Quy định về tổ chức sinh hoạt Đảng tại chi bộ. Chi bộ không sinh hoạt Đảng có bị xử lý bị xử lý vi phạm không? Hướng dẫn tổ chức sinh hoạt chi bộ Đảng hàng tháng mới nhất.
Tóm tắt câu hỏi:
Một chi bộ cơ quan xã trực thuộc Đảng ủy xã mà một năm chi bộ không tổ chức sinh hoạt đảng thì bị xử lý kỷ luật như thế nào? Ban Thường vụ Đảng ủy; cấp ủy chi bộ; các đảng viên trong chi bộ thì bị xử lý bằng hình thức nào: Áp dụng cụ thể vào văn bản nào; Điều khoản áp dụng để xử lý đối với tập thể, các cá nhân vi phạm của chi bộ? Xin cảm ơn?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 6 Quy định 181/QĐ-TW năm 2013 xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm như sau:
“Điều 6. Vi phạm về quan điểm chính trị và lịch sử chính trị.
1. Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Bị người khác xúi giục, lôi kéo, mua chuộc mà có hành vi nói, viết, lưu trữ, tán phát, xuất bản, cung cấp thông tin, tài liệu, hiện vật có nội dung trái với quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
b) Phụ họa, a dua theo những quan điểm trái với quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; thiếu trách nhiệm trong đấu tranh chống biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, chống diễn biến hòa bình.
c) Có biểu hiện cụ thể về dao động, thiếu niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, không thực hiện đúng các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng.
…
3. Trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ.
a) Vô tổ chức, vô kỷ luật, cố ý bỏ sinh hoạt đảng, bỏ vị trí công tác nhiều lần không có lý do chính đáng, có hành vi chống lại các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy định, quy chế, kết luận của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.
b) Lợi dụng quyền dân chủ để tổ chức, lôi bè, kéo cánh, lợi ích nhóm hoặc lợi ích cục bộ gây mất đoàn kết trong tổ chức, cơ quan, đơn vị nơi mình sinh hoạt, công tác.”
Như vậy, trường hợp Đảng viên không thực hiện đúng các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng mà gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách. Trong trường hợp không thực hiện đúng các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng mà gây hậu quả nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ.
Căn cứ Điều 36 Quyết định 30/QĐ-TW thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng như sau:
“Điều 36. Thẩm quyền thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm:
1- Chi bộ quyết định khiển trách, cảnh cáo đảng viên trong chi bộ (kể cả cấp ủy viên các cấp, đảng viên thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý) vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên (trừ nhiệm vụ do cấp trên giao)
Nhiệm vụ do cấp trên giao là công việc do tổ chức đảng cấp trên hoặc lãnh đạo cấp trên có thẩm quyền giao cho đảng viên. Nếu phải xử lý kỷ luật cao hơn, chi bộ đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Đối với cấp ủy viên các cấp sinh hoạt tại chi bộ từ cấp ủy viên đảng ủy cơ sở trở lên và cán bộ thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý, nếu vi phạm nhiệm vụ do cấp trên giao phải áp dụng hình thức kỷ luật thì chi bộ đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Quyết định kỷ luật khiển trách, cảnh cáo của chi bộ đối với cấp ủy viên các cấp, cán bộ thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý phải báo cáo lên các cấp ủy mà đảng viên đó là thành viên và cấp ủy, ủy ban kiểm tra của cấp ủy quản lý cán bộ đó.
Việc cách chức, khai trừ cấp ủy viên của chi bộ cơ sở do chi bộ cơ sở đề nghị, ban thường vụ cấp ủy huyện, quận hoặc tương đương quyết định.
– Đảng ủy cơ sở quyết định khiển trách, cảnh cáo đảng viên trong đảng bộ, cách chức cấp ủyviên cấp dưới.
Quyết định cách chức bí thư, phó bí thư, cấp ủy viên của chi bộ hoặc đảng ủy bộ phận trực thuộc nhưng không phải là cấp ủy viên cùng cấp hoặc cán bộ thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý.
Đối với cấp ủy viên cấp trên trực tiếp trở lên và cán bộ thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý sinh hoạt tại đảng bộ, nếu vi phạm đến mức phải kỷ luật thì đảng ủy cơ sở đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
– Đảng ủy cơ sở được ủy quyền quyết định kết nạp đảng viên thì có quyền khai trừ đảng viên, nhưng không phải là cấp ủy viên cùng cấp và đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý.
– Đảng ủy bộ phận và ban thường vụ đảng ủy cơ sở không được quyền thi hành kỷ luật đảng viên, nhưng có trách nhiệm thẩm tra việc đề nghị thi hành kỷ luật của chi bộ. Ban thường vụ đảng ủy cơ sở có trách nhiệm thẩm tra đề nghị của ủy ban kiểm tra đảng ủy cơ sở để đề nghị đảng ủycơ sở xem xét, quyết định theo thẩm quyền.
– Trường hợp tất cả cấp ủy viên của chi bộ và của đảng bộ cơ sở đều bị thi hành kỷ luật thì báo cáo để tổ chức đảng có thẩm quyền cấp trên quyết định.
2- Cấp ủy tỉnh, thành, huyện, quận và tương đương quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên; quyết định khiển trách, cảnh cáo cấp ủy viên các cấp, đảng viên thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên; quyết định khiển trách, cảnh cáo cấp ủy viên cùng cấp vi phạm nhiệm vụ do cấp ủy giao
Đối với các hình thức khiển trách, cảnh cáo cấp ủy viên các cấp, đảng viên thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên và cấp ủy viên cùng cấp vi phạm nhiệm vụ do cấp ủy giao (là công việc do tập thể cấp ủy có thẩm quyền giao cho đảng viên, cấp ủy viên), sau khi cấp ủy biểu quyết đủ đa số phiếu theo quy định thì ra quyết định. Trường hợp cách chức, khai trừ thì báo cáo tổ chức đảng có thẩm quyền cấp trên xem xét, quyết định.
Trường hợp cấp ủy viên cùng cấp đồng thời là cán bộ thuộc diện cấp ủy cấp trên trực tiếp quản lý vi phạm nhiệm vụ do cấp trên giao, sau khi cấp ủy biểu quyết đề nghị kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo thì báo cáo để ban thường vụ cấp ủy hoặc ủy ban kiểm tra cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định; ở cấp tỉnh, thành và đảng ủy trực thuộc Trung ương thì báo cáo Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét, quyết định; những trường hợp không thuộc thẩm quyền quyết định kỷ luật thì Ủy ban Kiểm tra Trung ương báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Đối với các hình thức cách chức, khai trừ cấp ủy viên cùng cấp, sau khi cấp ủy biểu quyết đủ số phiếu quy định thì đề nghị ủy ban kiểm tra cấp trên báo cáo ban thường vụ cấp ủy cùng cấp xem xét, quyết định. Ở cấp tỉnh, thành và đảng ủy trực thuộc Trung ương thì báo cáo Ủy ban Kiểm tra Trung ương để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Ban thường vụ cấp ủy quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên; quyết định khiển trách, cảnh cáo cấp ủy viên các cấp, đảng viên thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên, cán bộ thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý vi phạm nhiệm vụ chuyên môn được giao. Nhiệm vụ chuyên môn được giao là công việc đảng viên thường xuyên thực hiện theo chức trách, cương vị công tác trong tổ chức, cơ quan, đơn vị mà đảng viên đó là thành viên.
Trường hợp cách chức, khai trừ thì báo cáo tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Quyết định các hình thức kỷ luật đối với đảng viên, kể cả bí thư, phó bí thư, ủy viên ban thường vụ, cấp ủy viên cấp dưới trực tiếp và cán bộ thuộc diện cấp ủy cùng cấp quản lý nhưng không phải là cấp ủy viên cùng cấp.
… “
Như vậy, chi bộ có quyền quyết định khiển trách, cảnh cáo đảng viên trong chi bộ vi phạm về phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đứng, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên. Việc quyết định kỷ luật khiển trách, cảnh cáo của chi bộ đối với cấp ủy viên các cấp, cán bộ thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý phải báo cáo lên các cấp ủy mà đảng viên đó là thành viên và cấp ủy, ủy ban kiểm tra của cấp ủy quản lý cán bộ đó. Việc cách chứ, khai trừ cấp ủy viên của chi bộ cơ sở do chi bộ cơ sở đề nghị, ban thường vụ cấp ủy huyện, quận hoặc tương đương quyết định.
Luật sư
Căn cứ Điều 37 Quyết định 30/QĐ-TW năm 2016 quy định thẩm quyền thi hành kỷ luật tổ chức đảng vi phạm như sau:
“1- Cấp ủy cấp trên trực tiếp quyết định khiển trách, cảnh cáo tổ chức đảng cấp dưới
1.1- Đảng ủy cơ sở, đảng ủy cấp trên cơ sở; cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy huyện, quận và tương đương trở lên có quyền kỷ luật tổ chức đảng theo quy định của Điều lệ Đảng. Ủy ban kiểm tra các cấp không có thẩm quyền kỷ luật tổ chức đảng nhưng có trách nhiệm xem xét, kết luận, đề xuất ý kiến với cấp ủy trong việc xử lý kỷ luật.
1.2- Kỷ luật một tổ chức đảng phải xem xét và quy rõ trách nhiệm của tổ chức đó để xử lý cho đúng. Đồng thời, phải xem xét trách nhiệm cá nhân để xử lý kỷ luật đối với những đảng viên vi phạm và xem xét trách nhiệm người đứng đầu tổ chức đảng đó.
1.3- Tổ chức đảng bị kỷ luật thì tất cả thành viên trong tổ chức đó đều phải chịu trách nhiệm, phải ghi rõ số, ngày, tháng, năm quyết định, tổ chức đảng quyết định kỷ luật, nội dung, hình thức kỷ luật đối với tổ chức vào lý lịch từng thành viên. Những thành viên không tán thành hoặc không liên quan trực tiếp đến quyết định sai lầm của tổ chức đó cũng được ghi rõ vào lý lịch đảng viên.
2- Kỷ luật giải tán một tổ chức đảng do cấp ủy cấp trên trực tiếp đề nghị, cấp ủy cấp trên cách một cấp quyết định. Quyết định này phải báo cáo lên cấp ủy cấp trên trực tiếp và Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Tổ chức đảng bị kỷ luật khiển trách, cảnh cáo do cấp ủy hoặc ban thường vụ cấp ủy cấp trên trực tiếp quyết định. Tổ chức đảng bị kỷ luật giải tán do cấp ủy hoặc ban thường vụ cấp ủy cấp trên trực tiếp đề nghị, cấp ủy hoặc ban thường vụ cấp ủy cấp trên một cấp quyết định.
3- Chỉ giải tán một tổ chức đảng khi tổ chức đảng đó phạm một trong các trường hợp: có hành động chống đường lối, chính sách của Đảng; vi phạm đặc biệt nghiêm trọng nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng hoặc pháp luật của Nhà nước.
Những tổ chức đảng vi phạm một trong các nội dung sau đây thì giải tán:
3.1- Có hành động chống đối quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng với các hành vi cụ thểnhư: tổ chức, kích động, xúi giục, cưỡng bức quần chúng mít tinh, biểu tình trái với quy định của pháp luật; xuyên tạc sự thật, xuyên tạc lịch sử, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng; có hành động cụ thể chống Đảng.
3.2- Vi phạm đặc biệt nghiêm trọng nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng hoặc pháp luật Nhà nước với các hành vi như: bỏ ba kỳ liên tiếp không sinh hoạt; cố ý không chấp hành Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, chủ trương, chính sách, các nguyên tắc, quy chế, quy định, quyết định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; chia rẽ bè phái, mất đoàn kết nghiêm trọng, không còn vai trò và tác dụng lãnh đạo đối với địa phương, đơn vị.”
Đối với tổ chức đảng vi phạm thì Đảng ủy cơ sở, đảng ủy cấp trên cơ sở, cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy huyện, quận, tương đương trở lên có quyền kỷ luật tổ chức đảng theo quy định của Điều lệ Đảng. Tổ chức đảng bị kỷ luật thì tất cả các thành viên trong tổ chức đó đều phải chịu trách nhiệm. Kỷ luật giải tán một tổ chức đảng do cấp ủy cấp trên trực tiếp đề nghị, cấp ủy cấp trên cách một cấp quyết định. Quyết định này phải báo cáo lên cấp ủy cấp trên trực tiếp và Ủy ban kiểm tra Trung ương. Trong trường hợp tổ chức vi phạm đặc biệt nghiêm trọng về nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng như: bỏ ba kỳ liên tiếp không sinh hoạt, cố ý không chấp hành Điều lệ Đảng,…thì tổ chức đó sẽ bị giải tán.