Hiện nay, về việc sử dụng sáng chế nhân danh nhà nước để phục vụ cho các mục đích cho cộng đồng, không lợi nhuận khá phổ biến. Vậy quy định về quyền sử dụng sáng chế nhân danh nhà nước hiện nay như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quyền sử dụng sáng chế nhân danh Nhà nước là gì?
Quyền sử dụng sáng chế nhân danh nhà nước được hiểu là Bộ, cơ quan ngang Bộ có quyền nhân danh nhà nước:
+ Sử dụng sáng chế nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích công cộng, không thương mại, phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân và phục vụ các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội mà không cần sự cho phép của chủ sở hữu sáng chế hoặc người nắm độc quyền sử dụng sáng chế theo quy định của pháp luật.
+ Cho phép các cá nhân, tổ chức khác sử dụng sáng chế thuộc lĩnh vực mà Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích công cộng, không thương mại, phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân và phục vụ các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội mà không cần sự cho phép của chủ sở hữu sáng chế hoặc người nắm độc quyền sử dụng sáng chế theo quy định của pháp luật.
Ví dụ về quyền sử dụng sáng chế nhân danh Nhà nước: Anh A phát minh ra Vaccine phòng chống bệnh dịch. Trong trường hợp bệnh dịch đang bùng phát mạnh mẽ thì Bộ y tế có quyền nhân danh nhà nước cho phép Doanh nghiệp B sử dụng công thức công thức điều chế Vaccine của anh A để sản xuất số lượng lớn và tiêm miễn phí cho toàn dân.
2. Khi nào sáng chế được sử dụng nhân danh Nhà nước?
Căn cứ theo Nghị định 65/2023/NĐ-CP năm 2023 của Chính phủ quy định về việc sử dụng sáng chế nhân danh Nhà nước thì sáng chế nhân danh nhà nước được sử dụng khi:
+ Sáng chế phục vụ cho lợi ích công cộng, toàn dân
+ Sáng chế không vì mục đích lợi nhuận, thương mại
+ Sáng chế phục vụ cho nền an ninh- quốc phòng của quốc gia
+ Sáng chế phục vụ cho việc phòng, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân
+ Sáng chế phục vụ cho các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội
3. Căn cứ bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế:
+ Quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao cho cá nhân, tổ chức khác theo quyết định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không cần sự đồng ý của người nắm độc quyền sử dụng sáng chế:
+ Việc sử dụng sáng nhằm mục đích phục vụ công cộng, không lợi ích thương mại, phục vụ cho quốc phòng, an ninh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho toàn dân hoặc phục vụ cho các nhu cầu cấp thiết khác của toàn xã hội.
+ Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế đã không tuân thủ các quy định về nghĩa vụ của mình theo quy định tại khoản 1 Điều 136 và khoản 5 Điều 142 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009,2019,2022 sau khi kết thúc 04 năm tính từ khi nộp đơn đăng ký sáng chế; đồng thời kết thúc 03 năm tính từ ngày cấp bằng độc quyền sáng chế.
+ Người muốn sử dụng sáng chế không thỏa thuận thành công với người nắm độc quyền sáng chế về việc ký kết hợp đồng sử dụng sáng chế trong một khoảng thời gian hợp lý đã cố gắng thỏa thuận về mức giá sử dụng sáng chế và các điều kiện thương mại hợp lý.
+ Người nắm độc quyền sáng chế bị coi là thực hiện các hành vi hạn chế cạnh tranh không phù hợp đã bị cấm theo quy định của pháp luật.
Vậy quyền sử dụng sáng chế nhân danh nhà nước là một bắt buộc chuyển giao quyền sáng chế của người nắm độc quyền sáng chế cho một cá nhân, tổ chức khác do được cơ quan có thẩm quyền quyết định ở các trường hợp thuộc khoản 1 Điều 133 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009,2019,2022.
4. Thủ tục xử lý hồ sơ yêu cầu ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế:
Thủ tục xử lý hồ sơ yêu cầu ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế từ người nắm độc quyền sử dụng sáng chế cho cá nhân, tổ chức do Bộ, cơ quan ngang Bộ quyết định được quy định tại Điều 56 Nghị định 65/2023/NĐ-CP như sau:
+ Bộ khoa học và Công nghệ sẽ tiếp nhận các hồ sơ yêu cầu bắt buộc chuyển quyền sử dụng sáng chế ở trường hợp quy định tại điểm b,c và d khoản 1 Điều 145 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009,2019,2022.
+ Các Bộ, cơ quan ngang Bộ sẽ tiếp nhận các hồ sơ yêu cầu bắt buộc chuyển quyền sử dụng sáng chế ở trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 145 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009,2019,2022.
Thẩm định hồ sơ yêu cầu ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế:
Hồ sơ yêu cầu ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế từ người nắm độc quyền sử dụng sáng chế cho cá nhân, tổ chức do Bộ, cơ quan ngang Bộ quyết định được thẩm định như sau:
Có thời hạn là 02 tháng, tính từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thẩm định hồ sơ xem xét hồ sơ theo quy định như sau:
+ Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ thì trong thời hạn là 20 ngày tính từ khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thẩm định hồ sơ yêu cầu ra quyết định chuyển giao quyền sử dụng sáng chế phải ra thông báo về yêu cầu chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định cho người đang nắm giữ độc quyền sử dụng sáng chế và yêu cầu người nắm độc quyền sử dụng sáng chế đó có ý kiến bằng hình thức là văn bản trong thời hạn là 01 tháng tính từ ngày ra thông báo; đồng thời yêu cầu các bên có liên quan thỏa thuận lại nhằm hạn chế các bất đồng đề ký kết hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng sáng chế. Nếu các bên không thể thỏa thuận với nhau và nhìn thấy việc không ký kết hợp đồng chuyển giao quyền sáng chế của chủ thể nắm giữ quyền là không hợp lý thì báo cáo kết quả xem xét hồ sơ và đề nghị Bộ trưởng Bộ khoa học và Công nghệ hoặc Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ ra quyết định chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cho cá nhân, tổ chức ra yêu cầu chuyển quyền sử dụng sáng chế đó.
Đặc biệt, yêu cầu chuyển quyền sử dụng sáng chế thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 145 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009,2019,2022 đó là việc sử dụng sáng chế đó cho mục đích phục vụ lợi ích cộng đồng, không vì lợi nhuận thương mại, phục vụ cho nền an ninh, quốc phòng, điều trị bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân và phục vụ cho các nhu cầu cấp thiết khác cho xã hội thì Bộ, cơ quan ngang bộ có quyền ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế mà không cần yêu cầu người nắm độc quyền sử dụng sáng chế có ý kiến bằng hình thức văn bản và cũng không yêu cầu chủ thể các bên phải tham giao thương lượng, thỏa thuận với nhau.
+ Trường hợp mà bên ra yêu cầu chuyển giao quyền sử dụng sáng chế không yêu cầu không có căn cứ theo Điều 145 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009,2019,2022 thì các cơ quan thẩm định hồ sơ yêu cầu chuyển giao quyền sử dụng sáng chế báo cáo kết quả đã xem xét và đề Nghị Bộ Khoa học và Công nghệ Hoặc Bộ trưởng, Thủ trưởng của các cơ quan ngang Bộ thông báo về việc sẽ từ chối yêu cầu; đồng thời nêu rõ lý do từ chối yêu cầu và ấn định thời hạn là 01 tháng tính từ ngày ra thông báo để người nộp hồ sơ yêu cầu chuyển giao ầu sử dụng sáng chế có ý kiến về việc sẽ từ chối yêu cầu.
+ Với hồ sơ yêu cầu chuyển giao quyền sử dụng sáng chế thuộc trường hợp tại điểm a và đ khoản 1 Điều 145 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009,2019,2022 thì cơ quan thẩm định hồ sơ yêu cầu chuyển giao quyền sử dụng sáng chế của các Bộ, cơ quan ngang Bộ sao gửi để lấy ý kiến của Bộ Khoa học và Công nghệ trước khi được trình đến người đứng đầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ quyết định theo quy định điểm a và b khoản 2 ĐIều 56 Nghị định 65/2023/NĐ-CP. Trong thời hạn là 20 ngày tính từ khi nhận được báo cáo kết quả đã xem xét của cơ quan thẩm định yêu cầu( cơ quan thẩm định này thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) xem xét, báo cáo để Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ gửi ý kiến bằng hình thức là văn bản cho người đứng đầu Bộ, cơ quan ngang Bộ ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế hoặc thông báo từ chối yêu cầu.
Các văn bản pháp luật được sử dụng:
– Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009,2019,2022
– Nghị định 65/2023/NĐ-CP