Quy định về mô hình phòng khám bác sĩ gia đình. Mô hình bác sĩ gia đình theo quy định tại Thông tư 16/2014/TT-BYT.
Quy định về mô hình phòng khám bác sĩ gia đình. Mô hình bác sĩ gia đình theo quy định tại Thông tư 16/2014/TT-BYT.
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Bác sĩ gia đình là bác sĩ đa khoa thực hành, chăm sóc toàn diện và liên tục cho người bệnh, có mối quan hệ lâu dài và bền vững với người bệnh, là những thầy thuốc gắn với dân và gần dân nhất.
Mô hình phòng khám bác sĩ gia đình từ thập niên 60 đã phát triển mạnh ở nhiều nước trên thế giới. Mô hình phòng khám bác sĩ gia đình là cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu, đồng thời là cơ sở đầu tiên trong mạng lưới chuyển tuyến của hệ thống cơ sở khám, chữa bệnh có trách nhiệm giới thiệu và chuyển người bệnh tới bác sĩ chuyên khoa hoặc bệnh viện khi có yêu cầu về chuyên môn.
Thông tư 16/2014/TT-BYT hướng dẫn thí điểm về bác sĩ gia đình và phòng khám bác sĩ gia đình đình. Cụ thể theo Điều 3 Thông tư 16/2014/TT-BYT quy định về hình thức tổ chức phòng khám bác sĩ gia đình như sau:
“Điều 3. Hình thức tổ chức phòng khám bác sĩ gia đình
Phòng khám bác sĩ gia đình được tổ chức theo một trong các hình thức sau:
1. Phòng khám bác sĩ gia đình tư nhân, bao gồm:
a) Phòng khám bác sĩ gia đình tư nhân độc lập;
b) Phòng khám bác sĩ gia đình thuộc phòng khám đa khoa tư nhân hoặc bệnh viện đa khoa tư nhân.
2. Phòng khám bác sĩ gia đình thuộc khoa khám bệnh của bệnh viện đa khoa nhà nước.
3. Trạm y tế xã có lồng ghép, bổ sung nhiệm vụ của phòng khám bác sĩ gia đình.”
Hiện nay, ba mô hình tổ chức bác sĩ gia đình sẽ được thí điểm gồm: Phòng khám bác sĩ gia đình tư nhân, phòng khám bác sĩ gia đình phối hợp, lồng ghép chức năng tại trạm y tế xã, phòng khám bác sĩ gia đình tại khoa khám bệnh của các bệnh viện.
Theo Điều 4 Thông tư 16/2014/TT-BYT quy định về chức năng, nhiệm vụ của bác sĩ gia đình như sau:
“Điều 4. Chức năng, nhiệm vụ của bác sĩ gia đình
1. Bác sĩ gia đình có chức năng khám bệnh, chữa bệnh, quản lý, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe toàn diện cho cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng.
2. Bác sĩ gia đình có các nhiệm vụ sau đây:
a) Quản lý sức khỏe toàn diện, liên tục cho cá nhân, cho hộ gia đình và cộng đồng.
b) Sàng lọc, phát hiện sớm các loại bệnh tật.
c) Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng cho cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng phù hợp với phạm vi chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề.
d) Tư vấn về sức khỏe, phòng bệnh, phòng chống nguy cơ đối với sức khỏe nhằm nâng cao năng lực của cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng trong việc chủ động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sứckhỏe.
đ) Cung cấp thông tin liên quan đến sức khỏe của cá nhân, hộ gia đình do bác sĩ gia đình quản lý sức khỏe theo quy định của pháp luật.
e) Các nhiệm vụ khác phù hợp với phạm vi hành nghề được ghi trong chứng chỉ hành nghề.”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
Như vậy, phòng khám bác sĩ gia đình được tham gia khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh nói chung và khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế nói riêng nếu có đủ điều kiện. Với tình trạng dịch bệnh ở nước ta hiện nay đang đan xen giữa các bệnh lây nhiễm và các bệnh không lây nhiễm và tai nạn thương tích tăng nhanh, nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân ngày càng cao, các bệnh viện chưa đáp ứng kịp thì mô hình bác sĩ gia đình là rất phù hợp.