Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Kiến thức pháp luật
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
  • Văn bản pháp luật
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược theo Bộ luật hình sự

Tư vấn pháp luật

Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược theo Bộ luật hình sự

Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược là gì?
  • 17/04/202117/04/2021
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    17/04/2021
    Tư vấn pháp luật
    0

    Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược là gì? Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược tiếng Anh là gì? Quy định của Bộ luật hình sự về Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược? Dấu hiệu pháp lý? Hình phạt?

    Thuở sơ khai, các thế lực khác nhau luôn tìm cách chinh phục những vùng đất mới bằng việc tạo ra hàng loạt các cuộc chiến tranh xâm lược. Đến thế giới hiện đại, khi mà các quyền con người được đề cao, trong đó có quyền được sống trong một thế giới hòa bình, ấm no, hạnh phúc được đặt lên hàng đầu thì các quốc gia luôn xây dựng các thể chế để hướng đến những điều tốt đẹp nhất cho công dân của mình. Tuy nhiên, các thế lực thù địch vẫn không ngừng tìm mọi cách để phá vỡ đi sự bình yên của đất nước bằng việc thực hiện các hành vi phá hoại, gây hấn,…với tham vọng chiếm lĩnh, biến cái của người thành của ta. Chính vì vậy mà tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược từ lâu đã được hình sự hóa. Vậy tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược là gì và được quy định trong Bộ luật hình sự ra sao?

    Cơ sở pháp lý:

    – Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017

    Tìm hiểu về quy định của Bộ luật Hình sự về Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược

    • 1 1. Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược là gì?
    • 2 2. Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược tiếng Anh là gì?
    • 3 3. Quy định của Bộ luật hình sự về Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược
    • 4 4. Dấu hiệu pháp lý
      • 4.1 4.1. Khách thể của tội phạm
      • 4.2 4.2. Mặt khách quan của tội phạm
      • 4.3 4.3. Mặt chủ quan của tội phạm
      • 4.4 4.4. Chủ thể của tội phạm
      • 4.5 5. Hình phạt

    1. Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược là gì?

    Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý, xâm phạm đến độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ độc lập, có chủ quyền khác bằng hành vi tuyên truyền, kích động chiến tranh xâm lược hoặc chuẩn bị, tiến hành, tham gia chiến tranh xâm lược.

    2. Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược tiếng Anh là gì?

    Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược trong tiếng Anh là “Disruption of peace, provocation of war of aggression”.

    3. Quy định của Bộ luật hình sự về Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược

    Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược được quy định tại Điều 421 Bộ luật hình sự 2015 như sau:

    “Điều 421. Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược

    1. Người nào tuyên truyền, kích động chiến tranh xâm lược hoặc chuẩn bị, tiến hành, tham gia chiến tranh xâm lược nhằm chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ độc lập, có chủ quyền khác, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

    2. Phạm tội trong trường hợp do bị ép buộc hoặc do thi hành mệnh lệnh của cấp trên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.”

    4. Dấu hiệu pháp lý

    4.1. Khách thể của tội phạm

    Tội phạm xâm phạm độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ độc lập, có chủ quyền khác.

    Xem thêm: Mức hình phạt tại Khoản 2 Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015

    4.2. Mặt khách quan của tội phạm

    Mặt khách quan của tội phạm thể hiện ở hành vi tuyên truyền, kích động chiến tranh xâm lược hoặc chuẩn bị, tiến hành, tham gia chiến tranh xâm lược nhằm chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ độc lập, có chủ quyền khác.

    Hành vi tuyên truyền chiến tranh xâm lược là hành vi truyền bá cuộc chiến tranh do một nhà nước, hoặc liên minh các nhà nước tiến hành nhằm xâm lược nước khác một vùng lãnh thổ độc lập, có chủ quyền khác trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc tại các cuộc hội nghị, hội thảo… nhằm chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ độc lập, có chủ quyền khác.

    Hành vi kích động chiến tranh xâm lược là hành vi tác động về mặt tinh thần nhằm thay đổi thái độ của người khác đồng tình, tham gia chiến tranh xâm lược chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ độc lập, có chủ quyền khác.

    Hành vi chuẩn bị chiến tranh xâm lược là hành vi tạo ra những điều kiện cần thiết về lực lượng, cơ sở vật chất, vũ khí, trang thiết bị, phương tiện quân sự, các điều kiện vật chất, tinh thần khác cho một cuộc chiến tranh xâm lược chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ độc lập, có chủ quyền khác.

    Hành vi tiến hành, tham gia chiến tranh xâm lược là đưa quân đến lãnh thổ của một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ độc lập, có chủ quyền khác hoặc cung cấp tiền bạc, vũ khí cho quân đội của nước đi xâm lược; cử các cố vấn quân sự tham gia cùng quân đội của nước đi xâm lược hoặc trực tiếp tham gia vào quân đội của nước đi xâm lược nước khác, v.v…

    4.3. Mặt chủ quan của tội phạm

    Tội phạm được thực hiện với hình thức lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình nhưng vẫn thực hiện hành vi đó.

    Mục đích phạm tội là nhằm chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ độc lập, có chủ quyền khác.

    4.4. Chủ thể của tội phạm

    Người từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự.

    Xem thêm: Yếu tố lỗi trong luật hình sự? Có những loại hình thức lỗi nào?

    Người có năng lực trách nhiệm hình sự được hiểu là một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có khả năng nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và có khả năng kìm chế để lựa chọn thực hiện hành vi khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội.

    Nếu người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Chỉ được coi là tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự đòi hỏi phải đáp ứng 2 dấu hiệu:

    – Người trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm là người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm rối loạn hoạt động tâm thần.

    – Người trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự là người không có năng lực nhận thức đòi hỏi của xã hội liên quan đến hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội đã thực hiện, là người không có năng lực đánh giá hành vi đã thực hiện là đúng hay sai, nên làm hay không nên làm. Vì vậy, họ cũng không thể có được năng lực kiềm chế thực hiện hành vi đó. Người trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự còn có thể là người tuy có năng lực nhận thức, tuy có khả năng đánh giá được tính chất xã hội của hành vi của mình nhưng do bệnh lý không thể kiềm chế được việc thực hiện hành vi đó.

    5. Hình phạt

    Khung hình phạt tại Khoản 1

    Người phạm tội bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

    Tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình. Không áp dụng hình phạt tù chung thân đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nên người đủ 16 tuổi trở lên đến dưới 18 tuổi phạm tội này sẽ không bị áp dụng hình phạt là tù chung thân.

    Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định. Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử.

    Xem thêm: Cách tính tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự 2015

    Khung hình phạt tại Khoản 2

    Phạm tội trong trường hợp do bị ép buộc hoặc do thi hành mệnh lệnh của cấp trên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm. Nếu Khoản 1 là khung hình phạt cơ bản với mức cao nhất là tử hình thì Khoản 2 là khung hình phạt giảm nhẹ. Theo đó, trong trường hợp người phạm tội bị người khác ép buộc hoặc do phải thi hành mệnh lệnh của cấp trên thì mức hình phạt được giảm, cao nhất là 20 năm tù giam.

    Phạm tội do thi hành mệnh lệnh của cấp trên trong trường hợp này không thuộc loại trừ trách nhiệm hình sự.

    Theo đó, Điều 26 Bộ luật hình sự 2015 quy định: “Người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên trong lực lượng vũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nếu đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này người ra mệnh lệnh phải chịu trách nhiệm hình sự.

    Quy định này không áp dụng đối với các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 421, Khoản 2 Điều 422 và Khoản 2 Điều 423 của Bộ luật này”.

    Chính vì vậy mà ngay cả khi người phạm tội thực hiện hành vi tuyên truyền, kích động chiến tranh xâm lược hoặc chuẩn bị, tiến hành, tham gia chiến tranh xâm lược nhằm chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ độc lập, có chủ quyền khác theo mệnh lệnh của cấp trên hoặc dù người phạm tội đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó thì trong mọi trường hợp vẫn phải chịu hình phạt theo Khoản 2 Điều 421 Bộ luật hình sự về tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược.

    Quy định trên xuất phát từ tính chất đặc biệt nghiêm trọng của các tội danh trên, nên các nhà lập pháp đã xác định sẽ không có trường hợp ngoại lệ cho những loại tội phạm này. Nếu có ngoại lệ thì an ninh quốc phòng đất nước sẽ bị đe dọa.

    Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho người thi hành mệnh lệnh thì pháp luật cũng cần có quy định cụ thể về hình thức ra mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc cấp trên và quy trình báo cáo của người thi hành mệnh lệnh như: Mệnh lệnh bằng lời nói và mệnh lệnh bằng văn bản (quyết định, chỉ thị…).

    Xem thêm: Phạm tội chưa đạt là gì? Quy định về phạm tội chưa đạt trong luật hình sự?

    Đối với mệnh lệnh bằng lời nói, cần có người chứng kiến (vì thực tiễn đã có rất nhiều vụ việc người chỉ huy hoặc cấp trên ra mệnh lệnh, nhưng khi hậu quả xảy ra lại không công nhận mệnh lệnh của mình), do đó, dẫn đến oan sai cho người thi hành mệnh lệnh. Trong trường hợp giao nhiệm vụ chỉ có hai người thì rất khó chứng minh việc có giao mệnh lệnh hay không. Đối với trường hợp báo cáo đầy đủ của cấp dưới cũng cần quy định theo hướng như ra mệnh lệnh. Trong trường hợp người thi hành báo cáo về mệnh lệnh cũng cần có sự chứng kiến của người thứ ba.

    Xem thêm: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tại Điều 175 bộ luật hình sự

    Được đăng bởi:
    Luật Dương Gia
    Chuyên mục:
    Tư vấn pháp luật
    Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Văn Dương
    luat-su-Nguyen-Van-Duong-cong-ty-Luat-TNHH-Duong-Gia

    Chức vụ: Giám đốc công ty

    Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

    Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

    Tổng số bài viết: 10.211 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Bộ luật hình sự

    Chiến tranh

    Luật hình sự

    Phá hoại


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Nguyên nhân, diễn biến, hậu quả của chiến tranh thế giới thứ 2

    Nguyên nhân của chiến tranh thế giới thứ 2? Chiến tranh thế giới tiếng Anh là gì? Diễn biến chiến tranh? Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ 2?

    Lập bảng so sánh giữa chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai

    Tìm hiểu về chiến tranh thế giới thứ nhất? Tìm hiểu về chiến tranh thế giới thứ hai? So sánh chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ hai? Bảng so sánh chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai?

    Chiến tranh là gì? Phân loại, bản chất và hậu quả chiến tranh?

    Chiến tranh là gì? Chiến tranh trong tiếng Anh là gì? Phân loại chiến tranh? Hậu quả của chiến tranh?

    Tính chất và tóm tắt diễn biến của chiến tranh thế giới thứ nhất

    Tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất? Diễn biến chiến tranh thế giới thứ nhất? Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất để lại?

    Hòm chiến tranh của doanh nghiệp là gì? Đặc điểm và phân loại

    Hòm chiến tranh của doanh nghiệp là gì? Hòm chiến tranh của doanh nghiệp có tên trong tiếng Anh là gì? Đặc điểm và phân loại?

    Tình trạng chiến tranh là gì? Tuyên bố tình trạng chiến tranh?

    Tình trạng chiến tranh là gì? Tình trạng chiến tranh  tên tiếng Anh là gì? Tuyên bố tình trạng chiến tranh?

    Khoan hồng là gì? Chính sách khoan hồng trong luật hình sự?

    Khoan hồng là gì? Khoan hồng trong tiếng Anh là gì? Một số chính sách khoan hồng của nhà nước trong luật hình sự?

    Nhiệm vụ của Bộ luật hình sự? Nhiệm vụ quan trọng nhất của luật hình sự?

    Nhiệm vụ của Bộ luật hình sự là gì? Nhiệm vụ (chức năng) của Bộ luật hình sự Việt Nam? Nhiệm vụ nào là quan trọng nhất?

    Chế định đồng phạm theo Bộ luật hình sự qua các thời kỳ

    Chế định đồng phạm theo Bộ luật hình sự qua các thời kỳ: Bộ luật hình sự năm 1985; Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009; Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

    Trách nhiệm hình sự trong trường hợp đồng phạm theo Bộ luật hình sự 2015

    Trách nhiệm hình sự trong trường hợp đồng phạm theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015? Trách nhiệm hình sự đối với người đồng phạm?

    Xem thêm

    BÀI VIẾT MỚI

    Hệ thống cơ cấu tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

    Hệ thống cơ cấu tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh? Nhiệm vụ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh? Vai trò của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh?

    Trích lục khai sinh, bản sao giấy khai sinh có thời hạn bao lâu?

    Trích lục khai sinh, bản sao giấy khai sinh có thời hạn bao lâu? Trích lục bản sao giấy khai sinh xin ở đâu? Trình tự thủ tục cấp trích lục khai sinh?

    Giấy phép ICP là gì? Thủ tục, hồ sơ xin giấy phép ICP mới nhất?

    Giấy phép ICP là gì? Thủ tục, hồ sơ xin giấy phép ICP mới nhất? Điều kiện cấp giấy phép ICP?

    Mẫu hợp đồng cộng tác viên kinh doanh chuyên nghiệp nhất

    Mẫu hợp đồng cộng tác viên kinh doanh chuyên nghiệp là gì? Mẫu hợp đồng cộng tác viên kinh doanh chuyên nghiệp để làm gì? Mẫu hợp đồng cộng tác viên kinh doanh chuyên nghiệp 2022? Hướng dẫn làm mẫu hợp đồng cộng tác viên kinh doanh chuyên nghiệp? Hợp đồng cộng tác viên kinh doanh có được xem là hợp đồng lao động?

    Tin nhắn chương trình trúng thưởng Facebook có thật không?

    Tin nhắn chương trình trúng thưởng Facebook có thật không? Các chiêu thức lừa đảo phổ biến?

    Người điều khiển xe đạp buông cả hai tay bị xử lý như thế nào?

    Người điều khiển xe đạp buông cả hai tay bị phạt hành chính như thế nào? Người điều khiển xe đạp buông cả hai tay bị xử lý hình sự?

    Thời hạn nộp thuế môn bài đối với doanh nghiệp mới thành lập

    Thời hạn nộp thuế môn bài đối với doanh nghiệp mới thành lập? Mức đống lệ phí môn bài? Cách đóng lệ phí môn bài?

    Phân tích là gì? Đặc điểm, quy tắc của phương pháp phân tích?

    Phân tích là gì? Đặc điểm của phân tích?  Quy tắc của phương pháp phân tích?

    Tổ chức cơ sở đoàn là gì? Gồm các đơn vị nào? Nhiệm vụ là gì?

    Tổ chức cơ sở đoàn là gì? Tổ chức cơ sở đoàn gồm các đơn vị nào? Nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đoàn là gì? Giải pháp thực hiện tốt nhiệm vụ của đoàn cấp cơ sở?

    Pháp luật là gì? Khái niệm và đặc trưng cơ bản của pháp luật?

    Pháp luật là gì? Đặc trưng cơ bản của pháp luật? Nguồn gốc của pháp luật?

    Nguyên tắc soạn thảo hợp đồng? Kỹ năng soạn thảo hợp đồng?

    Nguyên tắc soạn thảo hợp đồng? Kỹ năng soạn thảo hợp đồng: hợp đồng về mặt luật học, về mặt quản trị chiến lược.

    Đơn vị dự thầu bảo đảm dự thầu bằng tiền mặt được không?

    Đảm bảo dự thầu là gì? Đơn vị dự thầu bảo đảm dự thầu bằng tiền mặt được không? Hình thức đảm bảo dự thầu? Gá trị bảo đảm dụ thầu?

    Lãnh địa phong kiến là gì? Đặc trưng kinh tế xã hội của lãnh địa?

    Lãnh địa phong kiến là gì? Đặc trưng kinh tế xã hội của lãnh địa? Sự hình thành lãnh chúa và nông nô trong lãnh địa phong kiến?

    Tổn thất thực tế cuối cùng là gì? Đặc điểm và bảo hiểm trách nhiệm?

    Tổn thất thực tế cuối cùng là gì? Đặc điểm tổn thất thực tế cuối cùng? Bảo hiểm trách nhiệm tổn thất thực tế cuối cùng?

    Doanh nghiệp nội địa là gì? Đặc điểm và hình thức kinh doanh?

    Doanh nghiệp nội địa là gì? Ngành nghề được phép kinh doanh tại Việt Nam hiện nay? Các hình thức kinh doanh tại Việt Nam?

    Tự chứng nhận xuất xứ là gì? Quy trình tự chứng nhận xuất xứ?

    Tự chứng nhận xuất xứ là gì? Quy trình và hồ sơ tự chứng nhận xuất xứ? Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa?

    Quy tắc tài khóa là gì? Phân loại và vai trò của quy tắc tài khóa?

    Quy tắc tài khóa là gì? Phân loại quy tắc tài khóa? Vai trò của quy tắc tài khóa? Những hạn chế của chính sách tài khóa trong nền kinh tế vĩ mô?

    Báo cáo thu nhập là gì? Đặc điểm và hình thức của báo cáo?

    Báo cáo thu nhập là gì? Đặc điểm của của báo cáo thu thập? Nội dung và hình thức của báo cáo thu nhập?

    Pháp luật thương mại điện tử là gì? Các đặc điểm và vai trò?

    Pháp luật thương mại điện tử là gì? Đặc điểm của pháp luật Thương mại điện tử? Vai trò của pháp luật Thương mại điện tử?

    Tập trung đất đai là gì? Đặc điểm và các phương thức tập trung?

    Tập trung đất đai là gì? Đặc điểm của tập trung đất đai? Các phương thức tập trung đất đai?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ
    • VĂN PHÒNG MIỀN BẮC
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG
      • 1900.6568
      • danang@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN NAM
      • 1900.6568
      • luatsu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá