Đấu giá viên là những chủ thể làm việc tại các tổ chức bán đấu giá tài sản, đấu giá viên có quyền trực tiếp điều hành phiên đấu giá và thực hiện cuộc đấu giá theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Dưới đây là một số quy định về quy tắc đạo đức nghề nghiệp dành cho đấu giá viên.
Mục lục bài viết
1. Quy định về quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên:
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về quy tắc đạo đức nghề nghiệp cần phải tuân thủ của đấu giá viên. Căn cứ theo quy định tại Chương I của Thông tư
Thứ nhất, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các cá nhân và tổ chức. Căn cứ theo quy định tại Điều 1 của Thông tư 14/2018/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc ban hành Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên, đấu giá viên trong quá trình hành nghề cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá tài sản, người trúng đấu giá tài sản, người mua được tài sản đấu giá, cần phải bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các cá nhân và các tổ chức liên quan đến hoạt động đấu giá tài sản.
Thứ hai, cần phải tuân thủ đầy đủ nguyên tắc hành nghề đấu giá viên. Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Thông tư 14/2018/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc ban hành Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên, trong hoạt động hành nghề đấu giá viên, các đấu giá viên cần phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc cơ bản sau đây:
– Tuân thủ hiến pháp, tuân thủ pháp luật, không được thực hiện các hành vi vi phạm đạo đức xã hội;
– Cần phải đảm bảo tính trung thực, khách quan, vô tư, độc lập, công khai, minh bạch, công bằng trong quá trình thực hiện hoạt động đấu giá theo quy định của pháp luật, không xuất phát từ bất kỳ lý do nào mà làm ảnh hưởng đến kết quả đấu giá tài sản, làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của người khác;
– Trực tiếp tiến hành hoạt động đấu giá tài sản phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quá trình điều hành đấu giá tài sản, tổ chức đấu giá tài sản về cuộc đấu giá do mình thực hiện, bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra trong quá trình tổ chức đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật nếu có thiệt hại xảy ra;
– Tuân thủ đầy đủ quy định về quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên căn cứ theo quy định tại Thông tư 14/2018/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc ban hành Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên, và điều lệ của tổ chức xã hội nghề nghiệp của đấu giá viên mà mình là thành viên.
Thứ ba, cần phải tôn trọng và bảo vệ uy tín nghề nghiệp. Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Thông tư 14/2018/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc ban hành Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên, các đấu giá viên cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ coi trọng uy tín nghề nghiệp, giữ gìn uy tín, không được thực hiện các hành vi làm tổn hại đến uy tín của các tổ chức đấu giá tài sản nơi mình làm việc, danh dự và uy tín của nghề đấu giá nói chung. Đồng thời, các đấu giá viên cần phải có hành xử văn minh, ứng xử lịch sự trong quá trình hoạt động hành nghề đấu giá.
Thứ tư, cần phải rèn luyện và tu dưỡng bản thân. Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Thông tư 14/2018/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc ban hành Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên, các đấu giá viên trong quá trình hành nghề cần không ngừng trau dồi đạo đức, phẩm chất, nâng cao kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ đấu giá, tích cực tham gia vào các lớp đào tạo và bồi dưỡng kiến thức đấu giá viên, không ngừng nỗ lực và học hỏi để nâng cao chất lượng, nâng cao kiến thức, nâng cao khả năng làm việc, nâng cao đạo đức hành nghề, nâng cao tính chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa của hoạt động đấu giá tài sản.
Thứ năm, cần phải tuân thủ đầy đủ trách nhiệm nghề nghiệp. Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Thông tư 14/2018/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc ban hành Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên, trách nhiệm nghề nghiệp mà đấu giá viên cần phải tuân thủ bao gồm:
– Đấu giá viên không được phép thực hiện các hành vi lợi dụng danh nghĩa đấu giá viên để trục lợi cá nhân;
– Đấu giá viên cần phải thực hiện công việc một cách tận tâm, tận tụy, có trách nhiệm và có nghĩa vụ đối với công việc, phát huy tối đa năng lực, sử dụng tối đa kiến thức chuyên môn, các kỹ năng nghiệp vụ để có thể đảm bảo tốt nhất quá trình thực hiện hoạt động đấu giá tài sản, đảm bảo cho quá trình đấu giá tài sản được diễn ra hiệu quả và đúng quy định của pháp luật;
– Đấu giá biết điều hành cuộc đấu giá cần phải có trách nhiệm nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật, tài liệu và giấy tờ có liên quan đến hoạt động đấu giá, trình tự và thủ tục đấu giá tài sản, lập hồ sơ và hoàn thiện hồ sơ đấu giá tài sản, điều hành đấu giá tài sản theo đúng quy định của pháp luật. Sau khi cuộc đấu giá tài sản kết thúc, các đấu giá viên cần phải ngay lập tức bàn giao đầy đủ các loại hồ sơ và giấy tờ tài liệu đấu giá tài sản cho tổ chức đấu giá, để tổ chức đấu giá lưu giữ hồ sơ theo quy định của pháp luật;
– Đấu giá viên cần phải có nghĩa vụ bảo mật đầy đủ thông tin theo quy định của pháp luật, bảo mật thông tin theo sự thỏa thuận với các bên tham gia đấu giá, không được phép sử dụng các thông tin mà mình biết được từ hoạt động đấu giá để phục vụ cho lợi ích cá nhân.
2. Quan hệ với người tham gia đấu giá trong quy tắc đạo đức nghề nghiệp của đấu giá viên:
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Thông tư 14/2018/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc ban hành Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên, có quy định cụ thể về quan hệ với người tham gia đấu giá. Cụ thể như sau:
– Đấu giá viên không được phép thực hiện các hành vi thông đồng, móc nối, đòi tiền hoặc đòi bất cứ một khoản lợi ích vật chất nào khác từ người tham gia đấu giá để hạ giá, làm sai lệch kết quả đấu giá;
– Các đấu giá viên không được phép có hành vi hạn chế các cá nhân hoặc tổ chức tham gia vào quá trình đấu giá trái quy định pháp luật, có hành vi gây khó khăn cho người tham gia đấu giá tài sản;
– Đấu giá viên không được phép tiết lộ các thông tin mà mình biết được trong quá trình tham gia đấu giá, không được phép tiết lộ giá trước khi công bố kết quả đấu giá;
– Trong trường hợp các đấu giá viên phát hiện ra người tham gia đấu giá có hành vi cung cấp thông tin và tài liệu sai sự thật, sử dụng các loại giấy tờ giả mạo để thực hiện thủ tục đăng ký tham gia đấu giá, có hành vi thông đồng hoặc móc nối với các cá nhân và tổ chức khác để hạ giá, làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản, có hành vi cản trở hoạt động đấu giá tài sản, gây mất an ninh trật tự tại phiên đấu giá, có hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép người khác tham gia đấu giá nhằm làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản hoặc có hành vi vi phạm quy định của pháp luật khác trong lĩnh vực đấu giá tài sản, thì ngay lập tức cần phải truất quyền tham dự phiên đấu giá của người tham gia đấu giá tài sản đó, hoặc dừng phiên đấu giá, thông báo tổ chức đấu giá tài sản để đưa ra phương án xử lý kịp thời phù hợp với quy định pháp luật;
– Đấu giá viên không được phép thực hiện các hành vi phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, độ tuổi, chủng tộc, tôn giáo, địa vị xã hội, quốc tịch, không được phân biệt dựa trên phương diện khả năng kinh tế, tài chính giữa những người tham gia đấu giá khi họ đều đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để có thể tham gia đấu giá, đảm bảo đối xử bình đẳng giữa những người tham gia đấu giá với nhau.
3. Quan hệ với người có tài sản đấu giá trong quy tắc đạo đức nghề nghiệp của đấu giá viên:
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Thông tư 14/2018/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc ban hành Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên, có quy định cụ thể về quan hệ của đấu giá viên với người có tài sản đấu giá. Cụ thể như sau:
– Đấu giá viên không được phép thực hiện các hành vi thông đồng, móc nối với những người có tài sản đấu giá để nhằm mục đích làm sai lệch thông tin của tài sản, hạ giá hoặc làm sai lệch hồ sơ đấu giá, làm sai lệch kết quả đấu giá;
– Đấu giá viên không được phép đưa hoặc nhận bất kỳ một khoản tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất nào từ người có tài sản đấu giá để nhằm mục đích làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản;
– Trong trường hợp các đấu giá viên phát hiện ra người có tài sản đấu giá có hành vi thông đồng với các cá nhân hoặc tổ chức khác nhằm mục đích làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá, hạ giá, làm sai lệch hồ sơ đấu giá tài sản hoặc sai lệch kết quả đấu giá tài sản, nhận bất kỳ một khoản tiền hoặc lợi ích vật chất nào khác từ cá nhân hoặc tổ chức khác để nhằm mục đích làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản hoặc có hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực đấu giá, thì ngay lập tức đấu giá viên đó cần phải có ý kiến với các tổ chức đấu giá tài sản, nếu có cơ sở về hành vi vi phạm pháp luật thì cần phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Thông tư 14/2018/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc ban hành Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên;
– Thông tư 02/2022/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản.
THAM KHẢO THÊM: