Thời hạn phục hồi điều tra, thời hạn điều tra bổ sung, điều tra lại là gì? Thời hạn điều tra bổ sung, điều tra lại là gì? Các trường hợp vụ án hình sự được phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại? Thời hạn phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại? Cách tính thời hạn phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại?
Pháp luật tố tụng hình sự ghi nhận quy định về các trường hợp: phục hồi vụ án để điều tra, trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung, điều tra lại của các cơ quan tố tụng. Đáng chú ý, thời hạn của các thủ tục này được đặc biệt quan tâm. Thời hạn phục hồi điều tra là gì? Thời hạn điều tra bổ sung, điều tra lại là gì? Pháp luật tố tụng quy định như thế nào về những vấn đề pháp lý này? Để giải đáp những thắc đó, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Luật Dương Gia:
1. Thời hạn phục hồi điều tra là gì? Thời hạn điều tra bổ sung, điều tra lại là gì?
Thời hạn phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại là khoảng thời gian pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam cho phép vụ án được phục hồi để thực hiện các hoat động điều tra tiếp, điều tra bổ sung, điều tra lại khi xét thấy cần thiết nhằm phục vụ mục đích tìm ra tội phạm làm sáng tỏ sự thật của vụ án.
Thời hạn phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại Tiếng Anh là “Time limit for resumption of investigation, further investigation, re-investigation”.
Căn cứ pháp lý: Điều 174
2. Các trường hợp vụ án hình sự được phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại
2.1. Phục hồi điều tra vụ án hình sự
Một vụ án hình sự chỉ được phục hồi điều tra khi có những căn cứ sau:
– Khi có lý do để hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định tạm đình chỉ điều tra thì Cơ quan điều tra ra quyết định phục hồi điều tra, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Nếu việc điều tra bị đình chỉ theo quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 157 của
Thủ tục phục hồi điều tra vụ án:
Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định phục hồi điều tra, Cơ quan điều tra phải gửi quyết định này cho Viện kiểm sát cùng cấp, bị can, người bào chữa hoặc người đại diện của bị can;
2.2. Trả hồ sơ điều tra bổ sung
Một vụ án được quyết định điều tra bổ sung khi có các căn cứ xác định rằng việc trả hồ sơ và điều tra bổ sung vụ án là cần thiết để kết quả giải quyết vụ án hình sự được chính xác, khách quan nhất
Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ vụ án, yêu cầu Cơ quan điều tra điều tra bổ sung khi thuộc một trong các trường hợp:
– Còn thiếu chứng cứ để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 của Bộ luật này mà Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung được;
– Có căn cứ khởi tố bị can về một hay nhiều tội phạm khác;
– Có người đồng phạm hoặc người phạm tội khác liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố bị can;
– Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
Quyết định trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung phải ghi rõ vấn đề cần điều tra bổ sung quy định tại khoản 1 Điều 245 và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015
– Cơ quan điều tra có trách nhiệm thực hiện đầy đủ yêu cầu nêu trong quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung của Viện kiểm sát; trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà không thực hiện được thì phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
– Kết thúc điều tra bổ sung, Cơ quan điều tra phải có bản kết luận điều tra bổ sung. Bản kết luận điều tra bổ sung phải ghi rõ kết quả điều tra bổ sung, quan điểm giải quyết vụ án. Nếu kết quả điều tra bổ sung làm thay đổi cơ bản kết luận điều tra trước đó thì Cơ quan điều tra phải ra bản kết luận điều tra mới thay thế.
– Việc chuyển hồ sơ vụ án kèm theo kết luận điều tra bổ sung cho Viện kiểm sát; việc giao, nhận, gửi
– Điều tra lại và điều tra bổ sung là yêu cầu của 02 cơ quan tiến hành tố tụng (Kiểm sát và
Trả hồ sơ bổ sung được thực hiện ở giai đoạn truy tố của vụ án hình sự
2.3. Hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại
Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại trong các trường hợp:
– Có căn cứ cho rằng cấp sơ thẩm bỏ lọt tội phạm, người phạm tội hoặc để khởi tố, điều tra về tội nặng hơn tội đã tuyên trong bản án sơ thẩm;
– Việc điều tra ở cấp sơ thẩm không đầy đủ mà cấp phúc thẩm không thể bổ sung được;
– Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn điều tra, truy tố.
Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại ở cấp sơ thẩm với thành phần Hội đồng xét xử mới trong các trường hợp:
– Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng thành phần mà Bộ luật này quy định;
– Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm;
– Người được
– Miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hoặc áp dụng biện pháp tư pháp đối với bị cáo không có căn cứ;
– Bản án sơ thẩm có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật nhưng không thuộc trường hợp Hội đồng xét xử phúc thẩm sửa bản án theo quy định tại Điều 357 của Bộ luật này.
Khi hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại, Hội đồng xét xử phúc thẩm phải ghi rõ lý do của việc hủy bản án sơ thẩm.
Khi hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại, Hội đồng xét xử phúc thẩm không quyết định trước những chứng cứ mà Tòa án cấp sơ thẩm cần phải chấp nhận hoặc cần phải bác bỏ, cũng như không quyết định trước về điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự cần áp dụng và hình phạt đối với bị cáo.
Trường hợp hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại mà thời hạn tạm giam đối với bị cáo đã hết và xét thấy cần phải tiếp tục tạm giam bị cáo thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định tiếp tục tạm giam bị cáo cho đến khi Viện kiểm sát hoặc Tòa án cấp sơ thẩm thụ lý lại vụ án.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên hủy bản án sơ thẩm, hồ sơ vụ án phải được chuyển cho Viện kiểm sát hoặc Tòa án cấp sơ thẩm để giải quyết theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này.
Khi phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại, Cơ quan điều tra có quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
3. Thời hạn phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại
Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam quy định về tời hạn phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại như sau:
– Trường hợp phục hồi điều tra quy định tại Điều 235 của BLTTHS 2015:
+ Đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng: Thời hạn điều tra tiếp không quá 02 tháng
+ Đối với tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: thời hạn điều tra không quá 03 tháng kể từ khi có quyết định phục hồi điều tra cho đến khi kết thúc điều tra.
– Trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra.
Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:
+ Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 01 tháng;
+ Đối với tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 02 tháng;
+ Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 03 tháng.
– Trường hợp vụ án do Viện kiểm sát trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá 02 tháng và nếu do Tòa án trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá 01 tháng.
– Viện kiểm sát chỉ được trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung hai lần. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa chỉ được trả hồ sơ để điều tra bổ sung một lần và Hội đồng xét xử chỉ được trả hồ sơ để điều tra bổ sung một lần.
– Thời hạn điều tra bổ sung tính từ ngày Cơ quan điều tra nhận lại hồ sơ vụ án và yêu cầu điều tra bổ sung.
– Thời hạn điều tra được tính từ khi Cơ quan điều tra nhận hồ sơ và yêu cầu điều tra lại.
– Khi phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại, Cơ quan điều tra có quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế theo quy định của BLTTHS 2015
– Trường hợp có căn cứ về việc cần phải tạm giam thì thời hạn tạm giam để phục hồi điều tra, điều tra bổ sung không được quá thời hạn phục hồi điều tra, điều tra bổ sung theo quy định.
4. Cách tính thời hạn phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại
– Thời hạn về phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại được tính theo giờ, ngày, tháng, năm. Đêm được tính từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau theo quy định của BLTTHS
– Khi tính thời hạn theo ngày thì thời hạn sẽ hết vào lúc 24 giờ ngày cuối cùng của thời hạn. Khi tính thời hạn theo tháng thì thời hạn hết vào ngày trùng của tháng sau; nếu tháng đó không có ngày trùng thì thời hạn hết vào ngày cuối cùng của tháng đó; nếu thời hạn hết vào ngày nghỉ thì ngày làm việc đầu tiên tiếp theo được tính là ngày cuối cùng của thời hạn.