Quy định về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức mới nhất. Hình thức xử lý đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức.
Làm giả con dấu, làm giả giấy tờ, tài liệu của cơ quan tổ chức đang là vấn đề nóng trong xã hội hiện nay. Tội phạm làm giả con dấu, giấy tờ để thực hiện trục lợ bất chính và hoạt động phạm tội của nhóm tội phạm này ngày càng trở nên tinh vi và thủ đoạn hơn, dẫn đến không ít người dân bị lừa và phải chịu thiệt thòi từ hành vi này. Vậy pháp luật hiện nay quy định về tội làm giả con dấu, giấy tờ, tài liệu của cơ quan tổ chức là như thế nào? Luật Dương Gia xin gửi đến bạn bài viết về Quy định về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức như sau:
Thứ nhất về cấu thành tội Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức trong Bộ luật hình sự.
Tội làm giả con dấu tài liệu của cơ quan tổ chức hiện nay được quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. So với quy định trước đó trong “
Luật sư
Về khách thể của tội phạm:
Đối tượng tác động của tội này là: con dấu giả, giấy tờ giả, tài liệu giả.
Đối tượng bị xâm phạm là hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước, cụ thể là là về con dấu, giấy tờ, tài liệu khác.
Con dấu, giấy tờ tài liệu là đặc trưng của cơ quan tổ chức, được dùng để khẳng định giá trị pháp lý đối với những văn bản, giấy tờ này. Do vậy làm con dấu, giấy tờ, tài liệu giả chính là xâm phạm đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực quản lý hành chính của Nhà nước về con dấu và các loại tài liệu, giấy tờ này.
Về chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của tội làm giả con dấu là chủ thể thường chứ không yêu cầu là chủ thể đặc biệt, tức là chỉ cần là người đủ tuổi, đủ năng lực trách nhiệm hình sự mà thực hiện hành vi phạm tội thì đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này.
Nếu trong trường hợp người phạm tội là người có chức vụ quyền hạn mà có hành vi làm giả con dấu, chẳng hạn như là lén lút đưa con dấu, giấy tờ của tổ chức mình cho người khác làm giả thì sẽ coi là tình tiết tăng nặng lạm dụng chức vụ quyền hạn để phạm tội.
Người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự với tội làm giả con dấu, giấy tờ của cơ quan tổ chức là từ đủ 16 tuổi trở lên.
Về mặt khách quan của tội phạm.
+ Về hành vi khách quan: tội phạm phạm tội làm giả con dấu, giấy tờ, tài liệu của cơ quan tổ chức có hai hành vi sau:
– Hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ của cơ quan, tổ chức:
Về bản chất thì không có thật thì sẽ không có giả, do vậy con dấu, giấy tờ, tài liệu bị làm giả phải là con dấu, giấy tờ, tài liệu có thật của cơ quan, tổ chức, và cơ quan, tổ chức đó cũng phải là cơ quan, tổ chức có thật. Nếu làm con dấu, giấy tờ giả của một cơ quan tổ chức không hề có thật thì đây sẽ coi là hành vi lừa đảo chứ không phải làm giả con dấu, giấy tờ, tài liệu.
Ví dụ: A và B cùng bàn nhau tạo ra một công ty không có thật, chuyên mua bán các loại nông sản từ người nông dân, A và B dùng danh nghĩa công ty này để ký kết hợp đồng mua bán và có đóng dấu của công ty, sau đó nợ tiền và không trả tiền nông sản cho người nông dân. Hành vi làm giả con dấu, giấy tờ của công ty không có thật này của A và B không coi là tội làm giả giấy tờ, con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức mà là lừa đảo chiếm đoạt tài sản, do trên thực tế cũng không có công ty này tồn tại.
– Hành vi sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân.
Nếu người phạm tội mà chỉ làm giả tài liệu, con dấu của cơ quan, tổ chức mà việc làm giả này không phải vi mục đích lừa dối người khác thì cũng không thể coi là phạm tội làm giả con dấu, giấy tờ của cơ quan, tổ chức được. Con dấu, giấy tờ tài liệu giả có thể được sử dụng vào nhiều mục đích, chẳng hạn như dùng bằng đại học giả để đi xin việc, để được hưởng mức lương cao hơn; dùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả để mua bán đất; sử dụng sổ hộ khẩu giả để được giao đất trồng lúa, đất trồng rừng, mua xe ô tô trong thành phố,…
Khi xác định về hành vi, nếu người đó chỉ làm giả con dấu thì sẽ xác định là làm “giả con dấu của cơ quan, tổ chức”, nếu người đó làm giả giấy tờ, tài liệu thì sẽ là “làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức” chứ không định tội danh đầy đủ như điều luật quy định.
+ Về hậu quả:
Hậu quả không phải là yếu tố bắt buộc để cấu thành tội này. Chỉ cần người nào có hành vi làm giả con dấu, giấy tờ tài liệu của cơ quan, tổ chức và sử dụng con dấu, giấy tờ tài liệu đó để lừa dối người khác nhằm đạt được mục đích bất hợp pháp của mình thì đều có thể bị truy cứu về tội này. Nếu việc phạm tội gây hậu quả thực tế thì đây sẽ được coi là tình tiết định khung hình phạt.
Hậu quả của tội làm giả giấy tờ, tài liệu, con dấu của cơ quan tổ chức là làm ảnh hưởng về tài sản của công dân, và của cả nhà nước; Gây rối loạn việc quản lý hành chính Nhà nước về quản lý giấy tờ tài, tài liệu; Gây hoang mang cho người dân khi tham gia vào các giao dịch của mình…
Về mặt chủ quan của tội phạm.
Tội làm giả con dấu, giấy tờ, tài liệu của cơ quan tổ chức được thực hiện dưới lỗi cố ý, người phạm tội biết rõ con dấu, giấy tờ, tài liệu này là giả nhưng vẫn sử dụng chúng để thực hiện hành vi lừa dối người khác để trục lợi.
Động cơ của việc phạm tội cũng không phải là yếu tố bắt buộc, tuy nhiên việc xác định động cơ cũng là điều hết sức quan trọng do nếu người phạm tội thực hiện việc làm giả con dấu, giấy tờ vì lợi ích vật chất hoặc vì động cơ đê hèn khác thì sẽ khác với người làm giả con dấu, giấy tờ giả vì mục đích thành tích, chẳng hạn như là làm giả giấy khen để khoe khoang thì sẽ khác làm giả giấy khen để được ưu tiên khi đi xin học bổng, xin đi du học nước ngoài…
Thứ hai, mức phạt đối với hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Mức phạt của tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức được quy định cụ thể tại Điều 341
– Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, hoặc tù từ 06 tháng đến 02 năm đối với trường hợp: người phạm tội thực hiện hành vi làm giả con dấu, giấy tờ của cơ quan tổ chức; sử dụng con dấu, giấy tờ, tài liệu giả đó để lừa dối công dân, cơ quan, tổ chức.
– Phạt tù từ 02 đến 05 năm đối với trường hợp:
+ Phạm tội có tổ chức: đây là trường hợp có một nhóm (ít nhất hai người trở lên) trong đó những người này có lên kế hoạch và có phân công nhau để thực hiện phạm tội.
+ Đã có hai lần phạm tội trở lên.
+ Là trường hợp tái phạm nguy hiểm.
+ Số lượng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác mà tội phạm làm giả là từ 02-05 món.
+ Số tiền thu lợi bất chính là từ 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng.
+ Sử dụng con dấu, giấy tờ tài liệu giả để thực hiện một tội phạm khác mà tội này là tội phạm ít nghiêm trọng, hoặc nghiêm trọng.
– Phạt tù từ 03 đến 07 năm đối với trường hợp:
+ Số lượng con dấu, tài liệu giấy tờ bị làm giả là từ 06 trở lên.
+ Số tiền mà tội phạm chiếm đoạt từ việc phạm tội một cách bất chính là từ 50 triệu đồng trở lên.
+ Sử dụng con dấu, giấy tờ tài liệu giả để thực hiện một tội phạm khác mà tội này là tội phạm rất nghiêm trọng, hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền với số tiền từ 05 triệu đồng đến tối đa 50 triệu đồng tùy theo mức độ phạm tội.
Mục lục bài viết
1. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức
1. Khái niệm:
Làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức là hành vi làm ra con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức giống với con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thật của cơ quan, tổ chức đó hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân.
Tội danh này được quy định tại Điều 267 Bộ luật hình sự 1999 như sau:
“1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bốn năm đến bảy năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.”
2. Dấu hiệu pháp lý:
– Chủ thể: Bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.
– Khách thể: Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm sự hoạt động bình thường, uy tín của cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước về con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác. Đối tượng tác động của tội phạm này là con dấu giả, tài liệu giả, giấy tờ giả.
– Mặt khách quan: Người phạm tội có thể thực hiện một trong hai hành vi sau:
+ Hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ của cơ quan, tổ chức. Hành vi phạm tội này hoàn thành kể từ khi người không có thẩm quyền tạo ra được con dấu, tài liệu, các giấy tờ giả của một cơ quan, tổ chức nhất định.
+ Hành vi sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân. Đối với hành vi sử dụng, tội phạm hoàn thành khi người phạm tội có hành vi sử dụng các đối tượng trên để lừa dối cơ quan Nhà nước, tổ chức hoặc công dân, không cần xảy ra hậu quả.
– Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm trên với lỗi cố ý (người phạm tội biết hành vi làm con dấu, tài liệu hoặc các giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức là hành vi làm giả và sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả đó để lừa dối cơ quan, tổ chức nhưng vẫn thực hiện, mong muốn hoặc để mặc cho hậu quả xảy ra hoặc không cần biết hậu quả của hành vi đó như thế nào).
3. Hình phạt:
– Người phạm tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
– Phạm tội có tổ chức; phạm tội nhiều lần; gây hậu quả nghiêm trọng; tái phạm nguy hiểm thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
– Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc dặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm.
2. Làm giả con dấu giấy tờ của cơ quan nhà nước bị xử lý như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa anh chị! anh cho em hỏi là em môi giới trong việc làm bằng và giấy tờ giả, thu lợi bất chính 6 triệu đồng. Và môi giới được 4 lần cho người ngoài làm bằng, và 2 lần làm giả đăng ký xe cho chính bản thân mình. hiên tại em đã bị công an bắt nên hỏi và thu lại tấ cả. Và chưa bắt đc người chính thức làm ra. vậy anh chị cho em hỏi với mức vi phạm của em thì em bị phat như thế nào và mức án ra sao? mong anh chị chiir rõ cho để cho em biết về luật pháp. Em cám ơn anh chị nhiều.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 267 “Bộ luật hình sự 2015” quy định tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức như sau:
“Điều 267. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bốn năm đến bảy năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.”
Khái niệm làm giả theo quy định pháp luật là hành vi làm giống như thật các loại con dấu, giấy tờ hiện đang được phép lưu hành hoặc làm ra các loại con dấu, giấy tờ mới hoàn toàn. Những hành vi giả mạo này chỉ được coi là phạm tội khi các tài liệu, giấy tờ, con dấu giả được sử dụng vào một việc làm trái pháp luật nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân như để được vào biên chế, được đi nước ngoài, được hưởng chế độ ưu tiên…
Căn cứ Điều 20 “Bộ luật hình sự 2015” quy định đồng phạm như sau:
“Điều 20. Đồng phạm
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
3. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.”
Theo đó, đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. Như vậy, đồng thời đòi hỏi có hai dấu hiệu sau:
+ Có hai người trở lên, hai người này phải có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự.
+ Phải cùng cố ý thực hiện tội phạm.
Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn đã giới thiệu cho một số người làm bằng giả, văn bằng, chứng chỉ giả và thu lợi nhuận số tiền 6 triệu đồng. Bạn không trực tiếp làm bằng giả, tuy nhiên, bạn lại môi giới cho người khác. Hành vi của bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 267 “Bộ luật hình sự 2015” với vai trò là người giúp sức.
3. Hỏi về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức
Tóm tắt câu hỏi:
A sử dụng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty TNHH một thành viên giả (trong đăng ký kinh doanh giả này giám đốc là B) và giả mạo quyết định cử cán bộ tham gia đoàn công tác của B nhằm mục đích tham gia chương trình xúc tiến thương mại do cơ quan nhà nước tổ chức ở nước ngoài, A chưa xuất cảnh được thì bị phát hiện. Vậy xin luật sư cho biết A sẽ bị xử lý như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Với hành vi giả mạo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của một Công ty TNHH một thành viên và giả mạo quyết định cử cán bộ tham gia đoàn công tác của B nhằm mục đích tham gia chương trình xúc tiến thương mại do cơ quan nhà nước tổ chức ở nước ngoài thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 267 “Bộ luật hình sự 2015”:
“Điều 267. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bốn năm đến bảy năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.”
Cấu thành tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức như sau:
Luật sư tư vấn hỏi về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức:1900.6568
– Chủ thể: bất kỳ ai có năng lực chịu trách nhiệm hình sự theo luật định.
– Khách thể: tội phạm này xâm phạm trật tự quản lý hành chính Nhà nước, tổ chức và xâm phạm sự hoạt động bình thường, uy tín của cơ quan Nhà nước, tổ chức trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước về con dấu, tài liêu hoặc giấy tờ khác.
– Mặt chủ quan: là lỗi cố ý trực tiếp. Đối với hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức thì không cần mục đích nhưng hành vi sử dụng chúng thì cần mục đích là để lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân.
– Mặt khách quan:
+ Làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức: là hành vi của người không có thẩm quyền cấp các giấy tờ đó nhưng đã tạo ra các giấy tờ đó bằng những phương pháp nhất định để coi nó như thật. Việc làm giả này có thể là giả toàn bộ hoặc chỉ từng phần (tiêu đề, chữ ký, con dấu, nội dung…). Hành vi phạm tội này hoàn thành kể từ khi người không có thẩm quyền tạo ra được con dấu, tài liệu, các giấy tờ giả của một cơ quan Nhà nước, tổ chức nhất định (kể cả cơ quan Nhà nước hay tổ chức đó không có thật hoặc đã bị giải thể). Điều luật không yêu cầu việc “làm” giả này phải nhằm sử dụng hoặc đã sử dụng vào mục đích gì.
+ Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức để lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân. Đây là trường hợp người phạm tội không có hành vi “làm” giả các đối tượng trên nhưng đã có hành vi “sử dụng” chúng để lừa dối cơ quan Nhà nước, tổ chức hoặc công dân. “Lừa dối” ở đây có nghĩa là người phạm tội sử dụng các đối tượng đó trong giao dịch với cơ quan Nhà nước, tổ chức hoặc công dân khiến cho các đối tác giao dịch tin đó là đối tượng thật.
Như vậy, A vừa có hành vi làm giả, vừa có hành vi sử dụng giấy tờ giả của cơ quan, tổ chức thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.