Xây dựng lực lượng dự bị động viên là một vấn đề lớn có tính chiến lược của quốc gia. Vì vậy, hơn lúc nào hết ngay từ thời bình phải xây dựng lực lượng dự bị động viên vững mạnh toàn diện và tiến hành động viên công nghiệp có hiệu quả. Vậy quân nhân dự bị là gì? Sắp xếp quân nhân dự bị động viên?
Mục lục bài viết
1. Quân nhân dự bị là gì?
Lực lượng dự bị động viên là thuật ngữ bao trùm quân nhân dự bị, theo đó, tại Khoản 1, Điều 2 Luật Lực lượng dự bị động viên giải thích rằng: “ Lực lượng dự bị động viên bao gồm quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật dự bị được đăng ký, quản lý và sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên để sẵn sàng bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.”
2. Ý nghĩa của hoạt động xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên:
Công tác xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên giữ vị trí rất quan trọng trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; là một trong những nhiệm vụ cơ bản nhất góp phần xây dựng tiềm lực quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân, bảo đảm nguồn nhân lực bổ sung, mở rộng lực lượng quân đội khi chuyển đất nước sang trạng thái chiến tranh.
Lực lượng dự bị động viên phối hợp chặt chẽ với dân quân tự vệ, công an… làm tăng thêm sức mạnh chiến đấu trên các địa bàn trong khu vực phòng thủ, bảo đảm sự vững chắc của thế trận quốc phòng ở địa phương, cơ sở.
Công tác xây dựng lực lượng dự bị động viên là biểu hiện quán triệt quan điểm về sự kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, sự kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế với nhiệm vụ xây dựng và củng cố quốc phòng, quốc phòng với kinh tế.
Lực lượng dự bị động viên được xây dựng để bổ sung cho lực lượng thường trực của quân đội. Lực lượng dự bị động viên được xây dựng tốt sẽ làm nòng cốt cho cả xây dựng, phát triển kinh tế – xã hội và cả trong thực hiện chiến lược quốc phòng – an ninh, bảo vệ Tổ quốc.
Quân nhân dự bị là đối tượng then chốt thuộc lực lượng dự bị động viên, được giải thích bao gồm sĩ quan dự bị, quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được đăng ký theo quy định của
– Ngạch sĩ quan dự bị là ngạch gồm những sĩ quan thuộc lực lượng dự bị động viên được đăng ký, quản lý, huấn luyện để sẵn sàng huy động vào phục vụ tại ngũ.(Theo Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam)
– Quân nhân chuyên nghiệp dự bị là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ đã đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân theo quy định của Luật
-Hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị là công dân đã đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân. (Theo Luật Nghĩa vụ quân sự)
Một số biện pháp xây dựng lực lượng dự bị động viên:
– Thường xuyên giáo dục sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân về vị trí, nhiệm vụ, những quan điểm của Đảng, Nhà nước đối với lực lượng dự bị động viên.
– Thực hiện cơ chế Đảng lãnh đạo, chính quyền điều hành, cơ quan quân sự và các cơ quan chức năng làm tham mưu và tổ chức thực hiện.
– Thường xuyên củng cố, kiện toàn, bồi dưỡng cơ quan và đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng lực lượng dự bị động viên.
– Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với lực lượng dự bị động viên.
Nói chung, xây dựng lực lượng dự bị động viên có vị trí hết sức quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đó là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị ở nước ta.
3. Sơ lược về đơn vị dự bị động viên:
Khái niệm đơn vị dự bị động viên được giải thích tại Khoản 3, Điều 2, Luật Lực lượng dự bị động viên, cụ thể: “Đơn vị dự bị động viên là tổ chức quân sự gồm phần lớn hoặc toàn bộ là quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật dự bị trong kế hoạch bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân; có tổ chức, biên chế chưa hoàn chỉnh hoặc chưa tổ chức trong thời bình, nhưng có kế hoạch động viên, bổ sung trong thời chiến khi có lệnh động viên.”
“Xây dựng, huy động đơn vị dự bị động viên bảo đảm đủ quân số, phương tiện kỹ thuật dự bị; đúng tiêu chuẩn, thời gian; bảo đảm bí mật, an toàn theo quy định của pháp luật và kế hoạch dược phê duyệt.” Đây là nguyên tắc quan trọng, định hướng trong công tác xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên.
Giáo dục chính trị, huấn luyện diễn tập, kiểm tra đơn vị dự bị động viên
– Giáo dục chính trị: Giáo dục chính trị là nhiệm vụ hàng đầu trong xây dựng lực lượng dự bị động viên, làm cho cán bộ chiến sĩ nâng cao nhận thức về chính trị, có lập trường tư tưởng vững vàng, kiên định mục tiêu, lí tưởng.
+ Nội dung giáo dục: Cần tập trung vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quan điểm quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân, xây dựng lực lượng dự bị động viên, âm mưu thủ đoạn của kẻ thù đối với cách mạng, truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc ta. Giáo dục chính trị phải thường xuyên liên tục cho tất cả các đối tượng; được thực hiện xen kẽ trong từng giai đoạn, từng đợt huấn luyện, diễn tập
– Công tác huấn luyện: Nội dung huấn luyện: Gồm kĩ thuật bộ binh, binh chủng; chiến thuật từng người đến cấp đại đội, công tác hậu cần, băng bó cứu thương và hoạt động chống “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ. Có thể huấn luyện tập trung tại các đơn vị dự bị động viên hoặc phân tán tại các địa phương, cơ sở. Cần vận dụng sáng tạo, linh hoạt những phương pháp huấn luyện thích hợp sát đối tượng, sát thực tế.
4. Sắp xếp quân nhân dự bị vào các đơn vị dự bị động viên:
Khi tìm hiểu quy định về sắp xếp quân nhân dự bị vào các đơn vị dự bị động viên, tác giả nhận thấy có 4 nội dung cơ bản trong quy định như sau:
Thứ nhất, nguyên tắc sắp xếp quân nhân dự bị vào các đơn vị dự bị động viên
Nội dung này được ghi nhận tại Điều 16, cụ thể:
– Sắp xếp quân nhân dự bị đủ tiêu chuẩn về sức khỏe, có chuyên nghiệp quân sự đúng với chức danh biên chế; gắn địa bàn tuyển quân với địa bàn động viên; trường hợp thiếu thì sắp xếp quân nhân dự bị có chuyên nghiệp quân sự gần đúng với chức danh biên chế.
– Sắp xếp quân nhân chuyên nghiệp dự bị, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được thực hiện theo thứ tự quân nhân chuyên nghiệp dự bị, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một trước, trường hợp thiếu thì sắp xếp binh sĩ dự bị hạng hai.
– Sắp xếp quân nhân dự bị vào đơn vị dự bị động viên thuộc đơn vị bộ đội chủ lực trước, đơn vị bộ đội địa phương sau.
Nguyên tắc này đã được thay đổi rất nhiều so với quy định tại Điều 6 Nghị định 39-CP năm 1997 hướng dẫn Pháp lệnh lực lượng dự bị động viên. Điều này hoàn toàn phù hợp khi tình hình thực tế ra đời của hai văn bản này là khác nhau và hướng đi, cách thức xây dựng lực lượng dự bị động viên cũng đã có sự khác nhau căn bản.
Thứ hai, độ tuổi quân nhân dự bị sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên trong thời bình
Điều 17 quy định rằng:
Độ tuổi sĩ quan dự bị sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên thực hiện theo quy định của
Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan dự bị quy định như sau:
Cấp Úy: 51;
Thiếu tá: 53;
Trung tá: 56;
Thượng tá: 57;
Đại tá: 60;
Cấp Tướng: 63.
Độ tuổi quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên được quy định như sau:
– Nam quân nhân chuyên nghiệp dự bị không quá 40 tuổi; hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị không quá 35 tuổi được sắp xếp vào đơn vị chiến đấu;
– Nam quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị không quá 45 tuổi; nữ quân nhân dự bị không quá 40 tuổi được sắp xếp vào đơn vị bảo đảm chiến đấu.
Quy định về độ tuổi đã được xem xét đến khả năng về sức khỏe, tinh thần, đặc biệt là còn khả năng chiến đấu.
Thứ ba, thẩm quyền sắp xếp quân nhân dự bị vào đơn vị dự bị động viên
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, phối hợp với đơn vị thường trực của Quân đội nhân dân có chỉ tiêu tiếp nhận lực lượng dự bị động viên thực hiện việc sắp xếp quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị vào đơn vị dự bị động viên.
Thứ tư, trách nhiệm của quân nhân dự bị được xếp trong đơn vị dự bị động viên
Khi xem xét trách nhiệm của quân nhân dự bị, cần chủ ý có hai đối tượng:
Đối với quân nhân dự bị được xếp trong đơn vị dự bị động viên có trách nhiệm sau đây:
– Kiểm tra sức khỏe;
– Thực hiện lệnh gọi huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu;
– Thực hiện chế độ sinh hoạt đơn vị dự bị động viên và nhiệm vụ do người chỉ huy giao;
– Thực hiện lệnh huy động để bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.
Đối với quân nhân dự bị giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên, bên cách các trách nhiệm trên, còn phải có trách nhiệm:
– Nắm tình hình số lượng, chất lượng đơn vị; duy trì đơn vị sinh hoạt theo chế độ và thực hiện chế độ báo cáo;
– Quản lý, chỉ huy đơn vị khi huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu;
– Quản lý, chỉ huy đơn vị để bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.
Nhìn chung, quy định về sắp xếp quân nhân dự bị vào đơn bị dự bị động viên được quy định khá đầy đủ và chi tiết, là cơ sở pháp lý quan trọng điều chỉnh quan hệ đặc biệt này, hơn nữa, quy định trên sẽ tạo nên nền tảng cho công tác xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
Luật Lực lượng dự bị động viên năm 2019.