Cải tạo không giam giữ là gì? Miễn chấp hành cải tạo không giam giữ là gì? Quy định về miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ?
Luật thi hành án hình sự năm 2019 đã quy định về các loại hình phạt như phạt cải tạo không giam giữa, quản chế, cấm nơi cư trú, trục xuất, tước một số quyền công dân,..vv..v. Trong luật này cũng quy định rất rõ ràng về nội dung quyết định thi hành và các thủ tục xin giảm, miễn thời hạn thi hành án phạt. Vậy quyết định thi hành án phạt cải tạo không giam giữ và thủ tục xin miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ được quy định chi tiết như thế nào?
1. Cải tạo không giam giữ là gì?
Cải tạo không giam giữ là hình phạt này không buộc người bị kết án phải cách li khỏi xã hội, mà được giao cho cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội giám sát, giáo dục nhằm phát huy vai trò của quần chúng nhân dân tham gia vào việc cải tạo, giáo dục người phạm tội.
Cải tạo không giam giữ là hình phạt chính được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng.
2. Miễn chấp hành cải tạo không giam giữ là gì?
Miễn chấp hành cải tạo không giam giữ là việc cơ quan có thẩm quyền là Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực nơi người chấp hành án đang cư trú, làm việc, tự mình hoặc theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu xem xét, lập hồ sơ đề nghị
3. Quy định về thi hành án phạt cải tạo không giam giữ?
3.1. Quyết định thi hành án phạt cải tạo không giam giữ
– Quyết định thi hành án phải ghi rõ họ tên người ra quyết định; bản án được thi hành; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người chấp hành án; thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ; hình phạt bổ sung; tên cơ quan có nhiệm vụ thi hành; Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định thi hành án,
+ Người chấp hành án;
+ Viện kiểm sát cùng cấp;
+ Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người chấp hành án cư trú, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi người chấp hành án làm việc;
+ Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở.
Như vậy, khi ra quyết định thi hành án phạt cải tạo không giam giữ thì phải ghi rõ hộ tên người ra quyết định, ngày bản án thi hành và thông tin người chấp hành án phạt, thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ.
3.2. Thủ tục thi hành quyết định thi hành án phạt cải tạo không giam giữ
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có nhiệm vụ triệu tập người chấp hành án đến trụ sở cơ quan thi hành án để ấn định thời gian người chấp hành án có mặt tại Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục và cam kết việc chấp hành án, lập hồ sơ thi hành án. Hồ sơ bao gồm:
+ Bản án đã có hiệu lực pháp luật;
+ Quyết định thi hành án;
+ Cam kết của người chấp hành án;
+ Tài liệu khác có liên quan đến việc thi hành án.
– Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày triệu tập người chấp hành án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phải giao hồ sơ cho Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục.
– Trước khi hết thời hạn chấp hành án 03 ngày, Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục bàn giao hồ sơ thi hành án cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu để cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt cải tạo không giam giữ ngay khi hết thời hạn chấp hành án. Giấy chứng nhận phải gửi cho người chấp hành án, Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở.
Như vậy, khi thi hành quyết định thi hành án phạt cải tạo không giam giữ thì ơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có nhiệm vụ triệu tập người chấp hành án đến trụ sở cơ quan thi hành án để ấn định thời gian người chấp hành án có mặt tại Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục và cam kết việc chấp hành án, lập hồ sơ thi hành án
3.3 Nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án
+ Tiếp nhận hồ sơ, tổ chức giám sát, giáo dục người chấp hành án;
+ Phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục người chấp hành án;
+ Yêu cầu người chấp hành án thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình; có biện pháp giáo dục, phòng ngừa khi người đó có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
+ Biểu dương người chấp hành án có nhiều tiến bộ hoặc lập công;
+ Giải quyết cho người chấp hành án được vắng mặt ở nơi cư trú theo quy định của Luật này và pháp luật về cư trú;
+ Phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự thực hiện khấu trừ một phần thu nhập của người chấp hành án theo quyết định của Tòa án để sung quỹ nhà nước;
+ Phối hợp với gia đình và cơ quan, tổ chức nơi người chấp hành án làm việc, học tập trong việc giám sát, giáo dục người đó;
+ Lập hồ sơ đề nghị xem xét việc giảm thời hạn chấp hành án, miễn chấp hành án gửi cơ quan có thẩm quyền đề nghị quy định tại khoản 1 Điều 77 của Luật này;
+ Nhận xét bằng văn bản và lưu vào sổ theo dõi về quá trình chấp hành án của người chấp hành án khi người đó chuyển đi nơi khác;
+ Thực hiện thống kê, báo cáo cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền về kết quả thi hành án;
+ Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với người chấp hành án theo quy định của pháp luật;
m) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án theo quy định của Luật này.
– Trưởng Công an cấp xã có nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại khoản 1 Điều này.
– Đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i và k khoản 1 Điều này.
Như vậy, khi người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ chấp hành án tại nơi cư trú thì Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án: tiếp nhận hồ sơ, tổ chức giám sát, giáo dục người chấp hành án, phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục người chấp hành án, ập hồ sơ đề nghị xem xét việc giảm thời hạn chấp hành án, miễn chấp hành án gửi cơ quan có thẩm quyền.
3.4. Nghĩa vụ của người chấp hành án
– Chấp hành nghiêm chỉnh cam kết của mình trong việc tuân thủ pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, nội quy, quy chế của nơi cư trú, làm việc; tích cực tham gia lao động, học tập; chấp hành đầy đủ các hình phạt bổ sung, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ nộp phần thu nhập bị khấu trừ theo bản án của Tòa án.
– Phải có mặt theo yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã nơi được giao giám sát, giáo dục.
– Trường hợp người chấp hành án đi khỏi nơi cư trú từ 01 ngày trở lên thì phải khai báo tạm vắng.
– Ba tháng một lần phải nộp bản tự nhận xét về việc thực hiện nghĩa vụ chấp hành án cho người trực tiếp giám sát, giáo dục về việc chấp hành pháp luật; trường hợp đi khỏi nơi cư trú từ 03 tháng đến 06 tháng, thì phải có nhận xét của Công an cấp xã nơi người đó đến lưu trú hoặc tạm trú để trình Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục người đó.
Như vậy, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ sẽ phải nghiêm chỉnh cam kết của mình trong việc tuân thủ pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, nội quy, quy chế của nơi cư trú, làm việc; tích cực tham gia lao động, học tập; chấp hành đầy đủ các hình phạt bổ sung, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại
4. Thủ tục miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ
Người bị phạt cải tạo không giam giữ có thể được Tòa án cấp huyện hoặc Tòa án quân sự khu vực quyết định miễn chấp hành án phạt khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Đã lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo.
– Không còn nguy hiểm cho xã hội.
Dựa vào điều kiện trên để làm thủ tục miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ như sau:
– Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực nơi người chấp hành án đang cư trú, làm việc, tự mình hoặc theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu xem xét, lập hồ sơ đề nghị Tòa án cùng cấp xét miễn chấp hành án. Hồ sơ gồm có:
+ Bản sao bản án đã có hiệu lực pháp luật;
+ Văn bản đề nghị của Viện kiểm sát;
+ Văn bản đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự trong trường hợp cơ quan này đề nghị;
+ Đơn xin miễn chấp hành án của người bị kết án hoặc người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật;
+ Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc người bị kết án đã lập công lớn hoặc kết luận của bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện cấp quân khu trở lên về tình trạng bệnh tật của người bị kết án đối với người bị kết án mắc bệnh hiểm nghèo.
Bước 2: Tổ chức phiên họp để xem xét, quyết định miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ
– Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án có thẩm quyền phải mở phiên họp xét miễn và
Bước 3: Ra quyết định miễn chấp hành án
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định miễn chấp hành án, Tòa án phải gửi quyết định đó cho người được miễn chấp hành án, Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định có trụ sở.
Như vậy, khi xét thấy khi xét thấy người đang chấp hành án phạt quản chế khi đã chấp hành được một phần hai thời hạn án phạt và trong thười hạn chấp hành án phạt có thái độ cải tạo tốt thì Tòa án sẽ quyết định việc miễn chấp hành án phạt còn lại và được thực hiện theo thủ tục: nộp hồ sơ đề nghị miễn chấp hành án, Tòa án sẽ xem xét mở phiên họp để ra quyết định miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ.