Nước có lẽ là một nguồn tài nguyên không còn xa lạ với tất cả con người dùng trong sinh hoạt, từ ăn uống, vệ sinh ... trong môi trường sinh hoạt hằng ngày, thậm chí trong môi trường giáo dục. Dưới đây là quy định của pháp luật về nước uống và nước sinh hoạt trong trường học đối với học sinh.
Mục lục bài viết
1. Quy định về nước uống, nước sinh hoạt trong trường học:
Nước uống và nước sinh hoạt đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống nói chung và trong trường học nói riêng. Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về công tác y tế trường học, có quy định cụ thể về vấn đề bảo đảm các điều kiện trong hoạt động cấp nước và vệ sinh môi trường tại trường học. Theo đó thì vấn đề bảo đảm nước uống và nước sinh hoạt là một trong nghĩa vụ mà trường học còn phải đáp ứng đối với học sinh. Cụ thể như sau:
– Trường học cần phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm cung cấp nước uống cho học sinh một cách tốt nhất, đảm bảo tối thiểu 0.5 lít nước trong điều kiện mùa hè cho học sinh, và 0.3 lít nước trong mùa đông cho một học sinh trong một buổi học nhất định;
– Trường học cũng cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ cung cấp đầy đủ nước sinh hoạt cho học sinh. Quá trình cung cấp nước sinh hoạt cho học sinh phải đáp ứng yêu cầu tối thiểu theo quy định của pháp luật. Đó là trường học phải cung cấp ít nhất tối thiểu 4 lít nước cho học sinh trong một buổi học. Nếu như trường học dùng hệ thống cấp nước bằng đường ống thì mỗi vòi nước xài sử dụng tối đa cho 200 học sinh trong một buổi học nhất định;
– Trường học có học sinh nội trú tại ngôi trường đó thì trường hợp đó sẽ phải có trách nhiệm và nghĩa vụ cung cấp đầy đủ nước ăn uống và nước sinh hoạt cho học sinh, quá trình trường học cung cấp nước cho học sinh cần phải đáp ứng được số lượng nước tối thiểu. Đó là trường học phải cung cấp ít nhất 100 lít nước cho một học sinh trong khoảng thời gian 24 giờ;
– Các trường học phải sử dụng nguồn nước từ các cơ sở đáp ứng đầy đủ điều kiện cung cấp nước ăn uống và nước sinh hoạt cho học sinh. Trong trường hợp trường học tự tiến hành hoạt động cung cấp nguồn nước cho học sinh thi trường học cần phải bảo đảm chất lượng. Tức là chất lượng nguồn nước phải bảo đảm cho hoạt động sinh hoạt của học sinh, nguồn nước đó cần phải bảo đảm tiêu chuẩn về nguồn nước uống căn cứ theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 01:2009/BYT) ban hành kèm theo Thông tư số 04/2009/TT-BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống; về nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 6 -1:2010/BYT) ban hành kèm theo Thông tư số 34/2010/TT-BYT ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai; về nước sinh hoạt theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 02:2009/BYT) ban hành kèm theo Thông tư số
Theo đó thì có thể nói, pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về nước uống và nước sinh hoạt trong trường học. Theo đó thì định mức nước uống và nước sinh hoạt của học sinh tại trường học cần phải đáp ứng và cần phải được thực hiện theo quy định như sau:
– Trường học cung cấp đầy đủ nước uống cho học sinh và tối thiểu là 0.5 lít nước trong mùa hè và 0.3 lít nước trong mùa đông đối với một học sinh trong một buổi học nhất định;
– Trường học sẽ phải có trách nhiệm và nghĩa vụ cung cấp đầy đủ nước sinh hoạt cho học sinh, và tối thiểu là 4l nước cho học sinh trong một buổi học nhất định, nếu như trường học đó sử dụng hệ thống cấp nước bằng đường ống thì mỗi vòi nước phải được sử dụng tối đa cho 200 học sinh trong một buổi học nhất định;
– Trường học có học sinh nội trú cư trú tại trường học đó thì trường hợp đó phải cung cấp đầy đủ nước ăn uống và nước sinh hoạt cho học sinh, tối thiểu là 100 lít nước cho một học sinh trong khoảng thời gian 24 giờ theo quy định của pháp luật như phân tích nêu trên.
2. Xử phạt trường học không đảm bảo đủ nước uống và nước sinh hoạt cho học sinh:
Nếu như trường hợp không đảm bảo đầy đủ nước uống và nước sinh hoạt cho học sinh thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Nghị định 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế (sau được sửa đổi tại Nghị định 124/2021/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của
– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi không thực hiện biện pháp bảo đảm vệ sinh ở nơi công cộng, các phương tiện giao thông, nơi chứa chất thải sinh hoạt để phòng bệnh truyền nhiễm trái quy định của pháp luật;
– Phải tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với những đối tượng có hành vi không thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo đảm vệ sinh nơi công cộng, bảo đảm vệ sinh các phương tiện giao thông và nơi chứa chất thải sinh hoạt làm lây truyền dịch bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân;
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các chủ thể thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật sau đây:
+ Không đáp ứng đầy đủ nước uống, không đáp ứng đầy đủ nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt nhằm bảo đảm chất lượng trong các cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật;
+ Không có công trình vệ sinh hoặc có công trình vệ sinh tuy nhiên công trình đó không đảm bảo yêu cầu vệ sinh trong các cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật;
+ Các đối tượng có hành vi không đáp ứng đầy đủ ánh sáng trong các cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật;
+ Các chủ thể có hành vi không giáo dục cho người học về vệ sinh an toàn phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm bao gồm vệ sinh cá nhân, vệ sinh trong sinh hoạt, vệ sinh trong lao động và vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật;
+ Các chủ thể không tuyên truyền về an toàn vệ sinh phòng tránh bệnh tật hoặc không tiến hành hoạt động kiểm tra và giám sát trong lĩnh vực vệ sinh môi trường, không tiến hành hoạt động triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh truyền nhiễm trong các cơ sở giáo dục.
Theo đó thì có thể nói, hành vi không cung cấp đầy đủ nước sạch và nước uống sử dụng cho mục đích sinh hoạt nhằm đảm bảo chất lượng trong các cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo như phân tích nêu trên. Tuy nhiên có thể nói, mức phạt tiền nêu trên là Mức phạt tiền được áp dụng đối với cá nhân vi phạm, còn đối với tổ chức vi phạm thì sẽ bị phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân trong cùng một hành vi vi phạm hành chính căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Nghị định 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế (sau được sửa đổi tại Nghị định 124/2021/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và Nghị định 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế).
3. Quy định về vệ sinh trong cung cấp nước sạch, vệ sinh nguồn nước sinh hoạt:
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 của Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2018 bỏ quy định về vấn đề vệ sinh trong hoạt động cung cấp nước sạch, vệ sinh nguồn nước sinh hoạt. Cụ thể như sau:
– Nước sinh hoạt cần phải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ y tế;
– Các cơ sở cung cấp nước sạch sẽ phải có trách nhiệm và nghĩa vụ trong hoạt động áp dụng đầy đủ các biện pháp kĩ thuật và giữ gìn vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật, các cơ sở này cần phải tiến hành các hoạt động tự kiểm tra trong phạm vi trách nhiệm quyền hạn của mình để có thể bảo đảm tốt nhất chất lượng nguồn nước sạch khi cung cấp ra thị trường;
– Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và y tế cần phải chịu trách nhiệm trực tiếp trong hoạt động thường xuyên kiểm tra chất lượng nguồn nước sạch do các cơ sở cung cấp trên thực tế, cần phải thực hiện hoạt động kiểm tra về vấn đề khám sức khỏe định kỳ cho người lao động và cho học sinh tại các cơ sở giáo dục hoặc tại nơi làm việc đối với các cơ sở cung cấp nước sạch;
– Ủy ban nhân dân các cấp xã phải có trách nhiệm phối hợp tổ chức thực hiện việc giữ gìn bảo vệ vệ sinh không để ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt và cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp nước sạch cho người dân;
– Các cơ quan tổ chức và các cá nhân trong xã hội sẽ phải có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn vệ sinh không để ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về công tác y tế trường học;
– Nghị định 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế;
– Nghị định 124/2021/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và Nghị định 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế;
– Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2018.