Quy định về thời hạn đại lý và chấm dứt thời hạn đại lý? Mức bồi thường khi bên giao đại lý đơn phương chấm dứt hợp đồng?
Đại lý thương mại là một hoạt động thương mại được ghi nhận tại luật thương mại 2005, theo đó hai bên là bên giao đại lý và bên đại lý sẽ thỏa thuận với nhau những vấn đề liên quan tới hoạt động đại lý thông qua hợp đồng đại lý với thời hạn đại lý được xác định trong hợp đồng. Vậy khi nào được chấm dứt thời hạn đại lý? Quy định về thời hạn đại lý và chấm dứt thời hạn đại lý được pháp luật thể hiện như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý:
Luật thương mại 2005
Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568
1. Quy định về thời hạn đại lý trong Luật thương mại
Căn cư theo quy định tại điều 177. Thời hạn đại lý luật thương mại 2005 quy định cụ thể:
1. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thời hạn đại lý chỉ chấm dứt sau một thời gian hợp lý nhưng không sớm hơn sáu mươi ngày, kể từ ngày một trong hai bên thông báo bằng văn bản cho bên kia về việc chấm dứt hợp đồng đại lý.
2. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu bên giao đại lý thông báo chấm dứt hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này thì bên đại lý có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường một khoản tiền cho thời gian mà mình đã làm đại lý cho bên giao đại lý đó.
Giá trị của khoản bồi thường là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý cho mỗi năm mà bên đại lý làm đại lý cho bên giao đại lý. Trong trường hợp thời gian đại lý dưới một năm thì khoản bồi thường được tính là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý.
3. Trường hợp hợp đồng đại lý được chấm dứt trên cơ sở yêu cầu của bên đại lý thì bên đại lý không có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường cho thời gian mà mình đã làm đại lý cho bên giao đại lý.
Như vậy có thể thấy pháp luật đã quy định rất chi tiết về thờ hạn đại lý và chấm dứt thời hạn đại lý của hai bên trong hợp đồng đại lý, theo đó các bên có trách nhiệm và nghĩa vụ tuân theo thời hạn này. Nếu không tuân thủ theo quy định về thời hạn có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật nếu gây hậu quả và thiệt hại cho bên còn lại, chúng tôi xin đưa ra các thông tin cụ thể về vấn đề này như sau:
1.1. Chủ thể
Về chủ thể: chủ thể có quyền chấm dứt thời hạn đại lý thương mại là bên đại lý và bên giao đại lý.
Điều kiện của chủ thể: bên đại lý và bên giao đại lý đều phải là thương nhân (Điều 167 Luật thương mại).
1.2. Điều kiện thực hiện việc chấm dứt thời hạn đại lý
Theo như quy định nếu không có thỏa thuận khác thì các bên có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý và chỉ cần thông báo cho bên kia về việc chấm dứt hợp đồng đại lý. Và việc thông báo chấm dứt hợp đồng đại lý phải được thể hiện bằng hình thức văn bản.
Như vậy, thời hạn đại lý chấm dứt được xem xét khi đáp ứng đủ hai điều kiện:
Thứ nhất, theo thỏa thuận giữa các bên: Nếu như các bên có thỏa thuận hợp đồng đại lý chấm dứt vào thời điểm thông báo hay hợp đồng đại lý chấm dứt khi một trong hai bên hoặc cả hai bên vi phạm nghĩa vụ …thì khi đó việc đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý sẽ được xem xét theo thỏa thuận giữa các bên.
Thứ hai, theo quy định của pháp luật: Các bên có quyền chấm dứt thời hạn đại lý với điều kiện là một trong hai bên thông báo cho bên kia bằng văn bản về việc chấm dứt hợp đồng đại lý.
Theo đó có thể thấy so với luật thương mại cũ năm 1997 quy định thì các bên chỉ có quyền chấm dứt thời hạn đại lý khi bên kia không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định của pháp luật. Tức là vấn đề này
1.3. Các trường hợp các bên tham gia quan hệ đại lí có quyền chấm dứt thời hạn đại lý.
Pháp luật thương mại hiện hành không quy định một cách tổng quát về các trường hợp chấm dứt hợp đồng đại lý thương mại, song căn cứ vào quy định của
Một là, hợp đồng đã được thực hiện xong, hết thời hạn hiệu lực.
Hai là, một trong các bên tham gia hợp đồng chết, mất tích hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tư cách thương nhân.
Ba là, hợp đồng đại lý bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện.
Như vậy với đặc điểm của hợp đồng đại lí thương mại là loại hợp đồng dịch vụ, do vậy, theo quy định Bộ luật dân sự 2005, các bên tham gia hợp đồng đại lý có quyền chấm dứt thời hạn đại lý của hợp đồng trong những trường hợp sau:
Thứ nhất, việc tiếp tục hợp đồng không có lợi cho bên giao đại lý thì bên giao đại lý có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Thứ hai, bên giao đại lý không thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc thực hiện không đúng thỏa thuận thì bên đại lý có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Tuy nhiên, căn cứ quy định của Luật thương mại, các bên có thể chấm dứt thời hạn hợp đồng đại lý thương mại và chỉ cần báo thông báo bằng văn bản cho bên kia về việc chấm dứt thời hạn đại lý trong hợp đồng. Rõ ràng, quy định của Luật thương mại đã mở rộng phạm vi quyền của các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng đại lí.
1.4. Về hậu quả pháp lý
Nếu không có thỏa thuận khác, trong trường hợp bên giao đại lý yêu cầu chấm dứt hợp đồng đại lý thì bên đại lý có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường một khoản tiền cho thời gian mà mình đã làm đại lý.
Giá trị khoản bồi thường được tính như sau:
– Giá trị của khoản bồi thường là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý cho mỗi năm mà bên đại lý làm đại lý cho bên giao đại lý.
– Trong trường hợp thời gian đại lý dưới một năm thì khoản bồi thường được tính là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý.
Trong trường hợp bên đại lý yêu cầu chấm dứt hợp đồng đại lý thì bên đại lý không có quyền yêu cầu bồi thường cho thời gian mà mình đã làm đại lý cho bên giao đại lý.
2. Mức bồi thường khi bên giao đại lý đơn phương chấm dứt hợp đồng
Căn cứ theo quy định của pháp luật thương mại tại điều 177 Luật thương mại 2005 quy định cụ thể:
“ Giá trị của khoản bồi thường là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý cho mỗi năm mà bên đại lý làm đại lý cho bên giao đại lý. Trong trường hợp thời gian đại lý dưới một năm thì khoản bồi thường được tính là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý”.
Theo quy định trên có thể thấy pháp luật quy định về giá trị khoản bồi thường như vậy mang tính chủ quan, không phù hợp với nguyên tắc tính bồi thường thiệt hại. Bên cạnh đo có thể thấy rằng trên thực tế quan hệ đại lý thường được thực hiện trong thời gian dài và để thực hiện dịch vụ đại lý cho bên giao đại lý, bên đại lý có thể phải bỏ khá nhiều chi phí. Trường hợp như bên giao đại lý đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý sẽ gây thiệt hại cho bên đại lý thì sẽ có trách nhiệm bồi thường và có thể phải áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả. Ngoài ra, với từng hợp đồng đại lý khác nhau thì quy mô đại lý khác nhau sẽ dẫn đến quyền lợi của các bên bị xâm phạm sẽ khác nhau; nên việc quy định khoản bồi thường như trên khi gắn với các trường hợp thực tế có thể chưa phù hợp.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Quy định về thời hạn đại lý và chấm dứt thời hạn đại lý” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.