Quy tắc xuất xứ hàng hóa đóng vai trò vô cùng quan trọng, quy tắc này hướng tới mục đích xác định sự hợp lệ của các hàng hóa nhập khẩu để có thể xem xét hưởng chế độ ưu đãi thuế. Dưới đây là quy định của pháp luật về quy tắc xuất xứ hàng hóa trong lĩnh vực ngoại thương.
Mục lục bài viết
1. Quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa trong ngoại thương:
Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong ngoại thương đóng vai trò vô cùng quan trọng. Mỗi hiệp định thương mại tự do (hay còn được viết tắt là hiệp định FTA) đều có những quy tắc xuất xứ riêng để đảm bảo hàng hóa nếu đắp ứng được đầy đủ các quy tắc xuất xứ đó thì sẽ được hưởng các ưu đãi về thuế quan của các nước thành viên. Tính đến năm 2014, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thực hiện hoạt động ký kết 08 hiệp định thương mại tự do, trong đó có 06 hiệp định thương mại tự do thực hiện cùng với các nước ASEAN và một hiệp định thương mại tự do song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản, trong đó có một hiệp định thương mại tự do song phương ký kết giữa Việt Nam và Chile.
Để có thể thực hiện các cam kết về thương mại hàng hóa trong lĩnh vực ngoại thương, đặc biệt là trong các lĩnh vực cắt giảm thuế quan, hàng hóa sản xuất tại các nước thành viên cần phải đắp ứng được các điều kiện về quy tắc xuất xứ trong các hiệp định thương mại tự do. Trong các hiệp định thương mại tự do của các nước ASEAN, về cơ bản thì các nguyên tắc xuất xứ hàng hóa trong các hiệp định này đều có các cấu trúc tương tự và khá giống nhau. Tuy nhiên, các cam kết cách giảm và quy tắc xuất xứ trong mỗi hiệp định thương mại tự do của ASEAN cũng hàm chứa những điểm khác biệt. Có thể xem xét quy tắc xuất xứ hàng hóa trong lĩnh vực ngoại thương thông qua bản so sánh dưới đây:
Tiêu chí so sánh | ATIGA | ACFTA | AKFTA | AJCEP | VJEPA | AANZFTA | AIFTA | VCFTA |
Mẫu CO | D | E | AK | AJ | VJ | AANZ | AI | VC |
Tiêu chí chung | RVC (40) hoặc CTH | RVC(40) | RVC (40) hoặc CTH | RVC (40) hoặc CTH | RVC (40) hoặc CTH | RVC (40) hoặc CTH | RVC (35) hoặc CTSH | RVC 40 – 50 hoặc CTH |
Quy tắc cụ thể mặt hàng (viết tắt là PSRs) | Có | Có | Có | Dệt may 2 công đoạn | Dệt may 2 công đoạn | Phản ứng hóa học | Không có | Không có |
Công gộp | Công gộp đầy đủ và từng phần | Công gộp đầy đủ | Công gộp đầy đủ | Công gộp đầy đủ | Công gộp đầy đủ | Công gộp đầy đủ | Công gộp đầy đủ | Toàn bộ |
Công đoạn gia công chế biến đơn giản | Áp dụng với tất cả các tiêu chí xuất xứ | Chỉ áp dụng với tiêu chí xuất xứ thuần túy (tiết tắt là WO) | Áp dụng với tất cả các tiêu chí xuất xứ | Chỉ áp dụng với tiêu chí xuất xứ CTC hoặc SP | Chỉáp dụng với tiêu chí xuất xứ CTC hoặc SP | Chỉáp dụng với tiêu chí xuất xứ RVC | Áp dụng với tất cả các tiêu chí xuất xứ | Áp dụng với tất cả các tiêu chí xuất xứ |
De-Minimis | Có | Không | Có | Có | Có | Có | Không | Có |
CO giáp lưng | x | Nhà nhập khẩu trên C/O gốc và nhà XK trên C/O giáp lưng phải là một | Nhà khẩu trên C/O gốc và nhà xuất khẩu trên C/O giáp lưng phải là một | x | x | x | Nhà khẩu trên C/O gốc và nhà xuất khẩu trên C/O giáp lưng là một | x |
Trong đó, có thể nhận diện cụ thể như sau:
– WO: hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc hàng hóa được sản xuất toàn bộ trên lãnh thổ của một quốc gia thành viên;
– RVC: Là từ viết tắt của hàm lượng giá trị khu vực hàng hóa được tính theo công thức, đồng thời không được nhỏ hơn tỷ lệ phần trăm quy định, công đoạn sản xuất cuối cùng của hàng hóa sẽ được thực hiện tại một nước thành viên của hiệp định;
– PSRs: Quy tắc cụ thể mặt hàng, quy tắc yêu cầu nguyên vật liệu phải trải qua quá trình thay đổi mã số hàng hóa hoặc nguyên vật liệu phải trải qua công đoạn ra công, công đoạn chế biến của hàng hóa, hoặc cần phải đáp ứng tiêu chí RVC hoặc kết hợp tất cả các tiêu chí nêu trên;
– CTC: Tất cả các nguyên vật liệu không có cùng xuất xứ sử dụng để sản xuất ra hàng hóa đó đều phải trải qua quá trình chuyển đổi mã số hàng hóa. Ngoại lệ của CTC là De Minimis (ngoại lệ này chỉ áp dụng đối với CTC và không áp dụng đối với RVC);
– SP: Là quy trình sản xuất cụ thể, trong đó quy định rõ công đoạn nào được thực hiện trong quá trình sản xuất để hàng hóa được coi là có xuất xứ;
– Cộng của toàn bộ và cộng gộp đơn phân là một trong những công đoạn của RVC;
– C/O lưng giáp: Là C/O được cung cấp bởi các nước thành viên xuất khẩu trung gian dựa trên C/O của quốc gia thành viên xuất khẩu đầu tiên.
2. Nguyên tắc chung để xác định xuất xứ hàng hóa là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa, có quy định cụ thể về vấn đề xuất xứ hàng hóa. Theo đó, xuất xứ hàng hóa được xem là nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện các công đoạn ra công chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Thông tư 05/2018/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định về xuất xứ hàng hóa, có quy định cụ thể về nguyên tắc chung để có thể xác định xuất xứ hàng hóa. Theo đó, hàng hóa được xác định xuất xứ căn cứ theo quy định tại Thông tư 05/2018/TT-BCT sẽ có xuất xứ tại nước, tại nhóm nước hoặc tại vùng lãnh thổ nơi thực hiện quy trình sản xuất cuối cùng làm thay đổi cơ bản hàng hóa đó.
Theo đó thì có thể nói, nguyên tắc chung để xác định xuất xứ hàng hóa được ghi nhận như sau: Hàng hóa có xuất xứ tại nước, xuất xứ tại nhóm nước hoặc xuất xứ tại một vùng lãnh thổ nơi thực hiện quy trình sản xuất cuối cùng làm thay đổi cơ bản hàng hóa đó.
3. Thẩm quyền chủ trì đàm phán về quy tắc xuất xứ hàng hóa trong ngoại thương:
Căn cứ theo quy định tại Điều 31 của Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa, có quy định cụ thể về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ công thương. Theo đó, bao gồm các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
– Xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc trực tiếp ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về xuất xứ hàng hóa;
– Tổ chức quá trình thực hiện hoạt động cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, trực tiếp cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu hoặc ủy quyền cho Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam và các tổ chức, cơ quan khác thực hiện hoạt động cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu;
– Ban hành quy chế, ban hành quy định hướng dẫn quy trình cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa điện tử theo các điều ước quốc tế mà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết, gia nhập và theo quy định của nước nhập khẩu;
– Hướng dẫn hoạt động phân luồng thương dân đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho các thương nhân, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý trong quá trình cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của các thương nhân;
– Ban hành quy chế về quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm đối với các cơ quan, tổ chức được ủy quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
– Tổ chức hoạt động đào tạo đối với các cơ quan và tổ chức được ủy quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và thương nhân tự thực hiện thủ tục chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
– Quản lý hoạt động nghiên cứu, phổ biến tuyên truyền, đào tạo, thực hiện các hoạt động hợp tác có yếu tố nước ngoài trong lĩnh vực xuất xứ hàng hóa;
– Chủ trì đàm phán về quy tắc xuất xứ hàng hóa theo các điều ước quốc tế.
Theo đó thì có thể nói, thẩm quyền chủ trì đàm phán về quy tắc xuất xứ hàng hóa trong lĩnh vực ngoại thương sẽ thuộc về Bộ công thương.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Quản lý ngoại thương năm 2017;
– Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa;
– Thông tư 05/2018/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định về xuất xứ hàng hóa;
– Thông tư 44/2023/TT-BCT của Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 05/2018/TT-BCT ngày 03/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về xuất xứ hàng hóa.
THAM KHẢO THÊM: