Quy định về tặng quà với cán bộ, công chức như thế nào? Quy định nhận quà tặng với cán bộ, công chức như thế nào?
Văn hóa của người Việt Nam từ xưa tới nay vẫn xem việc tặng quà và nhận quà là một trong những truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt, nó rất có ý nghĩa, nhất là thể hiện thành ý, sự quan tâm, yêu thương với nhau. Học trò tặng quà cho thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp tặng quà nhau nhân các dịp lễ, tết, sinh nhật… Tuy nhiên, việc tặng quà và nhận quà cũng dễ dàng bị lợi dụng để đưa nhận hối lộ vì ít bị kiểm soát, dễ qua mắt các cơ quan chức năng.
Mục lục bài viết
1. Quy định về việc tặng quà với cán bộ, công chức như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 24. Quy định về việc tặng quà Nghị định Số: 59/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng chống tham nhũng quy định như sau:
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn chỉ được sử dụng tài chính công, tài sản công để làm quà tặng vì mục đích từ thiện, đối ngoại và thực hiện chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
2. Việc tặng quà phải thực hiện đúng chế độ, định mức, tiêu chuẩn, đối tượng theo quy định của pháp luật; cơ quan, đơn vị tặng quà phải hạch toán kế toán và thực hiện công khai trong cơ quan, đơn vị mình theo đúng quy định của pháp luật.
Trên thực tế, việc tặng quà cho người khác và nhận quà tặng từ người khác, dựa trên quan hệ bạn bè, gia đình, họ hàng, là những việc làm bình thường mang nhiều nét văn hóa, truyền thống ở Việt Nam, đặc biệt là vào các dịp lễ, Tết, đám cưới, đám tang, thăm hỏi khi ốm đau, tai nạn, v.v. Tương tự như vậy, việc mời người khác ăn trưa hoặc trao tặng các lợi ích tài chính khác (như đi dịch vụ thăm quan, du lịch, y tế, giáo dục- đào tạo, v.v.) cũng là những việc làm bình thường tại Việt Nam, nếu những việc đó được thực hiện dựa trên quan hệ bạn bè, gia đình, họ hàng. Ngoài các trường hợp kể trên, việc tặng quà cho người khác hoặc nhận quà tặng từ người khác đều được pháp luật Việt Nam quy định khá chặt chẽ và trong nhiều trường hợp cụ thể, thậm chí còn bị cấm.
Nhận quà và tặng quà trong các dịp lễ, tết, sinh nhật… vốn là thói quen bình thường trong văn hóa của người Việt. Tuy nhiên đối với người có chức vụ, quyền hạn làm việc trong cơ quan nhà nước, vấn đề này rất tế nhị và cũng rất dễ biến tướng thành một kênh tham nhũng. Do đó, Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 và Nghị định 59/2019/NĐ-CP ngày 30/10/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng, chống tham nhũng đã có những quy định cụ thể liên quan đến vấn đề tặng quà, nhận quà đối với người có chức vụ, quyền hạn.
2. Quy định về việc nhận quà tặng với cán bộ, công chức như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 25. Quy định về việc nhận quà tặng Nghị định Số: 59/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng chống tham nhũng quy định như sau:
Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn không được trực tiếp hoặc gián tiếp nhận quà tặng dưới mọi hình thức của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình. Trường hợp không từ chối được thì cơ quan, tổ chức, đơn vị phải tổ chức quản lý, xử lý quà tặng theo quy định tại Điều 27 của Nghị định này.
1. Đối với quà tặng bằng tiền, giấy tờ có giá thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức tiếp nhận, bảo quản và làm thủ tục nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Đối với quà tặng bằng hiện vật, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận, bảo quản và xử lý như sau:
a) Xác định giá trị của quà tặng trên cơ sở giá của quà tặng do cơ quan, đơn vị, cá nhân tặng quà cung cấp (nếu có) hoặc giá trị của quà tặng tương tự được bán trên thị trường. Trong trường hợp không xác định được giá trị của quà tặng bằng hiện vật thì có thể đề nghị cơ quan có chức năng xác định giá;
b) Quyết định bán quà tặng và tổ chức công khai bán quà tặng theo quy định của pháp luật;
c) Nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu được sau khi trừ đi chi phí liên quan đến việc xử lý quà tặng trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bán quà tặng.
3. Đối với quà tặng là dịch vụ thăm quan, du lịch, y tế, giáo dục – đào tạo, thực tập, bồi dưỡng trong nước hoặc ngoài nước, dịch vụ khác thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị phải
4. Đối với quà tặng là động vật, thực vật, thực phẩm tươi, sống và hiện vật khác khó bảo quản thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ tình hình cụ thể và quy định của pháp luật về xử lý tang vật trong các vụ việc vi phạm hành chính để quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo Cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định xử lý.
5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày xử lý quà tặng, cơ quan, tổ chức, đơn vị xử lý quà tặng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý người tặng quà hoặc Cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức, đơn vị đã tặng quà để xem xét, xử lý theo thẩm quyền.
Như vậy chúng ta thấy rằng qua quy định này để phòng chống các hành vi tham nhũng và nhận quà hối lộ, theo đó quy định về vệc tặng quà phải thực hiện đúng chế độ, định mức, tiêu chuẩn, đối tượng theo quy định của pháp luật; cơ quan, đơn vị tặng quà phải hạch toán kế toán và thực hiện công khai trong cơ quan, đơn vị mình theo đúng quy định của pháp luật.
Bước 1: Xác định giá trị của quà tặng trên cơ sở giá do cá nhân tặng cung cấp (nếu có) hoặc giá trị quà tặng tương tự được bán trên thị trường. Nếu không xác định được thì có thể cơ quan chức năng xác định giá.
Bước 2: Công khai bán quà tặng;
Bước 3: Nộp vào ngân sách Nhà nước số tiền thu được sau khi đã trừ đi chi phí liên quan đến xử lý quà tặng trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bán quà tặng.
– Quà tặng là dịch vụ thăm quan, du lịch, y tế, giáo dục đào tạo, thực tập, bồi dưỡng trong nước hoặc nước ngoài, dịch vụ khác: Thông báo cho nơi cung cấp dịch vụ về việc không sử dụng dịch vụ đó.
– Quà tặng là động thực vật, thực phẩm tươi, sống, hiện vật khác khó bảo quản: Căn cứ tình hình cụ thể để xử lý như xử lý tang vật trong các vụ việc vi phạm hành chính hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Trên thực tế ta thấy dù có quy định cụ thể như vậy, nhưng việc lạm dụng quà tặng và biến tướng thành những hình thức khác trong đời sống xã hội vẫn xảy ra và bị che đậy dưới nhiều dạng nên rất khó phát hiện. Đơn cử như tặng cây kiểng cho lãnh đạo, không phải là những cây kiểng bình thường mà là những cây kiểng có giá trị hàng trăm triệu đồng. Hoặc cán bộ, công chức thường xuyên nhận được những chuyến du lịch hạng sang cho cả gia đình trị giá cả trăm triệu đồng. Hay những dịp sinh nhật, giỗ quảy…, có những phần quà là hiện vật vô cùng giá trị, hoàn toàn không phải những món quà tặng bình thường. Đó không gì khác là đưa, nhận hối lộ một cách tinh vi, nhưng để phát hiện lại hết sức khó khăn hoặc để cán bộ, công chức tự giác từ chối, giao nộp tài sản thì rất hiếm.
Pháp luật hiện hành đã có đầy đủ các chế tài để xử lý những trường hợp vi phạm quy định về nhận quà tặng, từ kỷ luật bằng hình thức khiển trách đến cách chức, buộc thôi việc, thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội nhận hối lộ. Nhưng trên thực tế, vấn đề đấu tranh với những biến tướng của hành vi đưa, nhận quà tặng vẫn hết sức khó khăn. Bởi bên cạnh những quy định, thì vấn đề quan trọng là phụ thuộc vào tính tự giác, đạo đức của cán bộ, công chức, viên chức. Ngoài ra, nó còn liên quan đến nhiều chế định khác của Luật Phòng chống tham nhũng, trong đó có thể liệt kê đến quy định về kê khai tài sản, thu nhập tăng thêm hàng năm. Phải làm sao quản lý thật chặt chẽ tài sản, thu nhập tăng thêm của cán bộ, công chức thì mới hạn chế được tình trạng đưa nhận hối lộ bằng hình thức tặng quà.