Quy định về miễn, giảm tiền thuê đất của dự án đầu tư. Hồ sơ xin miễn, giảm tiền thuê đất.
Quy định về miễn, giảm tiền thuê đất của dự án đầu tư. Hồ sơ xin miễn, giảm tiền thuê đất.
Tóm tắt câu hỏi:
Bên em đang có dự án đã triển khai và đưa công trình vào sử dụng, giá trị khoảng 200 tỷ (khu nghỉ dưỡng resort). Nhưng bây giờ, bên em có đề xuất xin miễn giảm tiền thuê đất của dự án giá trị xin miễn giảm 9 tỷ đồng em xin hỏi: Để làm hồ sơ pháp lý, hồ sơ hoàn công công trình có cần tuân theo Luật đấu thầu 2005, và các Nghị định về quản lý hồ sơ chất lượng không? Và làm như thế nào để hồ sơ hợp pháp hóa hồ sơ của dự án?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2.Luật sư tư vấn:
Nếu dự án của bạn là dự án ưu đãi đầu tư thì thực hiện việc miễn, giảm tiền sử dụng đất theo quyết định ưu đãi đầu tư. Nếu không thuộc dự án đầu tư sẽ thực hiện theo quy định tại Nghị định 46/2014/NĐ-CP và Thông tư 77/2014/TT-BTC.
Căn cứ Điều 12 Thông 77/2014/TT-BTC quy định áp dụng miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước như sau:
– Dự án đầu tư có sử dụng đất được xét miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước là dự án được lập, thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật.
– Dự án đầu tư được miễn, giảm tiền thuê đất gắn với việc cho thuê đất mới áp dụng trong trường hợp chủ đầu tư được Nhà nước cho thuê đất lần đầu trên diện tích đất thực hiện dự án hoặc được gia hạn thuê đất khi hết thời hạn thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
– Dự án đang hoạt động mà được ưu đãi về miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước nhưng mức ưu đãi (miễn, giảm thấp hơn) quy định tại Điều 19, Điều 20 Nghị định số 46/2014/NĐ-CP thì được áp dụng mức miễn, giảm theo quy định tại Điều 19, Điều 20 Nghị định số 46/2014/NĐ-CP cho thời hạn miễn, giảm còn lại. Thời hạn miễn, giảm tiền thuê đất còn lại tính theo thời gian quy định tại Điều 19, Điều 20 Nghị định số 46/2014/NĐ-CP trừ (-) đi thời gian đã được miễn, giảm trước ngày Nghị định 46/2014/NĐ-CP có hiệu lực thi hành. Dự án đang hoạt động mà được ưu đãi về miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước là dự án đã được cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư (đã được ghi tại Giấy phép đầu tư) hoặc đã được cơ quan thuế ra quyết định miễn, giảm theo quy định của pháp luật trước ngày Nghị định 46/2014/NĐ-CP có hiệu lực thi hành.
+ Trường hợp ngày bắt đầu tính tiền thuê đất trước ngày Nghị định 46/2014/NĐ-CP có hiệu lực thi hành nhưng từ ngày Nghị định 46/2014/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, người thuê đất mới làm thủ tục xin miễn, giảm thì áp dụng quy định về miễn, giảm và các quy định khác theo Nghị định số 46/2014/NĐ-CP.
– Dự án đang hoạt động và thực hiện nộp tiền thuê đất, thuê mặt nước hàng năm trước ngày Nghị định 46/2014/NĐ-CP có hiệu lực thi hành không thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước, nay thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước theo Nghị định 46/2014/NĐ-CP thì được thực hiện miễn, giảm cho thời hạn ưu đãi còn lại theo đề nghị của chủ đầu tư.
– Người được Nhà nước cho thuê đất chỉ được hưởng ưu đãi miễn, giảm tiền thuê đất sau khi làm các thủ tục để được miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định. Trường hợp thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền thuê đất nhưng người được Nhà nước cho thuê đất không làm thủ tục để được miễn, giảm tiền thuê đất thì phải nộp tiền thuê đất theo quy định của pháp luật. Trường hợp chậm làm thủ tục miễn, giảm tiền thuê đất thì khoảng thời gian chậm làm thủ tục không được miễn, giảm tiền thuê đất.
+ Trường hợp khi nộp hồ sơ xin miễn, giảm tiền thuê đất đã hết thời gian được miễn, giảm theo quy định tại Điều 19, Điều 20 Nghị định số 46/2014/NĐ-CP thì người được Nhà nước cho thuê đất không được xét miễn, giảm tiền thuê đất; nếu đang trong thời gian được miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định thì chỉ được miễn, giảm tiền thuê đất cho thời gian ưu đãi còn lại tính từ thời điểm nộp đủ hồ sơ hợp lệ xin miễn, giảm tiền thuê đất.
– Trong quá trình quản lý, theo dõi, nếu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện người sử dụng đất đã được miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quy định tại Nghị định 46/2014/NĐ-CP nhưng không đáp ứng các điều kiện để được miễn, giảm tiền thuê đất có nguyên nhân từ phía người sử dụng đất hoặc sử dụng đất không đúng mục đích đã được ghi tại quyết định cho thuê đất, hợp đồng thuê đất nhưng không thuộc trường hợp bị thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì cơ quan thuế xác định, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) hoặc báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện (đối với hộ gia đình, cá nhân) quyết định thu hồi số tiền thuê đất được miễn, giảm theo quy định về chính sách và giá đất tại thời điểm được miễn, giảm tiền thuê đất cộng thêm tiền chậm nộp tính trên số tiền thuê đất được miễn, giảm theo mức quy định của pháp luật về quản lý thuế.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật đầu tư qua tổng đài: 1900.6568
– Trường hợp người được Nhà nước cho thuê đất đã được miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định tại Điều 19, Điều 20 Nghị định số 46/2014/NĐ-CP nhưng sau đó được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển nhượng dự án theo quy định của pháp luật thì nghĩa vụ tài chính được thực hiện như sau:
+ Người chuyển nhượng không được tính số tiền thuê đất đã được miễn, giảm vào giá chuyển nhượng.
+ Đối với người nhận chuyển nhượng
++ Trường hợp người nhận chuyển nhượng tiếp tục thực hiện dự án thì tiếp tục được miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về đầu tư cho thời gian còn lại của dự án.
++ Trường hợp người nhận chuyển nhượng không tiếp tục thực hiện dự án theo mục đích khi nhận chuyển nhượng mà chuyển sang sử dụng vào mục đích khác thì phải nộp tiền thuê đất theo quy định của pháp luật.
++ Trường hợp người chuyển nhượng đã thực hiện một phần nghĩa vụ tài chính về đất đai thì người nhận chuyển nhượng được kế thừa phần nghĩa vụ mà người chuyển nhượng đã nộp.
++ Trường hợp người chuyển nhượng đang được trừ tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng vào số tiền thuê đất phải nộp theo quy định của pháp luật thì người nhận chuyển nhượng được kế thừa và tiếp tục được trừ số tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng còn lại vào số tiền thuê đất phải nộp; số tiền còn lại (nếu có) được tính vào vốn đầu tư của dự án.
Thông thường việc miễn giảm tiền thuê đất sẽ thực hiện sau khi có quyết định cho thuê đất. Như bạn nói, bạn đang có dự án đã triển khai và đưa công trình vào sử dụng trên thực tế, nay đơn vị bạn muốn xin giảm tiền thuê đất thì bạn cần chuẩn bị hồ sơ gồm:
+ Đơn xin miễn giảm tiền thuê đất;
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bản chính;
+ Bản phác thảo về dự án đầu tư;
+ Biên bản nghiệm thu công trình theo quy định Luật xây dựng 2014;
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Bản chính và bản sao có chứng thực);
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có);
Nơi thực hiện thủ tục hành chính: Phòng tài nguyên môi trường cấp huyện.
Ngoài ra, đơn vị bạn nên tìm hiểu thêm về thành phần hồ sơ tại Phòng tài nguyên môi trường cấp huyện để biết thêm thông tin về hồ sơ miễn giảm tiền sử dụng đất. Nay Luật đấu thầu 2005 đã hết hiệu lực, áp dụng theo Luật đấu thầu 2013.