Quy định của pháp luật về Quảng cáo? Xử phạt hành vi Quảng cáo không đúng nơi quy định? Dán quảng cáo trên xe tải và Quy định dán quảng cáo trên xe ô tô?
Hiện nay các phương tiện giao thông đi lại chúng ta thường bắt gặp các hình ảnh quen thuộc như quảng cáo sản phẩm, thông điệp hữu ích về cuộc sống hay các hoạt động tích cực khác…Bên cạnh đó thì pháp luật có quy định về các nội dung bị cấm quảng cáo và buộc phải thực hiện theo, Vậy để biết thêm về Dán quảng cáo trên xe tải? Quy định dán quảng cáo trên xe ô tô? Mời bạn đọc theo dõi bài viets dưới đây của chúng tôi về vấn đề này
Cơ sở pháp lý: Luật quảng cáo 2018
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về Quảng cáo:
1.1. Quảng cáo là gì?
1. Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân ( khoản 1 điều 2 Luật Quảng cáo 2018) quy định
Căn cứ trên đó mà việc quảng cáo cần được thực hiện dựa trên các quy định chung pháp luật đưa ra về hoạt động này, các trường hợp không tuân thủ, gây ảnh hưởng và làm xấu hình ảnh đất nước hay thuần phong mỹ tục đều sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật đề ra.
1.2. Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động quảng cáo:
Chính sách của nhà nước đối với hoạt động quản cáo đó là Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, và các cá nhân trong hoạt động quảng cáo, Ngoài ra cần phải Tạo điều kiện để tổ chức,và tạo điều kiện cho các cá nhân phát triển các loại hình quảng cáo để nâng cao chất lượng quảng cáo giới thiệu với các mục đích khác nhau về kinh doanh hoạt thông điệp cuộc sống…
Bên cạnh đó cần phai Khuyến khích tổ chức, khuyến khích việc các cá nhân nghiên cứu, và ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại vào việc thiết kế, trong xây dựng sản phẩm quảng cáo, để việc đầu tư có hiệu quả vào quảng cáo. Luôn Tạo điều kiện và khuyến khích phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động quảng cáo để có hình ảnh tốt nhất, ưu tiên đầu tư đào tạo,và ưu tiên bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ, và các công chức thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo dựa trên các quy định của pháp luật
Cuối cùng đó là Mở rộng hợp tác quốc tế về hoạt động quảng cáo với các nước để vừa thúc đẩy kinh tế vừa hội nhập văn hóa với các nước trên thế giới.
2. Xử phạt hành vi Quảng cáo không đúng nơi quy định
Quảng cáo được hiểu là là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi và các tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu theo quy định và không được quảng cáo trái pháp luật gây ảnh hưởng tới các cá nhân, tổ chức khác…
Căn cứ vào quy định của Luật Quảng cáo, nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, và các cá nhân trong hoạt động quảng cáo, tạo điều kiện, và khuyến khích tổ chức, cá nhân phát triển các loại hình quảng cáo, nâng cao chất lượng quảng cáo. Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định những hành vi bị cấm về quảng cáo, trong đó có hành vi dán quảng cáo không đúng nơi quy định và những hành vi đó sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Tại Khoản 3,4, khoản 5 Điều 8
“3. Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
4. Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội.”
Theo đó, thì các hành vi vi phạm quy định về dán quảng cáo sẽ bị phạt theo quy định của pháp luật như sau:
1. Phạt tiền đối với hành vi treo, đặt, dán, vẽ quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng như sau:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người treo, đặt, dán, vẽ quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quảng cáo.”
( Khoản 1 Điều 51 Nghị định số 158/2013, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 28/2017)
Theo quy định trên, thì khi hành vi dán quảng cáo sai nơi quy định bị phát hiện và phải bị xử lý theo quy định, không những người thực hiện việc treo, và thực hiện dán, vẽ quảng cáo bị phạt mà người có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quảng cáo cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Mức phạt đối với người thực hiện việc dán, treo, vẽ quảng cáo sai quy định sẽ bị phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Còn mức phạt đối với người có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quảng cáo sai quy định sẽ bị phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Bên canh đó hành vi quy định về quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan, ảnh hưởng đến trật tự giao thông, xã hội và trên phương tiện giao thông sẽ bị phạt theo quy định:
-Tại Điều 61. Vi phạm quy định về quảng cáo làm ảnh hưởng mỹ quan, trật tự giao thông, xã hội và trên phương tiện giao thông Luật quảng cáo 2018 quy định:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đôi với hành vi phát tờ rơi quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo tại mặt trước, mặt sau và trên nóc của một phương tiện giao thông;
b) Quảng cáo vượt quá diện tích mỗi mặt được phép quảng cáo của một phương tiện giao thông theo quy định.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo trên tờ rơi làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.”
Theo quy định trên, thì các hành vi quảng cáo tại mặt trước, và mặt sau và trên nóc của phương tiện giao thông hoặc quảng cáo vượt quá diện tích mỗi mặt được phép quảng cáo của phương tiện giao thông sẽ bị phạt theo quy định của pháp luật. Mức phạt từ 2.000.000 đồng đối với người thực hiện việc quảng cáo sai quy định của phấp luật và các cá nhân tổ chức vi phạm phải bị Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 với người có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quảng cáo sai quy định như trên
Căn cứ như trên quy định của pháp luật về hành vi dán quảng cáo không đúng nơi quy định. Pháp luật đã có những quy định cần thiết, và quy định một cách rõ ràng cho mọi người trong việc thực hiện việc quảng cáo. bên cạnh đó thì các hành vi dán quảng cáo sai nơi quy định như trên lại xảy ra rất thường xuyên và phổ biến. Đối với các nhu cầu quảng cáo, và nhu cầu giới thiệu hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp, và các hộ kinh doanh là hoàn toàn chính đáng nhưng không thể vì lợi ích riêng mà không bận tâm đến lợi ích chung của cộng đồng, và khiến cho cảnh quan đô thị ngày càng trở nên thiếu thẩm mỹ, và kém văn minh như hiện tại.
3. Dán quảng cáo trên xe tải và quy định dán quảng cáo trên xe ô tô:
Việc quảng cáo trên phương tiện giao thông được quy định tại Điều 32 Luật quảng cáo 2012:
1. Việc quảng cáo trên phương tiện giao thông phải tuân thủ các quy định của Luật này và pháp luật về giao thông.
Không được thể hiện sản phẩm quảng cáo ở mặt trước, mặt sau và trên nóc của phương tiện giao thông. Sản phẩm quảng cáo không được vượt quá 50% diện tích mỗi mặt được phép quảng cáo của phương tiện giao thông. Việc thể hiện biểu trưng, lô-gô, biểu tượng của chủ phương tiện giao thông hoặc hãng xe trên phương tiện giao thông phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao thông.
Như vậy, việc quảng cáo trên xe ô tô tải phải tuân thủ các quy định được viện dẫn ở trên, không cần xin cấp phép.
Trong quá trình thực hiện hoạt động quảng cáo, bạn cần đảm bảo các vấn đề sau:
1, Không thể hiện sản phẩm quảng cáo ở trước, sau mặt xe và trên nóc xe.
2, Sản phẩm quảng cáo không vượt quá 50% diện tích mỗi mặt được phép quảng cáo của xe.
3, Các nội dung về hình ảnh không được trái với các quy định của pháp luật về giao thông.
Bên cạnh đó, một số sản phẩm không được phép quảng cáo trên xe ô tô, bao gồm:
1. Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Thuốc lá.
3. Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên.
4. Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo.
5. Thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc.
6. Các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục.
7. Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực.
8. Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác do Chính phủ quy định khi có phát sinh trên thực tế.
Mức phạt khi vi phạm quy định dán quảng cáo trên xe ô tô đó là:
Theo khoản 49 Điều 1 Nghị định 28/2017, phạt tiền từ 02 – 05 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
– Quảng cáo tại mặt trước, mặt sau và trên nóc của một phương tiện giao thông;
– Quảng cáo vượt quá diện tích mỗi mặt được phép quảng cáo của một phương tiện giao thông theo quy định.
Tóm lại, quy định về quảng cáo trên xe ô tô không quá phức tạp để các thương nhân áp dụng. Lưu ý, để tránh bị phạt, việc dán quảng cáo cần phải được thực hiện đúng vị trí trên xe ô tô.