Tội phá hoại việc thực hiện chính sách kinh tế xã hội là gì? Tội phá hoại việc thực hiện chính sách kinh tế xã hội Tiếng Anh là gì? Cấu thành tội phạm của tội phá hoại việc thực hiện chính sách kinh tế - xã hội? Quy định về hình phạt?
Chính sách kinh tế – xã hội là hệ thống các phương hướng, chiến lược phát triển kinh tế xã hội được Đảng và Nhà nước ban hành nhằm đề ra đường lối phát triển đất nước trong những giai đoạn nhất định. Thông qua các chính sách về kinh tế – xã hội giúp dự báo về tình hình xã hội cho các cấp quản lý và lãnh đạo, từ đó đưa ra phương hướng thiết thực nhất với người dân. Chính sách xã hội càng hoàn thiện càng đánh giá được rằng Quốc gia đó có sự phát triển đồng đều cả về kinh tế và xã hội.
Trong những năm qua, cùng với những chính sách thiết thực của Nhà nước và sự cố gắng nỗ lực của nhân dân, chúng ta đã gặt hái được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp phát triển đất nước. Từ công cuộc đổi mới năm 1986 với chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cho đến chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và sau đó là hành trình Việt Nam gia nhập hàng loạt các tổ chức thế giới: Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ( ASEAN), ….đã khiến cho chúng ta thay đổi toàn bộ diện mạo của đất nước. Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, năm 2020 Việt Nam có mức xuất siêu kỷ lcuj ước tính xuất siêu 19,1 tỷ USD ( Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê).
Tuy nhiên, trên chặng đường Đảng và Nhà nước ta cùng nhân dân xây dựng một xã hội dân chủ công bằng văn minh, xây dựng một nền kinh tế phát triển phồn vinh thì vẫn có một số ít những thành phần mang tư tưởng chống phá từ các thế lực thù địch với ta, một trong những tội phạm xâm phạm nghiêm trọng đến an ninh quốc gia là tội phạm về phá hoại việc thực hiện chính sách kinh tế – xã hội. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức pháp luật về tội phạm phá hoại việc thực hiện chính sách kinh tế – xã hội theo quy định mới nhất hiện nay.
1. Tội phá hoại việc thực hiện chính sách kinh tế – xã hội là gì?
Tại Điều 115
1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
2. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Như vậy tội phá hoại chính sách kinh tế – xã hội được hiểu là hành vi làm cho các chính sách kinh tế – xã hội của Nhà nước bị cản trở hoặc không thực hiện được với mục đích chống chính quyền nhân dân.
Đây là một trong nhưng tội phạm xâm xâm phạm đến an ninh quốc gia của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Căn cứ pháp lý:
2. Tội phá hoại việc thực hiện chính sách kinh tế xã hội Tiếng Anh là gì?
Tội phá hoại việc thực hiện chính sách kinh tế xã hội Tiếng Anh là : “Sabotaging implementation of socio-economic policies”.
3. Cấu thành tội phạm của tội phá hoại việc thực hiện chính sách kinh tế – xã hội
Khách thể
Khách thể của tội phá hoại việc thực hiện chính sách kinh tế – xã hội là an ninh Quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên các lĩnh vực kinh tế – xã hội
Mặt khách quan
Mặt khách quan của tội phá hoại chính sách kinh tế – xã hội bao gồm các dấu hiệu sau đây:
Thứ nhất: Có hành vi làm cho các chính sách kinh tế xã hội không thể thực hiện được hay có thể hiểu là vô hiệu hóa các chính sách đó. Biểu hiện của hành vi này thông qua các hành vi như :
– Chống lại, không thực hiện các chính sách kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước
– Làm cho các chủ trương, chính sách bị sai lệch, không đúng với nội dung, yêu cầu, mục tiêu của các chính sách
-…
Các chính sách kinh tế – xã hội được thể hiện bằng việc các cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh từng lĩnh vực cụ thể:
+ Chính sách thuế
+ Chính sách về ưu đãi đầu tư
+ Chính sách xóa đói giảm nghèo
+ Chính sách xã hội hóa về y tế, giáo dục
+…
Thứ hai, có hành vi cản trở việc thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội. Biểu hiển của hành vi này là:
Hành động cản trở, gây khó khăn, làm chậm tiến độ thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội
Hoặc thực hiện không đầy đủ,…làm cho việc triển khai chính sách bị khó khăn kéo dài không thực hiện được.
Trong trường hợp người chuẩn bị phạm tội này vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
Mặt chủ quan
+ Lỗi của người phạm tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhậ thức được hành vi phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội là hành vi nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả nguy hiểm của hành vi đó nhưng vẫn thực hiện và mong muốn hậu quả xảy ra.
+ Mục đích của người phạm tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội là chống chính quyền nhân dân, gây khó khăn cho nhà nước trong việc quản lý kinh tế – xã hội.
Về chủ thể
Chủ thể của tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội:
Là người có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên.
4. Quy định về hình phạt
Điều 115 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 quy định về hình phạt đối với tội phá hoại chính sách kinh tế – xã hội với ba mức khung hình phạt như sau:
Khung một (khoản 1).
Có mức phạt tù từ 07 đến 15 năm.
Khung hai (khoản 2).
Có mức phạt tù từ 03 đến 07 năm. Áp dụng với trường hợp chưa gây hậu quả hoặc gây hậu quả không lớn, người phạm tội thành khân khai báo, ăn năn, hôi cải,.
Khung ba (khoản 3).
Có mức phạt tù từ 01 đến 05 năm. Đây là khung hình phạt đối với người chuẩn bị phạm tội này. Do tính chất của tội phá hoại chính sách kinh tế xã hội là xâm phạm đến an ninh quốc gia, vì vậy trong trường hợp người chưa bị phạm tội này cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị xét xử lý theo khung hình phạt từ 03 – 07 năm
Hình phạt bổ sung:
Hình phạt bổ sung là hình phạt được áp dụng kèm theo hình phạt chính bổ sung cho hình phạt chính, nếu người bị kết án không bị áp dụng hình phạt chính thì
Mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính, nhưng lại có thể bị áp dụng nhiều loại hình phạt bổ sung.
Theo Điều 32 Bộ Luật hình sự 2015 quy định:
Hình phạt bổ sung bao gồm:
a) Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
b) Cấm cư trú;
c) Quản chế;
d) Tước một số quyền công dân;
đ) Tịch thu tài sản;
e) Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính;
g) Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.
Đối với tội phá hoại chính sách kinh tế – xã hội thì ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nêu trên, tùy từng trường hợp cụ thể người phạm tội còn có thể bị tước một số quyền công dân, phạt quản chế, cấm cư trú 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Phạt quản chế (Quy định tại Điều 43 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017)
Quản chế là buộc người bị kết án phạt tù phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định dưới sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương. Trong thời gian quản chế, người bị kết án không được tự ý ra khỏi nơi cư trú, bị tước một số quyền công dân theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này và bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
Quản chế được áp dụng đối với người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, người tái phạm nguy hiểm hoặc trong những trường hợp khác do Bộ luật này quy định.
Thời hạn quản chế là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.
Cấm cư trú (Quy định tại Điều 42 BLHS 2015 sửa đổi 2017)
– Cấm cư trú là buộc người bị kết án phạt tù không được tạm trú hoặc thường trú ở một số địa phương nhất định.
– Thời hạn cấm cư trú là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.
Tước một số quyền công dân (Quy định tại Điều 44 BLHS 2015 sửa đổi 2017)
Công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật này quy định, thì bị tước một hoặc một số quyền công dân sau đây:
– Quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước;
– Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
Thời hạn tước một số quyền công dân là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.
Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản (Quy định tại Điều 45 BLHS 2015 sửa đổi 2017)
Tịch thu tài sản là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án để nộp vào ngân sách nhà nước.
Tịch thu tài sản chỉ được áp dụng đối với người bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma tuý, tham nhũng hoặc tội phạm khác do Bộ luật này quy định.
Khi tịch thu toàn bộ tài sản vẫn để cho người bị kết án và gia đình họ có điều kiện sinh sống.
Tội phá hoại việc thực hiện chính sách kinh tế xã hội thuộc nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia, chủ thể thực hiện những hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện với lỗi cố ý xâm phạm an ninh Quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên các lĩnh vực kinh tế – xã hội, tăng cường các biện pháp về bảo vệ an ninh quốc gia là một vấn đề đặc biệt hệ trọng, then chốt sống còn của Đảng, Nhà nước và của chế độ