Tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động là khái niệm để chỉ đơn vị sự nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp cung ứng dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động. Vậy pháp luật hiện nay quy định như thế nào về tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động?
Mục lục bài viết
1. Quy định về tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động:
1.1. Nhiệm vụ của tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động:
Căn cứ theo quy định tại Điều 32 của Luật An toàn lao động năm 2015 hiện hành, pháp luật hiện nay có ghi nhận về nhiệm vụ của các tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, cụ thể như sau:
Các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được xem là một đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập theo quy định của pháp luật hoặc các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ kiểm định an toàn kỹ thuật lao động, và nhìn chung thì các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn lao động sẽ có các quyền cơ bản sau đây:
– Tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có quyền trong việc thực hiện hoạt động kiểm định theo hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm định phù hợp với quy định của pháp luật;
– Tổ chức hoạt động trong lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có quyền từ chối cung ứng dịch vụ kiểm định khi các tổ chức này xét thấy không đảm bảo các điều kiện về an toàn khi tiến hành thực hiện hoạt động kiểm định các trang thiết bị, và máy móc, cùng với vật tư;
– Tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có quyền trong việc khiếu nại và tố cáo theo đúng quy định của pháp luật, có quyền kiến nghị đối với các hành vi cảm cho các tổ chức này trong quá trình hoạt động kiểm định;
– Tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động còn có quyền yêu cầu các chủ thể là tổ chức và cá nhân có đối tượng đề nghị được kiểm định tiến hành cung cấp các tài liệu và các thông tin khác có liên quan phục vụ cho hoạt động kiểm định của mình được diễn ra thuận lợi và an toàn.
Bên cạnh các quyền được pháp luật quy định như trên, thì tổ chức hoạt động trong lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn lao động còn có một số nghĩa vụ cụ thể như sau:
– Tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có nghĩa vụ trong việc cung ứng dịch vụ kiểm định phù hợp với phạm vi và đối tượng được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo trình tự và thủ tục luật định;
– Tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có nghĩa vụ trong việc thực hiện quá trình kiểm định theo đúng quy trình kiểm định được pháp luật ghi nhận;
– Tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có nghĩa vụ trong việc chịu trách nhiệm về kết quả kiểm định và bồi thường thiệt hại do quá trình kiểm định của mình gây ra theo đúng quy định của pháp luật về bồi thường, có nghĩa vụ trong việc thu hồi kết quả kiểm định đã cấp khi phát hiện các sai phạm không đáng có;
– Hằng năm, thì các tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động còn có nghĩa vụ báo cáo với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý trong lĩnh vực này về tình hình hoạt động kiểm định đã thực hiện theo quy định của pháp luật, đồng thời thì các tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động còn có nghĩa vụ lưu giữ hồ sơ kiểm định để đảm bảo các thông tin cần thiết.
1.2. Điều kiện để tổ chức được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động:
Căn cứ tại Điều 1 của Nghị định 140/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (được sửa đổi bởi Quyết định 6145/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung/thay thế/bị bãi bỏ về lĩnh vực Quản lý môi trường y tế thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế quy định tại Nghị định 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ) có quy định về vấn đề này như sau:
– Các chủ thể cần phải đảm bảo được các yêu cầu về trang thiết bị và dụng cụ phục vụ cho quá trình kiểm định cho từng đối tượng thuộc phạm vi kiểm định và theo yêu cầu tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn và vệ sinh lao động;
– Phải có ít nhất 02 kiểm định viên, đồng thời thì 02 kiểm định viên này sẽ phải làm việc theo
– Người phụ trách trong quá trình hoạt động kiểm định của tổ chức phải có thời gian làm kiểm định viên tối thiểu 02 năm theo quy định của pháp luật;
– Ngoài ra cũng cần phải lưu ý rằng, các trang thiết bị và các nguồn nhân lực theo như đã phân tích ở trên chỉ được sử dụng để làm điều kiện đề nghị xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật lao động đối với một tổ chức.
Đồng thời thì để xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật lao động thì cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ cơ bản như sau:
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận;
– Bản sao quyết định thành lập đối với đơn vị sự nghiệp;
– Danh mục thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định;
– Danh sách kiểm định viên theo mẫu do pháp luật quy định
– Và các giấy tờ có liên quan khác để chứng minh kinh nghiệm của người phụ trách kỹ thuật hoạt động kiểm định bao gồm: Bản sao sổ hoặc tờ rời về tham gia bảo hiểm xã hội; Bản sao hợp đồng lao động; Bản sao biên bản kiểm định kèm theo giấy chứng nhận kết quả kiểm định.
2. Quy định về trách nhiệm của tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động:
Tại Điều 2 của Nghị định 140/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (được sửa đổi bởi Quyết định 6145/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung/thay thế/bị bãi bỏ về lĩnh vực Quản lý môi trường y tế thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế quy định tại Nghị định 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ), có quy định về trách nhiệm của tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, cụ thể bao gồm:
– Tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có trách nhiệm trong việc công bố biên bản kiểm định với tổ chức, cá nhân sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Dán tem kiểm định theo đúng quy định của pháp luật hoặc thể hiện thông tin kiểm định lên đối tượng kiểm định và cấp cho các chủ thể là tổ chức, cá nhân sử dụng đối tượng kiểm định Giấy chứng nhận kết quả kiểm định (số lượng là 01 bản) chậm nhất sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày công bố biên bản nếu kết quả kiểm định đạt yêu cầu;
– Trong trường hợp đối tượng kiểm định không đạt yêu cầu và phát hiện đối tượng có nguy cơ dẫn đến sự cố, tai nạn lao động, thì các tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động sẽ không cấp Giấy chứng nhận kết quả kiểm định và
– Tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động phải có trách nhiệm trong việc đảm bảo độc lập, khách quan trong cung ứng dịch vụ kiểm định;
– Tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có trách nhiệm trong việc không cung ứng dịch vụ kiểm định trong thời gian bị đình chỉ hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; đồng thời cũng không sử dụng kiểm định viên đang bị thu hồi chứng chỉ kiểm định viên để thực hiện kiểm định;
– Tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có trách nhiệm trong việc cử kiểm định viên tham dự các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
3. Các trường hợp thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động:
Căn cứ tại Điều 8 của Nghị định 140/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (được sửa đổi bởi Quyết định 6145/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung/thay thế/bị bãi bỏ về lĩnh vực Quản lý môi trường y tế thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế quy định tại Nghị định 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ), có quy định về các trường hợp thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, cụ thể như sau:
– Hết thời hạn đình chỉ hoạt động kiểm định do pháp luật quy định mà các chủ thể không khắc phục được các nguyên nhân bị đình chỉ hoạt động kiểm định;
– Hoạt động kiểm định trong thời gian bị đình chỉ hoạt động, tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động;
– Sau thời hạn luật định đó là 6 tháng kể từ khi có thay đổi điều kiện hoạt động làm cơ sở cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động, nếu tổ chức không đáp ứng các điều kiện được pháp luật quy định;
– Hoạt động kiểm định trong thời gian không bảo đảm các điều kiện được pháp luật quy định;
– Giả mạo hoặc khai man các tài liệu trong hồ sơ cấp, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận;
– Bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật An toàn lao động năm 2015;
– Nghị định 140/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội;
– Quyết định 6145/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung/thay thế/bị bãi bỏ về lĩnh vực Quản lý môi trường y tế thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế quy định tại Nghị định 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ.