Quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
Quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
Tóm tắt câu hỏi:
Nhà tôi mua đất ruộng của xã Đông Thọ, TP Thái Bình nhưng mảnh đất đó lại nằm trên địa giới của xã Đông Hòa, TP Thái Bình. Khi tôi xây dựng nhà lán tôn để sản xuất thì bị UBND xã Đông Hòa tổ chức phá dỡ. Xin hỏi việc xã Đông Hòa làm như vậy có đúng quy trình không? Tại sao nhà tôi làm lán trên đất của xã Đông Thọ, mà xã Đông Hòa lại tổ chức phá dỡ? Xin thành tâm cám ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định tại Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 về nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
"1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại các điều từ 38 đến 51 của Luật này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân và được xác định theo tỉ lệ phần trăm quy định tại Luật này đối với chức danh đó.
Trong trường hợp phạt tiền đối với vi phạm hành chính trong khu vực nội thành thuộc các lĩnh vực quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 23 của Luật này, thì các chức danh có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính do Chính phủ quy định cũng có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức tiền phạt cao hơn đối với các hành vi vi phạm hành chính do Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương quy định áp dụng trong nội thành.
2. Thẩm quyền phạt tiền quy định tại khoản 1 Điều này được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương.
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các điều từ 39 đến 51 của Luật này có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực, ngành mình quản lý.
Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người, thì việc xử phạt vi phạm hành chính do người thụ lý đầu tiên thực hiện.
4. Trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được xác định theo nguyên tắc sau đây:
a) Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;
b) Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt;
c) Nếu hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của nhiều người thuộc các ngành khác nhau, thì thẩm quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm."
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Có thể thấy, nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về lãnh thổ sẽ do chủ tịch ủy ban nhân dân có quyền xử lý nếu thuộc phạm vi quản lý tại địa phương mình, nhà xưởng của bạn nằm trên địa giới hành chính xã Đông Hòa nên ủy ban nhân dân xã Đông Hòa sẽ có thẩm quyền xử lý, vì vậy việc xử phạt này là đúng thẩm quyền.