Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm là gì? Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm tiếng Anh là gì? Quy định pháp luật về tịch thu, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm?
Việc xử lý tội phạm, không chỉ dừng lại ở việc xử lý người phạm tội mà còn phải xử ý cả những vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm. Việc xử lý vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm được quy định trong phần các biện pháp tư pháp tại Chương VII, trong đó có biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giới thiệu những quy định về tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm
1. Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm là gì?
Tịch thu tức là tước một phần hoặc toàn bộ quyền sở hữu tài sản của một người.
Từ đó có thể hiểu tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm chính là tước một phần hoặc toàn bộ quyền sở hữu, quyền sử dụng,… đối với vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm, đó có thể là công cụ phạm tội, là đối tượng phạm tội,…
Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự được hiểu là vật, tiền để sung vào ngân sách nhà nước hoặc để tiêu hủy.
2. Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm tiếng Anh là gì?
Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm tiếng Anh là “Confiscation of money and items directly related to the crime”.
3. Quy định pháp luật về tịch thu, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm
“Điều 47. Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm
1. Việc tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tịch thu tiêu hủy được áp dụng đối với:
a) Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội;
b) Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có; khoản thu lợi bất chính từ việc phạm tội;
c) Vật thuộc loại Nhà nước cấm tàng trữ, cấm lưu hành.
2. Đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép, thì không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.
3. Vật, tiền là tài sản của người khác, nếu người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm, thì có thể bị tịch thu.”
Xét về điều kiện áp dụng biện pháp tư pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm được áp dụng đối với mọi loại tội phạm và được áp dụng đối với mọi đối tượng phạm tội. Biện pháp này được áp dụng khi chủ thể thực hiện hành vi phạm tội sử dụng một vật nào đó làm công vụ, phương tiện để phạm tội, sử dụng vật thuộc loại nhà nước cấm lưu hành vào việc phạm tội hoặc có được vật, tiền, khoản thu lợi bất chính từ việc phạm tội.
Xét về nội dung tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm là tước đi những vật, tiền của người phạm tội hay tước đi vật, tiền mà người phạm tội có được từ việc phạm tội để nộp vào ngân sách nhà nước hoặc để tiêu hủy nếu không có giá trị sử dụng. Việc tịch thu tước đi điều kiện vật chất của tội phạm, ngăn chặn tội phạm không có điều kiện để tiếp tục phạm tội hoặc thực hiện tội phạm khác và là một cách thức để bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp của chủ sở hữu đối với tài sản đó đã được xác lập trên cơ sở quyền nhân thân của các chủ thể được quy định trong luật dân sự.
Mục đích của việc áp dụng biện pháp tịch thu vật, tiền là nhằm phòng ngừa và đảm bảo sự răn đe tội phạm, ổn định và đảm bảo trật tự xã hội. Các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong quá trình xử lý vụ án có thể tịch thu các vật, tiền để tước bỏ điều kiện phạm tội, ngăn chặn sự nguy hiểm phát sinh từ chính xác các đối tượng đó.
Biện pháp tịch thu vật, tiền tài sản liên quan đến tội phạm tác động đến tình trạng tài sản của các chủ thể phạm tội, trong trường hợp các chủ thể sử dụng tài sản của chính để thực hiện tội phạm, làm cho các chủ thể mất khả năng tiếp tục sử dụng chúng hoặc khiến cho chủ thể phạm tội không còn được hưởng lợi từ những giá trị mà vật, tiền mang lại trong trường hợp chủ thể có được vật, tiền, lợi ích phát sinh từ việc phạm tội. Việc tịch thu, vật tiền còn tác động đến quyền của chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp vật, tiền và và còn tác động đến nhà nước thông quan việc các vật, tiền còn giá trị sử dụng được nộp vào ngân sách nhà nước để chi phí, trang trải cho việc duy trì các hoạt động của nhà nước.
Việc tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tịch thu tiêu hủy được áp dụng đối với công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội. Đây là những công cụ, phương tiện mà người phạm tội đã sử dụng vào việc thực hiện tội phạm, được người phạm tội chuẩn bị một cách đầy đủ, cần thiết cho việc thực hiện tội phạm, như: dao, súng, xe mô tô. Các công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội được xử lý bằng các cách giao:
+ Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội thuộc sở hữu của người phạm tội thì bị tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc bị tiêu hủy
+ Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội thuộc sở hữu của nhà nước, tổ chức, người khác mà người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng làm công cụ, phương tiện phạm tội nếu nhà nước, tổ chức và người khác có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm thì cũng có thể bị tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc bị tiêu hủy.
+ Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, người khác mà người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng làm công cụ, phương tiện phạm tội nếu nhà nước, tổ chức, người khác không có lỗi trong việc để cho người người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm thì trả lại cho chủ thể là chủ sở hữu hoặc người quản lý lợp pháp của tài sản. Nếu không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung vào công quỹ nhà nước.
Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc đổi do đổi chác, mua bán những thứ ấy mà có là những vật hoặc tiền có được trong và sau quá trình thực hiện hành vi phạm tội. Vật tiền do phạm tội mà có là những vật, tiền do người phạm tội chiếm đoạt được. Vật tiền do mua bán đối chác từ các loại vật, tiền mà người phạm tội có được khi thực hiện hành vi phạm tội, tức là vật tiền mà người phạm tội có được thông qua việc mua bán, đổi vật, tiền mà người phạm tội có được sau khi phạm tội.
Khoản thu lợi bất chính, trong bộ luật hình sự thì thu lợi bất chính là yếu tố định khung hình phạt trong các tội như: Tội vi phạm quy định về kinh doanh về phương thức đa cấp; Tội vi phạm quy định về cạnh tranh; tội làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán,… Từ đó có thể hiểu thu lợi bất chính của người phạm tội là khoản lợi mà người phạm tội có được thông qua việc thực hiện hành vi phạm tội.
Vật thuộc loại nhà nước cấm lưu hành là những vật mà người phạm tội sử dụng làm công cụ, phương tiện phạm tội hoặc là đối tượng của việc thực hiện tội phạm. Dựa trên những quy định của pháp luật về một vật để xác định xem vật đó có thuộc danh mục bị cấm. Các vật thông thường gặp trong các tội phạm mà thuộc danh mục cấm lưu hành như văn hóa phẩm đồi trụy, vũ khí quân dụng, ma túy, chất cháy, chất nổ, chất độc,… Đối với những vật thuộc danh mục hàng hóa bị cấm thì dù vật này thuộc sở hữu của ai, của đối tượng nào thì đều bị áp dụng biện pháp tịch thu. Bộ luật Hình sự năm 2015 đã bổ sung thêm loại đối tượng “cấm tàng trữ” so với
Như vậy, đối với các công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội; vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những vật tiền do phạm tội mà có; khoản thu lợi bất chính từ việc phạm tội; vật thuộc loại Nhà nước cấm tàng trữ, lưu hành bị tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tịch thu tiêu hủy.
Khoản 2 của Điều 47 quy định: “Đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép, thì không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.” Tức đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp. Các cơ quan tiến hành tố tụng xác định được những vật, tiền này thuộc sở hữu của người khác và xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, đã bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép, về nguyên tắc phải bảo đảm quyền sở hữu của các cá nhân, tổ chức nên phải hoàn trả lại những vật, tiền tài sản đó cho chủ sở hữu. Trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì tịch thu sung vào ngân sách nhà nước sau khi đã đã thực hiện hoạt động
Khoản 3 Điều 47 quy định như sau: “Vật, tiền là tài sản của người khác, nếu người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm, thì có thể bị tịch thu.” Trường hợp vật, tiền thuộc tài sản của người khác nếu người này có lỗi trong việc để cho người khác sử dụng vào việc thực hiện tội phạm thì có thể bị tịch thu sung vào ngân sách nhà nước. Trong trường hợp này cơ quan có thẩm quyền xem xét áp dụng biện pháp tư pháp hay không căn cứ vào mức độ lỗi, tình tiết của từng vụ án. Yếu tố quyết định đến việc có áp dụng biện pháp tư pháp hay không phải xem xét đến yếu tố lỗi của chủ sở hữu vật, tiền, xem đó là lỗi cố ý hay vô ý. Nếu một chủ thể cố ý để người phạm tội sử dụng vật, tiền của mình để thực hiện hành vi phạm tội thì vật, tiền của người đó phải bị tịch thu.