Quy định về tiếp tục giải quyết vụ án dân sự bị tạm đình chỉ?
Hiện nay, trong quy định của pháp luật tố tụng dân sự thì đối với một vụ án khi không đủ điều kiện để tiếp tục xét xử thì vụ án đó sẽ được Tòa án đang tiến hành thu lý vụ án ra quyết định đình chỉ vụ án. Quyết định định chỉ vụ án hết hiệu lực khi vụ án đó không còn lý do nào khác để tiếp tục đình chỉ và đây cũng là thời gian mà vụ ná tạm đình chỉ đó được đưa ra xét xử. Vậy
Tổng đài Luật sư
Cơ sở pháp lý:
–
Tóm tắt câu hỏi:
Kính thưa luật sư, xin luật sư tư vấn thêm cho tôi về vấn đề sau:
Tôi có gởi hồ sơ khởi kiện ra
Ngày 25/3/2020, Tòa án huyện Bắc Bình chính thức thụ lý hồ sơ vụ án, tôi đã nộp tiền tạm ứng án phí cùng ngày. Đến ngày 25/9/2020 (06 tháng), Tòa án huyện Bắc bình ra quyết định Tạm đình chỉ vụ án với lý do chờ kết quả trả lời ủy thác của
Theo thông tin tôi biết được: Vợ Ông Nguyễn Lệ ( là người mà tòa án ủy thác cần lấy lời khai theo ủy thác của tòa án Bắc Bình ). Cán bộ Tòa án quận 1 TP.HCM đã đến tận nhà đưa giấy mời vợ ông Nguyễn Lệ đến tòa án quận 1 để lấy lời khai, vợ ông Lệ đã kí nhận và chuyển giao giấy mời cho ông Lệ theo yêu cầu của tòa nhưng ông Nguyễn Lệ (người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan trong vụ án chia tài sản chung) không đến.
Sau đó, tôi đã cung cấp thêm cho tòa án huyện Bắc Bình địa chỉ cơ quan công tác của ông Nguyễn Lệ để tiếp tục yêu cầu ủy thác cho tòa án quận 1 TP.HCM đến cơ quan công tác yêu cầu ông Nguyễn Lệ cộng tác.
Như vậy, với nội dung nêu trên tôi xin luật sư tư vấn:
1/ Đến bao giờ Tòa án Huyện Bắc Bình sẽ tiếp tục xem xét vụ án và giải quyết lại vụ án.
2/ Ông Nguyễn Lệ không cộng tác theo yêu cầu của quý tòa thì vụ án có được giải quyết không? (Trong khi gia đình có 4 anh em, tôi là trưởng nam – nguyên đơn, hai người còn lại một là bị đơn, một là người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan, đã đến tòa án Bắc Bình lấy lời khai trực tiếp, xác định tài sản cha mẹ để lại).
Quy định về tiếp tục giải quyết vụ án dân sự bị tạm đình chỉ
Vừa để giải đáp thắc mắc cho quy bạn đọc về vấn đề quy định về tiếp tục giải quyết vụ án dân sự bị tạm đình chỉ thì tác giả sẽ giải đáp thắc mắc và trả lời câu hỏi ở trên của bạn đọc với nội dung như sau:
– Với câu hỏi thứ nhất, chúng tôi xin trả lời như sau:
Theo quy định tại Điều 105
“1. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án có thể ra quyết định ủy thác để Tòa án khác hoặc cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều này lấy lời khai của đương sự, người làm chứng, thẩm định tại chỗ, tiến hành định giá tài sản hoặc các biện pháp khác để thu thập chứng cứ, xác minh các tình tiết của vụ việc dân sự.
2. Trong quyết định ủy thác phải ghi rõ tên, địa chỉ của nguyên đơn, bị đơn, quan hệ tranh chấp và những công việc cụ thể ủy thác để thu thập chứng cứ.
3. Tòa án nhận được quyết định ủy thác có trách nhiệm thực hiện công việc cụ thể được ủy thác trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được quyết định ủy thác và
Theo đó, Tòa án có thể ra quyết định uỷ thác để Tòa án khác hoặc cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 105
Tòa án nhận được quyết định uỷ thác có trách nhiệm thực hiện công việc cụ thể được uỷ thác trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết định uỷ thác và thông báo kết quả bằng văn bản cho Tòa án đã ra quyết định uỷ thác; trường hợp không thực hiện được việc uỷ thác thì phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do của việc không thực hiện được việc uỷ thác cho Tòa án đã ra quyết định uỷ thác. Bên cạnh đó thì theo như quy định tại Khoản 5 Điều 105 Bộ luật này thì không thực hiện được việc ủy thác theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 105 hoặc đã thực hiện việc ủy thác nhưng không nhận được kết quả trả lời thì Tòa án giải quyết vụ án trên cơ sở chứng cứ đã có trong hồ sơ vụ việc dân sự.
Bên cạnh đó, Điều 216 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:
“Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày lý do tạm đình chỉ giải quyết vụ án quy định tại Điều 214 của Bộ luật này không còn thì Tòa án phải ra quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự và gửi quyết định đó cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, Viện kiểm sát cùng cấp.
Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự hết hiệu lực kể từ ngày ban hành quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự. Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án kể từ khi ban hành quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự”.
Trong trường hợp trên, Tòa án huyện Bắc Bình ra quyết định Tạm đình chỉ vụ án với lý do chờ kết quả trả lời ủy thác của tòa án nhân dân quận 1 thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). Sau thời hạn tối đa là 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định uỷ thác, Tòa án quận 1 TP.HCM phải thông báo kết quả bằng văn bản cho Tòa án huyện Bắc Bình về việc thực hiện hay không thực hiện được ủy thác. Khi đó, lý do tạm đình chỉ không còn nên Tòa án Huyện Bắc Bình sẽ tiếp tục giải quyết vụ án.
– Với câu hỏi thứ hai, nếu ông Nguyễn Lệ không cộng tác theo yêu cầu của quý tòa thì vụ án có được giải quyết không?
Theo quy định tại Điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:
“4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”.
Do đó, khi Tòa án huyện Bắc Bình đã xác định ông Nguyễn Lệ là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án chia tài sản chung thì tòa án phải có trách nhiệm tống đạt mời ông Lệ đến Tòa.
Mặt khác, Điều 228 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định Tòa án vẫn tiến hành Xét Xử vụ án trong các trường hợp sau đây:
“1. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người đại diện của họ vắng mặt tại phiên tòa có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt.
2. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa nhưng có người đại diện tham gia phiên tòa.
3. Các trường hợp quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 227 của Bộ luật này”
“1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.
2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:
a) Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật;
b) Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;
c) Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;
d) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó theo quy định của pháp luật;
đ) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ”.
Như vậy, đối với trường hợp của bạn, Tòa án sẽ gửi giấy triệu tập hợp lệ lần thứ nhất đối với người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, cụ thể là ông Nguyễn Lệ. Nếu ông Nguyễn Lệ vắng mặt thì Hội đồng Xét Xử hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị Xét Xử vắng mặt.
Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, nếu ông Nguyễn Lệ là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không cử người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành Xét Xử vắng mặt ông Nguyễn Lệ.
Trường hợp ông Nguyễn Lệ là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập của mình và Tòa án quyết định vẫn xét xử vụ án và đình chỉ việc giải quyết đối với yêu cầu độc lập của ông Lệ (trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị Xét Xử vắng mặt). Tuy nhiên, ông Lệ có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn.