Căn cứ xác định tài sản thuộc sở hữu chung của cộng đồng. Quy định về xác định và việc quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của cộng đồng.
Thuật ngữ “sở hữu” là một trong những một ngữ mang tính chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với một tài sản nào đó. Từ đó có thể thấy việc này được xác định là một quan hệ giữ vật được sở hữu và người có quyền sở hữu theo như quy định của pháp luật hiện hành. Quyền sở hữu dưới góc độ pháp lý dân sự có quy định về quyền sở hữu chung và quyền sở hữu riêng đối với tài sản được quy định. Do vậy tài sản chung thì được quy định về quyền sở hữu chung, trong các quyền sở hữu chung được xác định và quy định thành sở hữu chung của cộng đồng, sở hữu chung của các thành viên trong gia đình, sở hữu chung vợ chồng,… Tuy nhiên, pháp luật quy định về sở hữu chung là rất nhiều, nhưng trong bài viết này, Luật dương Gia giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về quy định về sở hữu chung của cộng đồng theo Bộ luật dân sự, cụ thể:
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
1. Quyền sở hữu chung là gì?
Trước khi tìm hiểu về quyền sở hữu chung thì chúng ta cần hiểu một cách bao quát về quyền sở hữu và quyền này được hiểu theo một các thông thường là quyền chi phối tài sản của một chủ thể nhất định. Nói đến quyền của chủ sở hữu đối với tài sản thì có thể mặc nhiên xác định quyền này bao gồm quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của mình nhưng vẫn trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Ngoài ra, hiện nay việc một tài sản nhưng lại thuộc quyền sở hữu của hai hay nhiều người là rất thường gặp, nói cách khác đó là trường hợp hai hay nhiều người có chung tài sản. Bởi lẽ có chuyện này sảy ra là do nhiều người cùng nhau góp vốn làm ăn nên đã tại ra những tài sản thuộc sở hữu chung. Chính vì thế mà pháp luật dân sự gọi đó là sở hữu chung, việc này được quy định tại Điều 207
Từ những khái niệm nêu ở trên thì chúng ta có thể xác định quyền sở hữu chung trong pháp luật dân sự có đặc điểm được thể hiện một cách chung nhất:
– Khách thể của sở hữu chung là thống nhất, đó là một tài sản hoặc một tập hợp tài sản mà nếu đem chia tách về mặt vật lí, tức là chia ra các phần khác nhau… thì sẽ không còn giá trị sử dụng như ban đầu; các chủ sở hữu sẽ không khai thác được công dụng vốn có của nó. Ngoài ra, trong thực tế còn có trường hợp do tập quán hoặc do kết cấu xây dựng, tính chất, công dụng mà khách thể chỉ có thể là tài sản chung. Điều này còn tùy thuộc vào sự thỏa thuận hoặc thói quen của tập quán.
– Về chủ thể được xác định dựa trên mỗi đồng chủ sở hữu chung khi thực hiện các quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản chung sẽ liên quan đến quyền lợi của tất cả các đồng chủ sở hữu khác. Tuy nhiên, mỗi đồng chủ sở hữu trong sở hữu chung có vị trí độc lập và tham gia quan hệ pháp luật dân sự với tư cách là một chủ sở hữu độc lập.
– Việc thực hiện các quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản chung của các đồng chủ sở hữu cũng có những đặc diêm riêng. Tuy nhiên, địa vị của mỗi đồng chủ sở hữu có tính chất độc lập nhưng các quyền năng của mỗi chủ sở hữu lại thống nhất đối với toàn bộ khối tài sản chung mà không phải chỉ riêng với phần giá trị tài sản mà họ có. bên cạnh đó thì quyền năng của mỗi đồng chủ sở hữu mà tách ra theo phạm vi phần giá trị tài sản mà họ có thì các đồng chủ sở hữu không thể sử dụng được tài sản và do vậy, sở hữu chung ấy sẽ không có ý nghĩa. Từ đặc điểm này nên việc sử dụng, định đoạt tài sản phải được các đồng chủ sở hữu thỏa thuận dựa trên tính chất, công dụng của tài sản và dựa vào hoàn cảnh cụ thể của các đồng chủ sở hữu chung.
2. Quy định về sở hữu chung của cộng đồng theo Bộ luật dân sự
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi ở xóm trại, thôn mai yên xã Trung Kiên. Xóm tôi có 01 đền trong đền có 01 cây Sưa. Nay muốn bán thì xác định cây Sưa thuộc quyền quản lý của cộng đồng dân cư xóm Trại hay của thôn Mai Yên thưa luật sư. Trân thành cảm ơn luật sư?
Luật sư tư vấn:
Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản. Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất. Sở hữu chung của cộng đồng là một hình thức sở hữu chung hợp nhất, điều 211
Điều 211. Sở hữu chung của cộng đồng
1. Sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, cộng đồng tôn giáo và cộng đồng dân cư khác đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài sản do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích thỏa mãn lợi ích chung hợp pháp của cộng đồng.
2. Các thành viên của cộng đồng cùng quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo thỏa thuận hoặc theo tập quán vì lợi ích chung của cộng đồng nhưng không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
3. Tài sản chung của cộng đồng là tài sản chung hợp nhất không phân chia.
Cộng đồng có tài sản chung là các dòng họ, thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, cộng đồng tôn giáo và cộng đồng dân cư khác. Cộng đồng là tập hợp các cá nhân, pháp nhân cùng nhau góp vốn hình thành tài sản chung. Các tài sản chung đó có thể là: từ đường, nhà thở, chùa, đường đi, các cơ sở kết cấu hạ tầng khác,…
Tài sản chung của cộng đồng được tạo dựng qua nhiều thế hệ mang đặc điểm lịch sử, nhằm thỏa mãn nhu cầu, lợi ích chung của tất các các chủ thể trong cộng đồng. Vì vậy tài sản chung do tất cả các thành viên cùng quản lý, sử dụng. Tuy nhiên việc quản lý, sử dụng tài sản của các chủ sở hữu phải tuân thủ theo nguyên tắc nhất định, dựa trên lợi ích chung của cộng đồng, không được gây thiệt hại, ảnh hưởng đến việc sử dụng tài sản của chủ sở hữu khác. Sở hữu chung của công đồng mang đặc điểm của sở hữu chung hợp nhất, là hình thức sở hữu mà trong đó, phân quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung. Vì vậy quyền sử dụng, quản lý tài sản của các chủ sở hữu là như nhau, không phân biệt.
Vì là tài sản chung nên khi quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung của cộng đồng cần có thỏa thuận giữa các chủ thể. Tùy thuộc vào đặc điểm, tính chất của tài sản mà các cộng đồng thỏa thuận về cách quản lý, sử dụng tài sản riêng, saoa cho vừa đảm bảo lợi ích cân bằng giữa các chủ thể vừa có thể giữ gìn, bảo vệ tài sản đó. Ví dụ: Đối với con đường đi lại là tài sản chung thì tất cả các chủ thể cùng có quyền quản lý, sử dụng theo phương thức đã thỏa thuận; Tuy nhiên đối với tài sản là chùa hay nhà thờ thì việc quản lý lại giao cho một số người nhất định mà các chủ thể tin rằng có năng lực quản lý, gìn giữ tài sản.
Các tài sản thuộc sở hữu chung của cộng đồng, là tài sản chung phục vụ lợi ích cho một nhóm các chủ thể khác nhau nên tài sản đó không thể phân chia. Vì vậy sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu chung hợp nhất không thể phân chia. Điều đó đồng nghĩa với việc khi một chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu với tài sản chung thì sẽ không được nhận lại phần vốn đã góp vào tài sản chung đó. Chủ sở hữu chỉ có quyền quản lý, sử dụng tài sản hoặc không.
Như vậy, việc xác định tài sản thuộc sở hữu chung của cộng đồng căn cứ vào nguồn gốc hình thành từ các thành viên như thế nào? Trong trường hợp của bạn cây Sưa trồng trong đền của xóm bạn được xác định thuộc quyền quản lý của cộng đồng dân cư của xóm bạn nếu cây sưa này do các thành viên trong xóm cùng nhau đóng góp, xây dựng phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích thỏa mãn lợi ích chung hợp pháp của cả cộng đồng. Nếu đó là tài sản do các thành viên của thôn cùng đóng góp, quyên góp, tạo nên hoặc các nguồn khác thì sẽ được xác định là tài sản của xóm.
Về quyền quản lý, sử dụng và định đoạt tài sản chung cộng đồng phải do các thành viên của cộng đồng cùng quản lý, định đoạt tài sản chung theo thỏa thuận hoặc theo tập quán, vì lợi ích của công đồng nhưng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội. Do thông tin bạn nêu không đầy đủ nên không đủ căn cứ để xác định cây Sưa thuộc quyền quản lý của cộng đồng dân cư xóm Trại hay của thôn Mai Yên. Bạn đối chiếu căn cứ trên vào trường hợp của bạn để xác định cây sưa thuộc quyền quản lý của xóm Trại hay thôn Mai Yên.
Trên đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về quy định về sở hữu chung của cộng đồng theo Bộ luật dân sự theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật về sở hữu chung khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!