Thương nhân việt nam nhận gia công hàng hóa trong những trường hợp nào? Trường hợp thương nhân Việt Nam bị cấm gia công?
Thương nhân việt nam nhận gia công hàng hóa trong những trường hợp nào? Trường hợp thương nhân Việt Nam bị cấm gia công?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào quý Luật Sư! Theo khoản 2 điều 180 Luật thương mại 2005 thì: “trường hợp gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài thì hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu có thể được gia công nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép” Nhưng theo điều 29 Nghị định 12/2006/NĐ-CP lại quy định thương nhân, kể cả thương nhân có vốn đầu tư ở nước ngoài, không được nhận gia công thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cho thương nhân nước ngoài. Như vậy 2 văn bản này có mâu thuẫn gì không? Và trường hợp có thể gia công theo khản 2 điều 180 Luật Thương mại năm 2005 là những trương hợp nào? Rất cảm ơn câu trả lời của Quý Luật Sư, chúc công ty ngày càng phát triển!!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo Luật thương mại 2005 thì:
Điều 180. Hàng hóa gia công
1. Tất cả các loại hàng hóa đều có thể được gia công, trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh.
2. Trường hợp gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài thì hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu có thể được gia công nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Theo bạn cung cấp là Nghị định 12/2006/NĐ-CP, tuy nhiên tính tới thời điểm này thì văn bản đã hết hiệu lực và được thay thế bằng Nghị định 187/2013/NĐ-CP:
Điều 28. Thương nhân nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài
Trừ trường hợp quy định tại Điều 36 Nghị định này, thương nhân Việt Nam, kể cả thương nhân có vốn đầu tư của nước ngoài tại Việt Nam, được nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài, trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân chỉ được ký hợp đồng sau khi được Bộ Công Thương cấp phép.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Hai văn bản này không có mâu thuẫn gì, việc gia công hàng hóa được phép, tuy nhiên phải đảm bảo không thuộc danh mục hàng cấm xuất nhập khẩu và hàng cấm.
Trường hợp danh mục hàng hóa được phép xuất nhập khẩu thì bao gồm rất nhiều loại, bạn có thể tham khảo theo danh mục hàng hóa ở phụ lục kèm theo Nghị định 187/2013/NĐ-CP.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Nhập khẩu thép không gỉ có cần dán nhãn hàng hóa không?
– Nhập khẩu hàng hóa có cần làm thủ tục đăng ký nhãn phụ
– Thời hạn cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu xuất trình hóa đơn
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến miễn phí