung, Cơ quan điều tra phải có bản kết luận điều tra bổ sung. Bản kết luận điều tra bổ sung phải ghi rõ kết quả điều tra bo sung, quan điểm giải quyết vụ án. Nếu kết quả điều tra bổ sung làm thay đổi cơ bản kết luận điều tra trước đó thì Cơ quan điều tra phải ra bản kết luận điều tra mới thay thế.
Ngoài ra, Thông tư liên tịch số 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC- BCA-BQP về quy định việc phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong thực hiện quy định của BLTTHS về trả hồ sơ để điều tra bổ sung còn quy định một số trường hợp Viện kiểm sát không trả hồ sơ để điều tra bổ sung:
– Không trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi thiếu chứng cứ để chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này nhưng vẫn truy tố, xét xử được hoặc không thể thu thập được chứng cứ đó.
Nếu có căn cứ để tách vụ án theo quy định tại khoản 2 Điều 242 của Bộ luật Tố tụng hình sự;
Nếu quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của
Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, nhưng không xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng;
– Người bị buộc tội, người bị hại, người làm chúng là người dưới 18 tuổi nhưng khi thực hiện hoạt động điều tra, truy tố, xét xử thì họ đã đủ 18 tuổi.
3. Nội dung trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố:
– Thời hạn trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố được quy định cụ thể tại Điều 240 BLTTHS năm 2015:
Trong thời hạn 20 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, Viện kiểm sát phải ra một trong các quyết định: Truy tố bị can trước Tòa án; Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung; Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với bị can. Trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thể gia hạn thời hạn quyết định việc truy tố nhưng không quá 10 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 15 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra một trong các quyết định quy định tại khoản 1 Điều này, Viện kiểm sát phải
Các quyết định nêu tại khoản 1 Điều 240 BLTTHS năm 2015 phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cấp trên. Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có quyền rút, đình chỉ, hủy bỏ các quyết định đó nếu thấy không có căn cứ hoặc trái pháp luật và yêu cầu Viện kiểm sát cấp dưới ra quyết định đúng pháp luật.
– Thủ tục trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố:
Thủ tục trả hồ sơ để điều tra bổ sung được quy định tại khoản 2 Điều 245 BLTTHS năm 2015 là Quyết định trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung phải ghi rõ vấn đề cần điều tra bổ sung quy định tại khoản 1 Điều 245 và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của BLTTHS năm 2015, Văn bản tố tụng ghi rõ: Số, ngày, tháng, năm, địa điểm ban hành văn bản tố tụng; Căn cứ ban hành văn bản tố tụng; Nội dung của văn bản tố tụng; Họ tên, chức vụ, chữ ký của người ban hành văn bản tố tụng và đóng dấu.
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 10 của Thông tư liên tịch số 02/2017/TTLT -VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP về quy định việc phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong thực hiện quy định của BLTTHS về trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì sau khi có kết quả điều tra bổ sung, Viện kiểm sát xử lý như sau:
– Nếu kết quả điều tra bổ sung không làm thay đổi nội dung cáo trạng trước đó thì Viện kiểm sát có văn bản nêu rõ lý do giữ nguyên quyết định truy tố và chuyển hồ sơ đến Tòa án;
– Nếu kết quả điều tra bổ sung làm thay đổi cơ bản nội dung cáo trạng trước đó thì Viện kiểm sát ban hành cáo trạng mới thay thế và chuyển hồ sơ đến Tòa án;
– Nếu kết quả điều tra bổ sung dẫn đến đình chỉ vụ án thì Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án và thông báo cho Cơ quan điều tra, Tòa án biết theo quy định tại Điều 248 của Bộ luật Tố tụng hình sự.
4. Hậu quả pháp lý của việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung:
Viện kiểm sát yêu cầu trả hồ sơ để điều tra bổ sung cho Cơ quan điều tra thì Cơ quan điều tra phải có trách nhiệm thực hiện theo yêu cầu Viện kiểm sát đã nêu trong Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Sau khi Cơ quan điều tra nhận hồ sơ vụ án nếu thấy yêu cầu trả hồ sơ để điều tra bổ sung của VKS là không có căn sứ thì Cơ quan điều tra phải có văn bản nêu lý do giữ nguyên kết luận điều tra và chuyển lại hồ sơ cho VKS, hoặc trong trường hợp Cơ quan điều tra có lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà không thực hiện điều tra được thì phải nêu rõ lý do bằng văn bản gửi cho VKS. Sau khi kết thúc điều tra bổ sung, quan điểm giải quyết vụ án, trường hợp kết quả điều tra bổ sung làm thay đổi cơ bản kết luận điều tra trước đó thì Cơ quan điều tra phải ra bản kết luận điều tra mới thay thế theo quy định tại khoản 3 Điều 245 BLTTHS năm 2015, trường hợp kết quả điều tra bổ sung dẫn đến đình chỉ điều tra thì Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra theo quy định tại Điều 230 BLTTHS năm 2015.
Khi VKS nhận kết quả điều tra bổ sung từ Cơ quan điều tra nếu kết quả ĐTBS làm thay đổi cơ bản nội dung cáo trạng trước đó thì VKS có trách nhiệm ban hành cáo trạng mới thay thế và chuyển hồ sơ đến Tòa án. Trường hợp kết quả ĐTBS không làm thay đổi nội dung cáo trạng trước đó thì VKS có văn bản nêu rõ lý do giữ nguyên quyết định truy tố và chuyển hồ sơ đến Tòa án. Trường hợp kết quả ĐTBS dẫn đến đình chỉ vụ án thì VKS ra Quyết định đình chỉ vụ án và thông báo cho Cơ quan điều tra, Tòa án biết theo quy định tại Điều 248 BLTTHS năm 2015. Việc thực hiện yêu cầu điều tra bổ sung của VKS là nhiệm vụ của Cơ quan điều tra và Cơ quan điều tra phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện yêu cầu điều tra bổ sung. Mặc khác, VKS cũng phải chịu trách nhiệm về việc trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung không có căn cứ.