Hiện nay, các chế độ và điều kiện hoạt động của trọng tài viên lao động và Hội đồng trọng tài lao động được quy định rõ ràng và chi tiết. Điều này là cơ sở pháp lý quan trọng để đảm bảo hoạt động trọng tài lao động diễn ra một cách minh bạch, công bằng và hiệu quả. Vậy quy định về mức bồi dưỡng của trọng tài viên lao động như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định về mức bồi dưỡng của trọng tài viên lao động:
Căn cứ theo qy định tại khoản 1 Điều 103 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chế độ, điều kiện hoạt động của trọng tài viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động như sau:
– Trọng tài viên lao động được hưởng các chế độ:
+ Mỗi ngày trên thực tế nghiên cứu hồ sơ vụ việc, thu thập bằng chứng và tiến hành cuộc họp giải quyết tranh chấp lao động theo phân công thì sẽ được hưởng tiền bồi dưỡng được xác định với mức 5% tiền lương tối thiểu tháng tính bình quân các vùng đối với người lao động làm việc theo
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ là cơ quan có thẩm quyền để có thể xem xét, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định áp dụng mức bồi dưỡng cao hơn mức quy định tại điểm này phù hợp với khả năng ngân sách địa phương;
+ Được cơ quan, tổ chức đơn vị, nơi đang công tác tạo điều kiện bố trí thời gian thích hợp để tiến hành tham gia Hội đồng trọng tài lao động, Ban trọng tài lao động để giải quyết tranh chấp;
+ Được áp dụng các chế độ công tác phí quy định đối với trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trong thời gian tham gia Ban trọng tài lao động để giải quyết tranh chấp;
+ Được tham gia bồi dưỡng, tập huấn, nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ do cấp có thẩm quyền tổ chức;
+ Được khen thưởng thực hiện theo quy định Luật Thi đua, khen thưởng về thành tích trong thực hiện nhiệm vụ của trọng tài viên lao động theo quy định;
+ Được hưởng các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, căn cứ theo quy định được nêu trên thì mức bồi dưỡng dành cho trọng tài viên lao động nghiên cứu hồ sơ vụ việc, thu thập bằng chứng và tiến hành cuộc họp giải quyết tranh chấp lao động theo phân công thì sẽ nhận được 5% tiền lương tối thiểu tháng tính bình quân các vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
2. Ai có thẩm quyền bổ nhiệm trọng tài viên lao động?
Căn cứ theo quy định tại Điều 104 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định quản lý nhà nước đối với trọng tài viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động như sau:
– Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội:
+ Xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền để ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản pháp luật về trọng tài viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động;
+ Tuyên truyền, kiểm tra, hướng dẫn, thanh tra, giám sát việc thực hiện các quy định về trọng tài viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động theo quy định;
+ Xây dựng các chương trình, nội dung và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao về năng lực chuyên môn nghiệp vụ đối với trọng tài viên lao động.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
+ Bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm trọng tài viên lao động, thành lập Hội đồng trọng tài lao động;
+ Chỉ đạo về việc xây dựng và thực hiện đối với các chế độ, chính sách, thi đua, khen thưởng đối với trọng tài viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động theo quy định tại Nghị định này.
– Sở Lao động – Thương binh và Xã hội:
+ Thẩm định về hồ sơ và đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm trọng tài viên lao động, thành lập Hội đồng trọng tài lao động;
+ Tham gia ý kiến để đóng góp cho Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động;
+ Bảo đảm tới điều kiện làm việc của trọng tài viên lao động, Ban trọng tài lao động, Hội đồng trọng tài lao động; thực hiện chi trả đối với các chế độ, khen thưởng, thi đua, đối với trọng tài viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động; quản lý, lưu trữ hồ sơ về trọng tài viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động, hồ sơ vụ việc giải quyết tranh chấp lao động của Ban trọng tài lao động và các tài liệu liên quan khác theo quy định;
+ Chủ trì, phối hợp với đơn vị chuyên môn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để tiến hành tổ chức tập huấn và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đối với trọng tài viên lao động trên địa bàn;
+ Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác trọng tài lao động thực hiện theo quy định của pháp luật;
+ Hằng năm, tổng hợp tình hình tới các hoạt động của trọng tài viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Theo đó thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh là người có thẩm quyền bổ nhiệm trọng tài viên lao động.
3. Cơ quan nào có trách nhiệm bố trí địa điểm làm việc cho trọng tài viên lao động?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 103 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy đinh chế độ, điều kiện hoạt động của trọng tài viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động như sau:
– Điều kiện thực hiện hoạt động của trọng tài viên lao động, Ban trọng tài lao động, Hội đồng trọng tài lao động:
+ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ là cơ quan có trách nhiệm bố trí địa điểm, phương tiện làm việc, tài liệu, văn phòng phẩm và các điều kiện cần thiết khác để trọng tài viên lao động, Ban trọng tài lao động, Hội đồng trọng tài lao động hoạt động;
+ Hội đồng trọng tài lao động sẽ được bố trí địa điểm làm việc tại trụ sở Sở Lao động – Thương binh và Xã hội;
+ Kinh phí để thực hiện hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động do ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí hằng năm cùng với dự toán chi thường xuyên của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội. Việc lập dự toán, quản lý và quyết toán kinh phí sẽ phải bảo đảm hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Theo quy định đợc nêu trên thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ có trách nhiệm bố trí địa điểm, phương tiện làm việc, tài liệu, văn phòng phẩm và các điều kiện cần thiết khác để trọng tài viên lao động làm việc.
4. Để trở thành trọng tài viên lao động cần phải đáp ứng tiêu chuẩn gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 98 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn, điều kiện trọng tài viên lao động như sau:
– Là công dân Việt Nam, được xác định là có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự, có sức khỏe và phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín, công tâm.
– Có trình độ đại học trở lên, có hiểu biết pháp luật và có ít nhất 05 năm được làm việc trong lĩnh vực có liên quan đến quan hệ lao động.
– Không thuộc diện hiện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang chấp hành bản án hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích.
– Được Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Liên đoàn Lao động cấp tỉnh hoặc tổ chức đại diện người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh đề cử làm trọng tài viên lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 185 của
– Không phải là thẩm phán, điều tra viên, kiểm sát viên, chấp hành viên, công chức thuộc Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án.
Theo đó để trở thành trọng tài viên lao động cần phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.
THAM KHẢO THÊM: