Trong quá trình sử dụng dịch vụ bưu chính viễn thông, người sử dụng và các doanh nghiệp cần phải trả cước dịch vụ bưu chính viễn thông. Vậy pháp luật hiện nay quy định như thế nào về vấn đề quản lý giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông?
Mục lục bài viết
1. Quy định về quản lý giá cước dịch vụ bưu chính viễn thông:
Trước hết, pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về vấn đề quản lý giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông. Căn cứ theo quy định tại Điều 38 của Nghị định 25/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông (sửa đổi tại
– Thực hiện theo cơ chế thị trường, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh và phát huy quyền tự chủ của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông;
– Thực hiện chế độ bình đẳng phù hợp với quy định của pháp luật, không được phân biệt đối xử giữa các đối tượng sử dụng dịch vụ bưu chính viễn thông với nhau dưới bất kỳ hình thức nào, khuyến khích các doanh nghiệp mới tham gia thị trường trong lĩnh vực bưu chính viễn thông được phát triển lành mạnh, đảm bảo hoạt động bưu chính viễn thông công ích trên thực tế;
– Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ bưu chính viễn thông, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông, đảm bảo lợi ích của nhà nước và cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bảo đảm chủ quyền quốc gia trong quá trình kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông.
Bên cạnh đó, cần phải tuân thủ đầy đủ quy định về nội dung quản lý nhà nước về giá cước bưu chính viễn thông. Theo đó, quá trình quản lý giá cước bưu chính viễn thông cần phải đảm bảo các nội dung quản lý nhà nước như sau:
– Ban hành cơ chế, ban hành chính sách và chỉ đạo tổ chức thực hiện thống nhất trên phạm vi toàn quốc về giá cước dịch vụ bưu chính viễn thông, sao cho phù hợp với yêu cầu của cơ chế phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ nhất định của đất nước;
– Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề điều chỉnh giá cước dịch vụ bưu chính viễn thông sao cho phù hợp với thực tế;
– Quy định giá cước dịch vụ bưu chính viễn thông quan trọng và độc quyền;
– Giám sát và thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm giá cước dịch vụ bưu chính viễn thông;
– Tổ chức và quản lý các hoạt động thông tin, dự báo giá thị trường bưu chính viễn thông trong nước và thế giới.
Như vậy có thể nói, quá trình quản lý giá cước dịch vụ bưu chính viễn thông cần phải tuân thủ đầy đủ các nội dung và nguyên tắc quản lý theo như phân tích nêu trên.
2. Căn cứ xây dựng và điều chỉnh giá cước dịch vụ bưu chính hiện nay:
Căn cứ theo quy định tại Điều 28 của Luật bưu chính năm 2010 có quy định cụ thể về giá cước dịch vụ bưu chính. Cụ thể như sau:
– Căn cứ để xây dựng và điều chỉnh giá cước dịch vụ bưu chính sẽ bao gồm các vấn đề cụ thể như sau:
+ Chi phí sản xuất và quan hệ cung cầu thị trường;
+ Mức giá cước cùng loại trên thị trường trong khu vực và trong phạm vi thế giới.
– Giá cước dịch vụ bưu chính công ích sẽ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực bưu chính quy định cụ thể, tuân thủ đầy đủ theo quy định của pháp luật về bưu chính và pháp luật về giá;
– Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính sẽ phải có trách nhiệm và nghĩa vụ như sau:
+ Quyết định giá cước dịch vụ bưu chính sao cho phù hợp với quy định của pháp luật;
+ Đăng ký vào kê khai giá cước dịch vụ bưu chính theo quy định của pháp luật về giá;
+ Thực hiện hoạt động thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và bưu chính đối với giá cước của các loại hình dịch vụ bưu chính;
+ Niêm yết công khai giá cước dịch vụ bưu chính theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, pháp luật còn quy định cụ thể về hợp đồng cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ bưu chính bằng văn bản. Căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Luật bưu chính năm 2010 có quy định cụ thể về hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính. Cụ thể như sau:
– Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính bằng văn bản cần phải tuân thủ đầy đủ các nội dung chính như sau:
+ Loại hình dịch vụ bưu chính, khối lượng bưu gửi, số lượng bưu gửi;
+ Thời gian, địa điểm cung ứng dịch vụ bưu chính, phương thức cung ứng dịch vụ bưu chính;
+ Chất lượng dịch vụ bưu chính;
+ Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên, trách nhiệm và mức bồi thường tối đa khi có hành vi vi phạm hợp đồng;
+ Giá cước thanh toán, phương thức thanh toán.
– Hợp đồng giao kết bằng văn bản cần phải lập bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật, các bên tham gia hợp đồng cần phải có sự thỏa thuận với nhau về vấn đề sử dụng thêm các ngôn ngữ khác ngoài tiếng Việt. Trong trường hợp các bên có sự thỏa thuận về vấn đề sử dụng thêm các ngôn ngữ khác thì văn bản bằng tiếng Việt và văn bản bằng ngôn ngữ khác sẽ có giá trị pháp lý tương đương nhau;
– Chứng từ xác nhận việc chấp nhận bưu gửi giữa các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính và người gửi sẽ có giá trị pháp lý giống như hợp đồng giao kết bằng văn bản của các bên, ngoại trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
3. Thẩm quyền của Bộ Tài chính trong việc quản lý nhà nước về giá cước dịch vụ bưu chính viễn thông:
Căn cứ theo quy định tại
– Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giá trong lĩnh vực bưu chính viễn thông theo quy định của pháp luật về bưu chính, pháp luật về viễn thông và pháp luật về giá;
– Phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, cụ thể là Bộ bưu chính, viễn thông để hướng dẫn thực hiện cụ thể quy định của pháp luật, đảm bảo mỗi tổ chức và cá nhân trong xã hội đều phải tuân thủ đúng, tuân thủ đầy đủ các quy định về giá cước bưu chính viễn thông, tuân thủ quy định của pháp luật về giá;
– Thống nhất để chủ thể có thẩm quyền đó là bộ trưởng Bộ bưu chính viễn thông ban hành theo thẩm quyền quy định về giá cước dịch vụ bưu chính viễn thông, bưu chính công ích, giá cước dịch vụ bưu chính dành riêng cho từng đối tượng nhất định, giá cước dịch vụ viễn thông công ích theo đúng quy định của pháp luật;
– Quyết định về việc miễn hoặc giảm giá cước dịch vụ bưu chính viễn thông theo quy định của pháp luật;
– Thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với lĩnh vực bưu chính, viễn thông.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật bưu chính 2010;
– Nghị định 47/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Luật bưu chính;
– Nghị định 25/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 47/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Luật Bưu chính;
– Nghị định 25/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông;
– Nghị định 49/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Điều 15 của Nghị định 25/2011/NĐ-CP ngày 06/04/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông và Điều 30 của
– Nghị định 81/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 25/2011/NĐ-CP ngày 06/04/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông.