Thanh tra thuế, kiểm tra thế là các hoạt động giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hoạt động và giao dịch liên quan đến nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân. Vậy pháp luật hiện nay quy định như thế nào về thời hạn ban hành kết luận thanh tra thuế?
Mục lục bài viết
1. Quy định về thời hạn ban hành kết luận thanh tra thuế:
Trước hết, kiểm tra thuế là một trong những nội dung quan trọng của hoạt động quản lý thuế. Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Luật quản lý thuế năm 2019 có quy định về các nội dung quản lý thuế. Bao gồm:
– Đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế;
– Hoàn thuế, giảm thuế, miễn thuế, không thu thuế;
– Khoản tiền nợ thuế, xóa nợ thuế, xóa tiền chậm nộp, xóa tiền phạt, miễn tiền chậm nộp, miễn tiền phạt, không tính tiền chậm nộp, gia hạn thời gian nộp thuế, nộp dân tiền thuế đang nợ;
– Quản lý thông tin của người nộp thuế;
– Quản lý hóa đơn, quản lý chứng từ;
– Kiểm tra thuế, thanh tra thuế, thực hiện các biện pháp phòng chống và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thuế;
– Cưỡng chế thi hành đối với quyết định hành chính về quản lý thuế;
– Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý thuế;
– Giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo trong lĩnh vực thuế, hợp tác quốc tế;
– Tuyên truyền và hỗ trợ đối với người nộp thuế.
Như vậy, kết luận thanh tra thuế đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thanh tra.
Căn cứ theo quy định tại Điều 119 của Luật quản lý thuế năm 2019 có quy định về kết luận thanh tra thuế. Cụ thể như sau:
– Chậm nhất là trong khoảng thời gian 15 ngày được tính kể từ ngày nhận được báo cáo liên quan đến kết quả thanh tra thuế, ngoại trừ các trường hợp nội dung kết luận thanh tra thuế bắt buộc phải cho kết luận chuyên môn của các cơ quan và tổ chức có thẩm quyền khác, thì người ra quyết định thanh tra thuế cần phải có văn bản về kết luận thanh tra thuế. Kết luận thanh tra thuế phải bao gồm các nội dung chính sau đây:
+ Đánh giá quá trình thực hiện pháp luật trong lĩnh vực thuế của đối tượng thanh tra thuộc nội dung thanh tra thuế;
+ Kết luận về nội dung được thực hiện thủ tục thanh tra thuế;
+ Xác định rõ tính chất, nguyên nhân, mức độ vi phạm, chức năng và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật;
+ Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
– Trong quá trình ra văn bản kết luận/quyết định xử lý, thì người ra quyết định thanh tra sẽ có quyền yêu cầu đoàn thanh tra, các thành viên trong đoàn thanh tra thực hiện hoạt động báo cáo, yêu cầu các đối tượng thanh tra giải trình đầy đủ để làm rõ thêm những vấn đề cần thiết, phục vụ cho hoạt động đưa ra kết luận/quyết định xử lý.
Theo đó thì có thể nói, thời hạn ban hành kết luận thanh tra thuế được xác định chậm nhất là 15 ngày, được tính kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra thuế.
Tuy nhiên cần phải lưu ý, thời hạn này sẽ không áp dụng đối với trường hợp nội dung kết luận thanh tra cần phải chờ tham khảo kết quả chuyên môn của các cơ quan và tổ chức có thẩm quyền.
2. Thời hiệu thanh tra lại và thời hạn thanh tra lại thuế là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 120 của Luật quản lý thuế năm 2019 có quy định về vấn đề thanh tra lại trong hoạt động thanh tra thuế. Cụ thể như sau:
– Thẩm quyền ra quyết định thanh tra lại vụ việc đã được kết luận tuy nhiên phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật được quy định cụ thể như sau:
+ Chánh thanh tra của Bộ tài chính là chủ thể có thẩm quyền ra quyết định thanh tra lại đối với vụ việc đã được Tổng cục trưởng kết luận, thuộc phạm vi và thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ tài chính khi được bộ trưởng Bộ tài chính giao;
+ Tổng cục trưởng là chủ thể có thẩm quyền ra quyết định thanh tra lại đối với các vụ việc đã được Cục trưởng thuộc Tổng cục đưa ra kết luận trước đó;
+ Cục trưởng là chủ thể có thẩm quyền ra quyết định thanh tra lại đối với các vụ việc đã được Chi cục trưởng thuộc cục đưa ra kết luận trước đó;
+ Quyết định thanh tra lại sẽ bao gồm đầy đủ các nội dung được quy định cụ thể tại Điều 114 của Luật quản lý thuế năm 2019. Chậm nhất trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày ký quyết định thanh tra lại, người ra quyết định thanh tra lại bắt buộc phải gửi quyết định thanh tra lại đó cho các đối tượng thanh tra có liên quan. Quyết định thanh tra lại bắt buộc phải được công bố chậm nhất trong khoảng thời gian 15 ngày được tính kể từ ngày ký quyết định, đồng thời phải được đoàn thanh tra lập biên bản công bố quyết định thanh tra lại.
– Hoạt động thanh tra lại sẽ được thực hiện khi có một trong các căn cứ sau đây: Có các hành vi vi phạm nghiêm trọng về trình tự và thủ tục trong quá trình tiến hành hoạt động thanh tra, có sai lầm trong quá trình áp dụng pháp luật khi đưa ra kết luận thanh tra, nội dung kết luận thanh tra không phù hợp với những chứng cứ đã thu thập được trong quá trình thanh tra, người ra quyết định thanh tra/trưởng đoàn thanh tra/các thành viên trong đoàn thanh tra có hành vi cố tình làm sai lệch thành phần hồ sơ vụ việc hoặc có hành vi cố tình đưa ra kết luận thanh tra trái pháp luật, có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng của đối tượng thanh tra tuy nhiên chưa được phát hiện đầy đủ thông qua quá trình thanh tra.
– Thời hiệu thanh tra lại, thời hạn thanh tra lại sẽ được thực hiện như sau:
+ Thời hiệu thanh tra lại hiện nay được xác định là 02 năm được tính kể từ ngày ký kết luận thanh tra;
+ Thời hạn thanh tra lại hiện nay đang được thực hiện theo quy định tại Điều 115 của Luật quản lý thuế năm 2019.
Đối chiếu với quy định tại Điều 115 của Luật quản lý thuế năm 2019 có quy định về thời hạn thanh tra thuế. Cụ thể:
– Thời hạn thanh tra thuế hiện nay sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra, cụ thể là Luật thanh tra năm 2022 thời hạn của cuộc thanh tra sẽ được tính là thời gian thực hiện hoạt động thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế kể từ ngày công bố quyết định thanh tra, kéo dài đến ngày kết thúc việc thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế;
– Trong trường hợp cần thiết, người ra quyết định thanh tra thuế có thể gia hạn đối với thời hạn thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra. Việc gia hạn thời hạn thanh tra thuế sẽ do người ra quyết định thanh tra quyết định cụ thể.
Theo đó, thời hiệu thanh tra lại và thời hạn thanh tra lại được ghi nhận như sau:
– Thời hiệu thanh tra lại được xác định là 02 năm được tính kể từ ngày ký kết luận thanh tra;
– Thời hạn thanh tra lại sẽ được thực hiện theo quy định tại Luật thanh tra năm 2022.
3. Việc thanh tra lại thuế chỉ được thực hiện khi nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 120 của Luật quản lý thuế năm 2019, thanh tra lại sẽ được thực hiện khi có một trong những căn cứ cơ bản sau đây:
– Có hành vi vi phạm nghiêm trọng về trình tự và thủ tục trong quá trình tiến hành hoạt động thanh tra;
– Có sai lầm trong quá trình áp dụng pháp luật khi đưa ra kết luận thanh tra;
– Nội dung kết luận thanh tra không phù hợp với những bằng chứng, chứng cứ thu thập được trong quá trình thanh tra;
– Người ra quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra, thành viên trong đoàn thanh tra có hành vi cố tình làm sai lệch thành phần hồ sơ vụ việc thanh tra hoặc có hành vi cố tình đưa ra kết luận thanh tra trái pháp luật;
– Có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng của đối tượng thanh tra, tuy nhiên chưa được phát hiện thông qua hoạt động thanh tra.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Quản lý thuế 2019.
THAM KHẢO THÊM: