Việt Nam ta đang nỗ lực phát triển theo hướng bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với mục tiêu phát triển bền vững về xã hội và môi trường. Hướng tới sự bền vững về môi trường, trong quá trình đổi mới chính sách về bảo vệ môi trường, Việt Nam đã và đang vận dụng tối đa Nguyên tắc người gây ô nhiễm môi trường phải trả tiền.
Mục lục bài viết
1. Quy định về nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền:
Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền, được viết tắt là PPP (Polluter pays principle) là một nguyên tắc cơ bản trong pháp luật về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường nước, nguyên tắc này đòi hỏi người có hành vi gây ô nhiễm môi trường, chi trả các chi phí có liên quan do hành vi vi phạm pháp luật mà họ gây ra, từ đó tạo ra động lực kinh tế, điều chỉnh hành vi của người gây ô nhiễm môi trường, làm giảm vấn đề ô nhiễm môi trường, giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền giảm bớt chi phí trong việc giám sát. Dựa trên nội dung nguyên tắc này, người gây ô nhiễm phải chi trả các khoản chi phí như sau:
-
Chi phí của các biện pháp ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm do hành vi vi phạm pháp luật;
-
Chi phí thiệt hại do vấn đề ô nhiễm môi trường gây ra;
-
Ngoài các khoản chi phí nêu trên thì người có hành vi gây ô nhiễm môi trường có thể phải chi trả thêm khoản chi phí thứ ba, đó là chi phí của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm bảo đảm thực thi nguyên tắc người gây ô nhiễm môi trường phải trả tiền như: Chi phí hành chính để thực hiện các quy định của pháp luật về vấn đề bảo vệ môi trường, chi phí xác định mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm gây ô nhiễm môi trường, chi phí xác định chủ thể gây ô nhiễm môi trường.
Tại Việt Nam hiện nay, nguyên tắc người gây ô nhiễm môi trường phải trả tiền hầu hết được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Việc trả tiền theo nguyên tắc này được thực hiện dưới các hình thức như: Một khoản phải trả về khai thác tài nguyên (ví dụ như thuế tài nguyên, chi phí đấu giá quyền khai thác tài nguyên), thuế môi trường, phí bảo vệ môi trường, khoản tiền phải trả cho việc sử dụng dịch vụ, khoản tiền phải trả cho việc sử dụng cơ sở hạ tầng, ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác thiên nhiên.
Các khoản thu như thuế, phí lần lượt được quy định tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Trước hết, thuế môi trường được quy định cụ thể tại Luật Thuế bảo vệ môi trường năm 2010, theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế bảo vệ môi trường năm 2010 có xác định, thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, đánh trực tiếp vào sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường. Mức thuế suất áp dụng với từng đối tượng chịu thuế cũng khác nhau. Việc kê khai thuế, tính thuế và nộp thuế bảo vệ môi trường đối với các loại hàng hóa sẽ được thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý thuế năm 2019.
Về phí môi trường, Văn bản hợp nhất Luật bảo vệ môi trường năm 2022 có quy định tổ chức, cá nhân xả thải ra môi trường hoặc làm phát sinh tác động xấu đối với môi trường bắt buộc phải nộp phí bảo vệ môi trường. Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Luật Phí và lệ phí năm 2015, trong các loại hình phí bảo vệ môi trường, phí liên quan tới thẩm định là một trong những hình thức áp dụng nguyên tắc “người nào gây ra ô nhiễm môi trường thì người đó phải trả tiền”, tập trung trực tiếp vào chi phí của cơ quan nhà nước khi thực thi các quy định trong vấn đề quản lý môi trường. Đối với môi trường nước được áp dụng phí bảo vệ môi trường với nước thải, mức phí, kê khai, nộp phí, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo quy định tại Nghị định số 53/2020/NĐ-CP.
Cũng liên quan tới nước thải, giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước sẽ được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 80/2014/NĐ-CP. Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 44 của
Có thể nói, nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền là một trong những nguyên tắc quan trọng, nguyên tắc này được ban hành vẫn tới mục tiêu bảo đảm sự công bằng trong quá trình khai thác, sử dụng, tạo nguồn kinh phí cho hoạt động bảo vệ môi trường, số tiền trả cho hành vi gây ô nhiễm phải tương xứng với tính chất và mức độ hậu quả đối với môi trường, tác động trực tiếp đến hành vi vi phạm của chủ thể. Thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền thông qua nhiều quy định khác nhau liên quan đến thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường. Đặc biệt, trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa như hiện nay, vấn đề bảo vệ quyền con người là vô cùng quan trọng, bảo vệ quyền con người là gốc, là nguồn lực và mục tiêu trong quá trình xây dựng nhà nước, trong đó đề cập đến quyền con người được sống trong một môi trường lành mạnh và không bị ô nhiễm. Về mặt lý luận, rất khó để có thể bảo vệ môi trường một cách hiệu quả khi không có nguồn tài chính bảo đảm.
Vì vậy, pháp luật quốc gia cũng như pháp luật quốc tế đó đặt ra nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền. Nguyên tắc này tạo cơ sở pháp lý đầy đủ và vững chắc cho công tác bảo vệ môi trường, tạo ra nguồn tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường, đồng thời là cơ sở để thi hành pháp luật trong lĩnh vực môi trường. Trong trường hợp người có hành vi gây ô nhiễm môi trường nhận thức được hành vi của mình cần phải trả tiền thì họ sẽ nghiêm túc hơn, qua đó công tác tuyên truyền và giáo dục cũng có hiệu quả hơn, trong trường hợp họ không tuân thủ hoặc tuân thủ không triệt để nghĩa vụ bảo vệ môi trường thì đồng nghĩa với việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải áp dụng các chế tài hành chính, hình sự để nâng cao tính răn đe.
2. Hình thức thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền:
Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền được xem là một trong những nguyên tắc thể hiện việc áp dụng công cụ kinh tế trong quá trình quản lý và giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường. Có nhiều cách thức để thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền, có thể kể đến một số cách thức như sau:
-
Tiền phải trả cho việc khai thác tài nguyên, trong đó bao gồm thuế tài nguyên và đấu giá quyền khai thác tài nguyên;
-
Thuế môi trường, phí bảo vệ môi trường, có thể áp dụng với nước thải, chất thải rắn hoặc khai thác khoáng sản;
-
Chi phí phải trả cho việc sử dụng dịch vụ, trong đó bao gồm dịch vụ thu gom rác thải, dịch vụ quản lý chất thải nguy hại;
-
Chi phí phải trả cho việc sử dụng cơ sở hạ tầng, trong đó có tiền thuê kết cấu hạ tầng trong khu vực công nghiệp, tiền thuê hệ thống xử lý chất thái tập trung;
-
Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên và một số hình thức thực hiện nguyên tắc khác phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Mục đích của nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền:
Mục đích của nguyên tắc người gây ô nhiễm môi trường phải trả tiền bao gồm một số nội dung cơ bản sau:
-
Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền góp phần nâng cao nhận thức của các tổ chức và cá nhân đối với môi trường;
-
Nguyên tắc này hạn chế sản xuất, tiêu dùng các sản phẩm gây ô nhiễm môi trường;
-
Nguyên tắc khuyến khích người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường;
-
Nguyên tắc mang lại nguồn thu nhất định cho ngân sách nhà nước trong hoạt động đầu tư cải tạo môi trường.
THAM KHẢO THÊM: