Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của công an nhân dân trong lĩnh vực an ninh, trật tự? Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường trong lĩnh vực y tế? Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Bộ đội biên phòng? Quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính? Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính?
Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về xử phạt vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật về hành chính khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
Xử phạt vi phạm hành chính là việc chủ thể có thẩm quyền đưa ra các mức xử phạt đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật trong các vấn đề, lĩnh vực cụ thể. Mỗi một lĩnh vực sẽ quy định mức xử phạt cụ thể đối với từng hành vi vi phạm. Hiện nay, Nhà nước trao quyền cho một số cá nhân, tổ chức có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và mỗi chủ thể có quyền chỉ được ra quyết định xử phạt nằm trong phạm vi quyền mà Nhà nước trao cho đó. Dưới đây là quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính mới nhất.
1. Xử phạt vi phạm hành chính là gì?
Xử phạt hành chính là hành vi của cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền áp dụng chế tài hành chính để xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luậtkhông thuộc phạm vi các tội hình sự đã được quy định trong Bộ luật hình sự, và do các cá nhân, cơ quan hay tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý.
Các hình thức xử phạt bao gồm:
- Phạt cảnh cáo
- Phạt tiền
- Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính
- Tước giấy phép hành nghề, giấy phép hoạt động, đình chỉ hoạt động có thời hạn
- Trục xuất
Không thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp sau:
- Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết;
- Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng;
- Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ;
- Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng;
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Do các hành vi xâm hại đến quan hệ pháp luật hành chính rất đa dạng, phong phú nên cần phải quy định việc xử phạt chặt chẽ, thuộc thẩm quyền của nhiều chủ thể khác nhau. Bên cạnh đó, mỗi cá nhân, tổ chức trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước có trách nhiệm quản lí một hoặc một vài lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, nên cần phải gắn thẩm quyền xử phạt cho các chủ thể đó để bảo đảm nguyên tắc hiệu quả, công bằng, khách quan. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính mà sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản khác của người vi phạm, dung túng, bao che, không xử lý hoặc xử lý không kịp thời, không đúng tính chất, mức độ vi phạm, không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm pháp luật.
Theo quy định của Luật xử lí vi phạm hành chính 2012, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt hành chính gồm có: Ủy ban nhân dân các cấp, công an nhân dân, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, kiểm lâm, thuế vụ, quản lý thị trường, thanh tra, cảng vụ hàng hải, cảng vụ hàng không, cảng vụ đường thủy nội địa, tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự, cục quản lí lao động ngoài nước, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.
Những cá nhân có quyền ra quyết định xử phạt hành chính là thủ trưởng các cơ quan nói trên và cán bộ, chiến sĩ cảnh sát nhân dân, bộ đội biên phòng, nhân viên hải quan, kiểm lâm, thuế vụ, thanh tra viên thực hiện chức năng thanh tra nhà nước chuyên ngành đang thi hành công vụ theo các hình thức xử phạt hành chính do pháp luật quy định. Thủ trưởng của các cơ quan trên có thể có quyền áp dụng các hình thức xử phạt như cảnh cáo, phạt tiền, tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính, tước giấy phép hành nghề, giấy phép hoạt động, đình chỉ hoạt động có thời hạn, riêng hình thức trục xuất được Giám đốc công an cấp tỉnh xem xét và ra quyết định xử phạt. Đối với thủ trưởng của cấp có thẩm quyền cao hơn so với cấp dưới thì có phạm vi áp dụng các hình thức xử phạt rộng hơn và số tiền xử phạt được áp dụng cao hơn đối với hình thức phạt tiền.
Ngoài các hình thức xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác hoặc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả, cưỡng chế hành chính nhằm bảo đảm mục đích quản lí hành chính, quản lí xã hội đạt hiệu quả.
3. Một số nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Trong thực tế thì các hành vi vi phạm pháp luật hành chính rất đa dạng trên nhiều lĩnh vực, thuộc nhiều thẩm quyền của nhiều chủ thể khác nhau. Do đó cần phải xác định được chủ thể nào có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi đó. Việc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt xử phạt vi phạm hành chính phải tuân theo các nguyên tắc sau:
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương.
- Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực, ngành mình quản lý.
- Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người, thì việc xử phạt vi phạm hành chính do người thụ lý đầu tiên thực hiện
- Trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được xác định theo nguyên tắc sau đây:
+ Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vẫn đương nhiên thuộc người đó.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
+ Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp khác có thẩm quyền xem xém và ra quyết định xử phạt.
+ Nếu hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của nhiều người thuộc các ngành khác nhau, thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt tại nơi xảy ra vi phạm.
Trong một số trường hợp, không chỉ có thủ trưởng của các cơ quan có thẩm quyền xử phạt mới có thể ra quyết định xử phạt mà cấp phó của người đứng đầu cũng có thể ra quyết định xử phạt nếu được ủy quyền. Việc giao cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải được thực hiện theo nguyên tắc sau:
+ Việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện thường xuyên hoặc theo vụ việc phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó phải xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền.
+ Cấp phó được giao quyền xử phạt vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm về
Hiện nay, ở nhiều cấp, ngành đã xảy ra tình trạng xử phạt không đúng thẩm quyền. Đối với nhiều hành vi vi phạm hành chính, pháp luật quy định chỉ phạt cảnh cáo, nhưng người có thẩm quyền lại áp dụng hình thức khác. Chế tài phạt tiền thường quy định mức phạt tiền tối thiểu và mức phạt tiền tối đa. Quy định này nhằm mục đích xác định việc người có thẩm quyền căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm, các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ để quyết định hình thức và mức phạt tiền cho phù hợp. Nhưng trong thực tế đã xảy ra tình trạng: hoặc là người thụ lý đầu tiên vụ vi phạm cố tình lựa chọn mức phạt nào không đúng thẩm quyền của mình để ra quyết định xử phạt, nếu Nghị định quy định về việc xử phạt hành vi đó có quy định về trích thưởng; hoặc ngược lại, dù mức phạt thuộc thẩm quyền của người thụ lý đầu tiên, nhưng họ vẫn chuyển biên bản lên cấp trên với lý do vi phạm không thuộc thẩm quyền xử lí của mình để đùn đẩy trách nhiệm.
Trên đây là bài phân tích về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính mới nhất. Mọi thắc mắc liên quan đến pháp luật hành chính hãy liên hệ với Luật Dương gia để được giải đáp. Một số lĩnh vực mà công ty cung cấp như:
Mục lục bài viết
- 1 1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của công an nhân dân trong lĩnh vực an ninh, trật tự
- 2 2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường trong lĩnh vực y tế
- 3 3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Bộ đội biên phòng
- 4 4. Quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
- 5 5. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của công an nhân dân trong lĩnh vực an ninh, trật tự
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của công an nhân dân được quy định tại Điều 66 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:
1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội; đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng, Thủy đội trưởng Cảnh sát đường thủy của người được quy định tại Khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 900.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 1.200.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội; đến 1.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy.
3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội; đến 2.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28
4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt, Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát đường thủy, Thủy đoàn trưởng Cảnh sát đường thủy; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát phản ứng nhanh, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát bảo vệ và cơ động, Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn trên sông, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh tài chính, tiền tệ, đầu tư; Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy các quận, huyện thuộc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên, có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 6.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 8.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội; đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ, k Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các Điểm a, b, c, d, e Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội; đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Giám đốc Công an cấp tỉnh quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
e) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ, i, k Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các Điểm a, b, c, d, e Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
6. Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế tổng hợp, Cục trưởng Cục An ninh thông tin, truyền thông, Cục trưởng Cục An ninh tài chính, tiền tệ, đầu tư, Cục trưởng Cục An ninh nông nghiệp, nông thôn, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt, Cục trưởng Cục Cảnh sát đường thủy, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cục trưởng Cục Cảnh sát bảo vệ, Cục trưởng Cục Theo dõi thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội; đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ, i, k Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các Điểm a, b, c, d, e Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
7. Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Khoản 6 Điều này và có quyền quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường trong lĩnh vực y tế
Đối với đội ngũ Quản lý thị trường, ngoài nhiệm vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa, sản phẩm được bày bán, tiêu thụ ngoài thị trường thì còn được phép xử phạt hành chính các hành vi vi phạm trong phạm vi thẩm quyền của mình. Trong lĩnh vực y tế, Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường được quy định cụ thể tại Điều 91 Nghị định 176/2013/NĐ-CP, theo đó:
1. Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế.
2. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, đ, e, g, h và i Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các khoản quy định tại Điều 3 Nghị định này.
3. Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương, Trưởng phòng chống buôn lậu, Trưởng phòng chống hàng giả, Trưởng phòng kiểm soát chất lượng hàng hóa thuộc Cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.
4. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng; đến 100.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Bộ đội biên phòng
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
Theo quy định tại Điều 40 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì Bộ đội biên phòng có những thẩm quyền sau đây trong xử phạt vi phạm hành chính:
“ 1. Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 500.000 đồng.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 2.500.000 đồng.
3. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
4. Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.”
Theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính thì các biện pháp khắc phục hậu quả mà Bộ đội biên phòng có thẩm quyền áp dụng đó là:
– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
– Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
– Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
– Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định.
4. Quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư, có phải tất cả các cơ quan hành chính đều có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính không? Em cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Theo Khoản 2 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012:
“Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.”
Như vậy, khẳng định “tất cả các cơ quan hành chính đều có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính” là sai.
Việc xử lý vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng quy định của pháp luật. Căn cứ Điều 52
– Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại các điều từ 38 đến 51 của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân và được xác định theo tỉ lệ phần trăm quy định tại Luật này đối với chức danh đó.
Trong trường hợp phạt tiền đối với vi phạm hành chính trong khu vực nội thành thuộc các lĩnh vực quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 23 của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, thì các chức danh có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính do Chính phủ quy định cũng có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức tiền phạt cao hơn đối với các hành vi vi phạm hành chính do Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương quy định áp dụng trong nội thành.
– Thẩm quyền phạt tiền quy định tại khoản 1 Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể.
– Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương.
+ Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các điều từ 39 đến 51 của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực, ngành mình quản lý.
+ Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người, thì việc xử phạt vi phạm hành chính do người thụ lý đầu tiên thực hiện.
– Trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được xác định theo nguyên tắc sau đây:
+ Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;
+ Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt;
+ Nếu hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của nhiều người thuộc các ngành khác nhau, thì thẩm quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm.
5. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Trước khi đi vào nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, ta cần hiểu khái niệm vi phạm hành chính (VPHC): “Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lí Nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.” So với tội phạm thì VPHC có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn.
Tuy nhiên chính vì vậy nên ta dễ có thái độ xem thường và bất cứ ai xem thường nghĩa vụ pháp lí bắt buộc đều có thể là chủ thể thực hiện vi phạm hành chính. Do đó, vi phạm hành chính xảy ra hàng ngày, hàng giờ trong tất cả các lĩnh vực thuộc các ngành, các cơ quan khác nhau quản lí. Có VPHC ắt phải có cơ quan đứng ra xử phạt, và để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lí vi phạm hành chính được nhanh chóng, kịp thời pháp luật hiện hành đã quy định rất nhiều chủ thể có thẩm quyền xử lí vi phạm hành chính (quy định tại điều 42 “nguyên tắc xác định thẩm quyền xử li vi phạm hành chính” Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002). Nguyên tắc này được xây dựng dựa trên ba tiêu chí: thẩm quyền quản lí, mức tối đa của khung phạt tiền và hình thức xử phạt.
* Xác định thẩm quyền xử phạt theo thẩm quyền quản lí: Pháp luật quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính dựa theo thẩm quyền quản lí nhằm tạo điều kiện để việc xử lí vi phạm hành chính có thể tiến hành nhanh chóng, kịp thời và chính xác. Tuy nhiên, không phải bất kì chủ thể nào cũng có thẩm quyền quản lí cũng đều có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính mà chỉ có các chủ thể được quy định tại Điều 28 đến Điều 40 của Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 mới có thẩm quyền xử phạt VPHC. Theo thẩm quyền quản lí thì “chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt hành chính trong các lĩnh vực quản lí nhà nước ở địa phương. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 31 đến Điều 40 của pháp lệnh này có thẩm quyền xử lí vi phạm hành chính thuộc các lĩnh vực, ngành mình quản lí.” Việc quy định nhiều chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có thể dẫn đến trường hợp trong một vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều chủ thể. Trường hợp này thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được pháp luật xác định thuộc về người thụ lí đầu tiên.( theo khoản 3 điều 3 PLXLVPHC năm 2002 “ Một vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần”) tránh trường hợp nhiều người cùng xử phạt một vi phạm hành chính.
+ Ví dụ: Thẩm quyền xử lí VPHC của Hải quan thuộc về: đội trưởng đội nghiệp vụ thuộc chi cục hải quan, Chi cục trưởng Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Cục Hải quan), Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan
* Xác định thẩm quyền xử phạt theo mức tối đa của khung phạt tiền. Việc xác định thẩm quyền xử phạt theo mức tối đa của khung phạt tiền quy định đối với từng vi phạm cụ thể nhằm phân định thẩm quyền xử phạt giữa những người có thẩm quyền xử phạt trong cùng một lĩnh vực, một ngành quản lí. Mức tối đa của khung phạt tiền quy định đối với từng hành vi là một trong những tiêu chí làm căn cứ để xác định thẩm quyền xử phạt, bởi lẽ phạt tiền là biện pháp xử phạt hành chính được áp dụng đối với hầu hết các VPHC trong tất cả các lĩnh vực trong QLHC Nhà nước.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568