Nguyên tắc đánh số nhà mặt đường, mặt phố; tên ngõ, ngách, hẻm và đánh số nhà trong ngõ, ngách, hẻm được quy định cụ thể tại Điều 5 Quyết định 04/2014/QĐ-UBND TP Hà Nội như sau.
Đánh số nhà được ban hành theo quy chế chung của Sở xây dựng và được các tỉnh áp dụng để xây dựng nguyên tắc đánh số nhà mặt đường, mặt phố, đánh tên ngõ, ngách, hẻm từ khi có số nhà việc liên lạc của công dân với nhau và với cơ quan nhà nước được thuận tiện và đơn giản hơn rất nhiều, nếu không có nguyên tắc đánh số nhà thì việc đánh số nhà cũng không còn ý nghĩa nữa cho nên đánh số nhà và gắn biển số nhà là việc làm nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực hiện yêu cầu giao tiếp, tiếp nhận các thông tin, thư tín, liên lạc, giao dịch thương mại, giao dịch dân sự và các giao dịch khác.
Góp phần chỉnh trang diện mạo đô thị và điểm dân cư nông thôn, quản lý nhà đất, thông tin liên lạc, hành chính, an ninh, trật tự, phòng cháy, chữa cháy và quản lý dân cư theo quy định của pháp luật. Bộ trưởng bộ xây dựng đã ban hành Quyết định số 05/2006/QĐ-BXD về quy chế đánh số nhà và gắn biển số nhà, ngoài ra từng địa phương sẽ có hướng dẫn cụ thể riêng.
Cụ thể UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 04/2014/QĐ-UBND về việc ban hành quy chế đánh số, gắn biển số nhà và biển chỉ dẫn công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội
Căn cứ vào Điều 2 Quyết định số 05/2006/QĐ-BXD quy định về phạm vi áp dụng quy chế đánh số nhà và gắn biển số nhà như sau:
“1. Quy chế này được áp dụng tại khu vực đô thị và điểm dân cư nông thôn trong cả nước.
2. Đối tượng được đánh số và gắn biển số nhà bao gồm:
a) Nhà ở, công trình xây dựng (sau đây gọi tắt là nhà), trừ các loại nhà xây dựng không phép hoặc trái phép trong khu vực cấm xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;
b) Nhóm nhà, ngôi nhà và tầng nhà, căn hộ, số cầu thang của nhà chung cư.”
Bộ xây dựng ban hành quy chế chung để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ở từng địa phương ban hành quy định cụ thể về đánh số và gắn biển số nhà trên địa bàn (trong quy định có thể sử dụng một số từ ngữ của địa phương tương ứng với từ ngữ dùng trong Quy chế này). Phân công trách nhiệm quản lý đánh số và gắn biển số nhà giữa Sở Xây dựng và Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp quận).
Mục lục bài viết
1. Nguyên tắc đánh số nhà mặt đường, mặt phố
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Quyết định số 04/2014/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội quy định về nguyên tắc đánh số nhà mặt đường, mặt phố như sau:
“1. Mỗi khuôn viên nhà ở, công trình xây dựng có nhà (sau đây gọi tắt là nhà) tại mặt tiền của các tuyến giao thông được mang một biển số nhà theo quy cách thống nhất trên toàn thành phố.
2. Số nhà trên các tuyến giao thông được đánh bằng dãy số tự nhiên bắt đầu từ nhà đầu tuyến đến cuối tuyến không phân biệt ranh giới hành chính (phường, xã, thị trấn; quận, huyện, thị xã). Đứng đầu tuyến trái nhìn về phía cuối tuyến, nhà bên trái đánh số lẻ (1, 3, 5, 7 và các số lẻ tiếp theo), nhà bên phải đánh số chẵn (2, 4, 6, 8 và các số chẵn tiếp theo).
Nếu một nhà có cửa mở ra hai tuyến giao thông khác nhau thì nhà đó được đánh số theo tuyến giao thông có mặt cắt ngang lớn hơn; nếu các tuyến giao thông có mặt cắt ngang tương đương thì đánh số nhà theo tuyến có cửa chính vào nhà.
3. Chiều đánh số nhà mặt đường, mặt phố:
a) Chiều đánh số nhà được thực hiện từ trung tâm thành phố ra phía ngoại ô (đối với các đường dạng hướng tâm) và theo chiều quay của kim đồng hồ (đối với các đường dạng đường bao hoặc đường vành đai).
b) Trường hợp các quận, huyện, thị xã có các tuyến đường, phố đặc thù không thực hiện được theo quy định tại điểm a, khoản này thì chiều đánh số nhà được thực hiện từ trung tâm quận, huyện, thị xã ra phía ngoài theo hướng dẫn của Sở Xây dựng.
c) Trường hợp các tuyến đường, phố nối thông giữa hai đường, phố có mặt cắt ngang tương đương nhau; chiều đánh số nhà được thực hiện theo hướng từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, từ Đông Bắc sang Tây Nam, từ Đông Nam sang Tây Bắc.
d) Trường hợp các tuyến đường, phố nối thông giữa hai đường, phố có mặt cắt ngang chênh lệch nhau, chiều đánh số nhà được thực hiện từ điểm đầu nối với đường, phố có mặt cắt ngang lớn hơn.
đ) Trường hợp các tuyến đường, phố song song với nhau thì chiều đánh số nhà cho các tuyến song song lấy theo cùng chiều đánh số nhà của đường, phố có mặt cắt ngang lớn nhất.”
Đây là quy định riêng của UBND TP Hà nội ban hành quy chế đánh số nhà mặt đường, mặt phố trên địa bàn TP Hà nội dựa trên
Biển số nhà được gắn tại cửa đi sát hè hoặc lòng đường, phía trên giữa cửa đi chính. Trường hợp nhà có hàng rào sát hè hoặc lòng đường thì biển số nhà được gắn tại cột trụ cổng chính, phía bên trái (theo chiều từ phía ngoài vào nhà) ở độ cao là hai mét (2m). Trường hợp ngõ chỉ có một đầu thông ra đường, phố thì lấy chiều đánh số được thực hiện từ nhà đầu ngõ sát với đường, phố đến nhà cuối ngõ.
Trường hợp ngõ đặt tên theo đường, phố và ngõ thông ra đường, phố cả hai phía, thì lấy chiều từ nhà đầu ngõ sát với đường, phố mà ngõ mang tên đến cuối ngõ bên kia.Trường hợp ngách chỉ có một đầu thông ra ngõ thì chiều đánh số được thực hiện từ nhà đầu ngách sát với ngõ đến nhà cuối ngách; Đối với ngõ hoặc ngách chưa có tên thì chiều đánh số được áp dụng theo nguyên tắc quy định tại điểm b khoản này và tên ngõ hoặc ngách được lấy theo số nhà mặt đường nằm kề ngay trước đầu ngõ hoặc ngách đó.
2. Nguyên tắc đánh tên ngõ, ngách, hẻm
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Quyết định số 04/2014/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội quy định về nguyên tắc đánh tên ngõ, ngách, hẻm và đánh số nhà trong ngõ, ngách, hẻm như sau:
“4. Đánh tên ngõ và chiều đánh số nhà trong ngõ:
a) Trường hợp ngõ chưa có tên riêng: Tên ngõ được đặt tên theo số nhà mặt đường, phố và có số nhà nhỏ hơn nằm kề ngay trước đầu ngõ.
b) Trường hợp ngõ chỉ có một đầu thông ra đường, phố: Chiều đánh số nhà được thực hiện từ nhà đầu ngõ sát với đường, phố đến nhà cuối ngõ.
c) Trường hợp ngõ nối thông giữa hai đường, phố: Đối với ngõ đã được đặt tên, chiều đánh số nhà từ nhà đầu ngõ sát với đường, phố mà ngõ mang tên đến cuối ngõ; đối với ngõ chưa được đặt tên, chiều đánh số nhà từ nhà đầu ngõ sát với đường, phố có mặt cắt ngang lớn hơn đến cuối ngõ.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
5. Đánh tên ngách và chiều đánh số nhà trong ngách:
a) Trường hợp ngách chưa có tên riêng thì tên ngách được đặt tên theo số nhà trong ngõ và có số nhà nhỏ hơn nằm kề ngay trước đầu ngách.
b) Trường hợp ngách chỉ có một đầu thông ra ngõ: Chiều đánh số được thực hiện từ nhà đầu sát với ngõ đến nhà cuối ngách.
c) Trường hợp ngách nối thông giữa hai ngõ: Đối với ngách đã được đặt tên, chiều đánh số nhà từ nhà đầu ngách sát với ngõ mà ngách mang tên đến cuối ngách đối với ngách chưa được đặt tên, chiều đánh số nhà từ nhà đầu ngách sát với ngõ có mặt cắt ngang lớn hơn đến cuối ngách.
6. Đánh tên hẻm và chiều đánh số nhà trong hẻm:
a) Trường hợp hẻm chưa có tên riêng thì tên hẻm được đặt tên theo số nhà trong ngách và có số nhà nhỏ hơn nằm kề ngay trước đầu hẻm.
b) Trường hợp hẻm chỉ có một đầu thông ra ngách: Chiều đánh số nhà được thực hiện từ nhà đầu sát với ngách đến nhà cuối hẻm.
c) Trường hợp hẻm nối thông giữa hai ngách: Đối với hẻm đã được đặt tên, chiều đánh số nhà từ nhà đầu hẻm sát với ngách mà hẻm mang tên đến cuối hẻm; đối với hẻm chưa được đặt tên, chiều đánh số nhà từ nhà đầu hẻm sát với ngách có mặt cắt ngang lớn hơn đến cuối hẻm.
7. Các trường hợp đặc thù, chiều đánh số nhà thực hiện theo hướng dẫn của Sở Xây dựng.”
3. Các quy chế gắn biển số nhà, đánh tên ngõ, ngách, hẻm của các tỉnh
Một số địa phương khác cũng ban hành quy chế gắn biển số nhà, đánh tên ngõ, ngách, hẻm dựa trên
Tỉnh An Giang ban hành Quyết định số 41/2007/QĐ-UBND
Tỉnh Bắc Kạn ban hành Quyết định số 2335/2012/QĐ-UBND
Tỉnh Bạc Liêu ban hành Quyết định số 06/2007/QĐ-UBND
Tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 108/2007/QĐ-UBND
Tỉnh Bình Phước ban hành Quyết định số 12/2008/QĐ-UBND
Tỉnh Bình Thuận ban hành Quyết định số 47/2010/QĐ-UBND
Tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định số 12/2009/QĐ-UBND và Quyết định số 50/2015/QĐ-UBND
Tỉnh Cần Thơ ban hành Quyết định số 56/2008/QĐ-UBND
Tỉnh Đà Nẵng ban hành Quyết định số 84/2006/QĐ-UBND
Tỉnh Đắc Lắc ban hành Quyết định số 25/2010/QĐ-UBND
Tỉnh Đắc Nông ban hành Quyết định số 12/2008/QĐ-UBND
Tỉnh Đồng Nai ban hành Quyết định số 74/2006/QĐ-UBND và Quyết định số 25/2008/QĐ-UBND
Tỉnh Gia Lai ban hành Quyết định số 37/2013/QĐ-UBND
Tỉnh Hậu Giang ban hành Quyết định số 17/2009/QĐ-UBND
Tỉnh TP Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 22/2012/QĐ-UBND
Tỉnh Kiên Giang ban hành Quyết định số 15/2007/QĐ-UBND
Tỉnh Lâm Đồng ban hành Quyết định số 25/2013/QĐ-UBND
Tỉnh Ninh Thuận ban hành Quyết định số 18/2007/QĐ-UBND
Tỉnh Phú Yên ban hành Quyết định số 1966/2011/QĐ-UBND
Tỉnh Quảng Bình ban hành Quyết định số 02/2007/QĐ-UBND
Tỉnh Quảng Ngãi ban hành Quyết định số 10/2009/QĐ-UBND
Tỉnh Sóc Trăng ban hành Quyết định số 35/2008/QĐ-UBND
Tỉnh Tây Ninh ban hành Quyết định số 34/2007/QĐ-UBND
Tỉnh Thái Nguyên ban hành Quyết định số 62/2008/QĐ-UBND
Tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quyết định số 34/2011/QĐ-UBND và Quyết định số 37/2013/QĐ-UBND
Tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định số 15/2007/QĐ-UBND
Tỉnh Trà Vinh ban hành Quyết định số 15/2008/QĐ-UBND và Quyết định số 05/2010/QĐ-UBND
Tỉnh Vĩnh Long ban hành Quyết định số 08/2008/QĐ-UBND.