Nghỉ phép năm là một trong vấn đề mà người lao động quan tâm để có thể thực hiện các dự định kế hoạch riêng như du lịch, kết hôn, giải quyết việc riêng...Người lao động được nghỉ phép mấy ngày trong năm, trong trường hợp dư hay thiếu ngày nghỉ phép thì xử lý như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Nghỉ phép năm, số ngày nghỉ phép năm:
Hiện nay, nghỉ phép năm, số ngày nghỉ phép năm, cách tính ngày nghỉ phép năm được quy định Bộ luật lao động năm 2019.
Pháp luật lao động quy định cụ thể về nghỉ phép năm tại Điều 113 Bộ luật lao động năm 2019. Theo đó, người lao động làm việc có đủ 12 tháng cho người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ phép năm hưởng nguyên lương như sau:
+ Người lao động được nghỉ 12 ngày làm việc đối với công việc làm trong điều kiện bình thường.
+ Người lao động được nghỉ 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
+ Người lao động được nghỉ 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Cách tính ngày nghỉ phép năm:
– Nghỉ hàng năm theo thâm niên làm việc:
Khi người lao động làm việc gắn bó lâu dài với người sử dụng lao động thì pháp luật tạo điều kiện cho người lao động nghỉ hàng năm thêm theo thâm niên làm việc quy định tại Điều 113 Bộ luật lao động năm 2019. Theo đó, Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
Bên cạnh đó người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần quy định tại khoản 4 Điều 114 Bộ luật lao động năm 2019.
Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
– Làm việc dưới 12 tháng có được nghỉ phép năm:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 113
Còn với cán bộ, công chức quy định về nghỉ phép hằng năm của cán bộ, công chức, viên chức quy định tại Điều 13 Luât cán bộ công chức và Điều 13 Luật viên chức .Cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng được áp dụng theo quy định của pháp luật lao động. Như vậy, cán bộ công chức về số ngày nghỉ hằng năm cách tính sẽ tương tự như người lao động.Còn nếu cán bộ, công chức, viên chức nghỉ số ngày nghỉ hằng năm không hết do tính chất công việc thì những ngày chưa nghỉ sẽ được thanh toán bằng tiền tương ứng.
Bên cạnh quy định trên nếu người lao động có thâm niêm làm việc thì ngày nghỉ hằng năm còn được tăng thêm theo quy định tại Điều 114 như sau:
“Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.”
3. Quy định về nghỉ phép năm đối với lao động ngành nghề độc hại nguy hiểm:
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho tôi hỏi chế độ nghỉ hàng năm theo pháp luật lao động quy định như thế nào ạ? Tôi làm công nhân đập đá, đây là ngành nghề độc hại vậy tôi được hưởng phép năm là bao nhiêu ngày?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo quy định tại Điều 113,
Ngoài ra, nếu bạn nghỉ phép nhưng phải đi bằng các phương tiên vận tải mà số ngày đi đường cả đi về trên 2 ngày thì từ ngày thứ 3 trở đi bạn sẽ được tính thêm thời gian đi đường theo đúng quy định của khoản 6, Điều 113.
4. Thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ phép năm:
Nghỉ hàng năm là quyền của người lao động được pháp luật bảo đảm trong điều 113 Bộ luật lao động. Vì thế, về nguyên tắc, khi người lao động chưa được hưởng quyền này thì theo khoản 3 Điều 113, người lao động được thanh toán bằng tiền cho những ngày chưa nghỉ, nghỉ chưa hết, hoặc không nghỉ như sau:
“3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.”
Trường hợp thanh toán tiền những ngày chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm, áp dụng đối với người lao động thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì lý do khác. Có thể thấy rằng theo nguyên tắc, dù vì bất kỳ lý do gì mà người lao động chưa được nghỉ hàng năm nhưng không còn cơ hội nghỉ nữa thì người lao động đều phải được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ hoặc nghỉ chưa hết này.
5. Chưa nghỉ phép năm được thanh toán tiền lương như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Gia đình tôi ở Bắc cùng cha mẹ vào Nam định cư, nay tôi muốn về Bắc thăm quê thì được nghỉ phép mấy ngày (tôi đi làm công nhân đã 29 năm); có được thanh toán không? Nếu phép năm chúng tôi không nghỉ thì sẽ được giải quyết như thế nào?
Luật sư tư vấn:
1. Số ngày nghỉ phép năm của bạn.
* Cơ sở pháp lý:
+ Điều 113, Điều 114
* Giải quyết vụ việc:
Theo quy định tại Điều 113 Bộ luật lao động 2019, người lao động làm việc đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo
+ 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
+ 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
+16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Đồng thời, cứ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì bạn được hưởng thêm 01 ngày nghỉ hàng năm cộng với số ngày nghỉ nêu trên. Do đó, trong 29 năm làm công nhân, nếu bạn chỉ làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hàng năm của bạn tính theo thâm niên làm việc của bạn.
Thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hàng năm bao gồm những khoảng thời gian sau:
1. Thời gian học nghề, tập nghề theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật Lao động nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động.
2. Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.
3. Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động.
4. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm.
5. Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.
6. Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm.
7. Thời gian nghỉ hưởng
8. Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật.
9. Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.
10. Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.
Do bạn không nói rõ trong 29 năm làm việc bạn có làm việc cho 01 người sử dụng lao động hay không? Bạn đã xin nghỉ hàng năm hay chưa? Bạn tham khảo quy định trên để tính ngày nghỉ hàng năm của bạn.
Theo quy định tại Điều 113 Bộ luật lao động 2019 quy định chế độ khi nghỉ hàng năm như sau:
– Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
– Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
– Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
– Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
Theo quy định tại nêu trên thì người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ.