Bị cáo nói lời sau cùng là gì? Bị cáo nói lời sau cùng tên tiếng Anh là gì? Quy định về bị cáo nói lời sau cùng?
Sau khi những người tham gia tố tụng tranh luận không trình bày gì thêm thì chủ tọa phiên tòa tuyên bố kết thúc phần tranh luận. Sau đó, bị cáo có quyền nói lời sau cuối trước khi hội đồng xét xử nghị án và tuyên án. Bị cáo nói lời sau cuối được quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự, đây là một trong những quy định để tạo cơ hội cho bị cáo được nói những lời sau cuối trước khi chấp hành án. Vậy quy định về lời nói sau cùng của bị cáo được hiểu như thế nào?
1. Bị cáo nói lời sau cùng là gì?
Nói lời sau cùng là một trong những quyền của bị cáo, bị cáo được nói lời sau cùng và bị cáo không được đặt câu hỏi khi bị cáo nói lời sau cùng. Nếu trong lời nói sau cùng, bị cáo trình bày thêm tình tiết mới có ý nghĩa quan trọng đối với vụ án thì Hội đồng xét xử phải quyết định trở lại việc hỏi. Hội đồng xét xử có quyền yêu cầu bị cáo không được trình bày những điểm không liên quan đến vụ án nhưng không được hạn chế thời gian đối với bị cáo.
2. Bị cáo nói lời sau cùng tên tiếng Anh là gì?
Bị cáo nói lời sau cùng tên tiếng Anh là: ” Defendants’ last words”
3. Quy định về bị cáo nói lời sau cùng
Bị cáo nói lời sau cùng được quy định tại Điều 324
” Điều 324. Bị cáo nói lời sau cùng
1. Sau khi những người tham gia tranh luận không trình bày gì thêm, chủ tọa phiên tòa tuyên bố kết thúc tranh luận.
2. Bị cáo được nói lời sau cùng. Không được đặt câu hỏi khi bị cáo nói lời sau cùng. Nếu trong lời nói sau cùng, bị cáo trình bày thêm tình tiết mới có ý nghĩa quan trọng đối với vụ án thì Hội đồng xét xử phải quyết định trở lại việc hỏi. Hội đồng xét xử có quyền yêu cầu bị cáo không được trình bày những điểm không liên quan đến vụ án nhưng không được hạn chế thời gian đối với bị cáo.”
– Theo đó, bị trước khi nghị án và tuyên án bị cáo có quyền nói lời sau cuối, bị cáo có thể trình bày về những vấn đề có liên quan đến vụ án, liên quan đến chính bản thân của bị cáo để hội đồng xét xử xem xét trong quá trình nghị án. Thông thường, bị cáo thường trình bày về hoàn cảnh nhân thân hoặc những lý do, tình tiết, những thông tin, chứng cứ có lợi cho mình để xin giảm nhẹ hình phạt hoặc có những biện pháp xử lý khác…
– Bị cáo không bị hạn chế thời gian trình bày và trong khi bị cáo nói lời sau cùng thì hội đồng xét xử không được đặt câu hỏi nhưng hội đồng xét xử có quyền yêu cầu bị cáo không nhắc lại những vấn đề đã được xét hỏi, không được trình bày những vấn đề lan man, không rõ ràng, không có sự liên quan đến vụ án.
– Việc quy định về nói lời sau cuối của bị cáo là một quy định hợp lý, đây là cơ sở để bị cáo có thể trình bày những nội dung có liên quan đến vụ án hình sự, cũng là cơ hội để bị cáo tự ăn năn, hối cải về những việc làm sai trái của mình đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, gây ảnh hưởng, thiệt hại đến những người xung quanh, làm mất an toàn, an ninh trật tự xã hội.
– Nếu trong lời nói sau cùng, bị cáo trình bày thêm những tình tiết mới có ý nghĩa quan trọng đối với vụ án thì Hội đồng xét xử quyết định trở lại việc xét hỏi, sau đó lại tranh luận về những vấn đề mới được xét hỏi. Việc xét hỏi được quy định tại Điều 307
– Sau quá trình xét hỏi, khi xét thấy những tình tiết của vụ án đã được xem xét đầy đủ thì chủ tọa phiên tòa hỏi Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người khác tham gia phiên tòa xem họ có yêu cầu xét hỏi vấn đề gì nữa không. Nếu không có yêu cầu xét hỏi thì kết thúc việc xét hỏi; nếu có người yêu cầu và xét thấy yêu cầu đó là cần thiết thì chủ tọa phiên tòa quyết định tiếp tục việc xét hỏi.
– Kết thúc việc xét hỏi, đến tranh luận tại phiên tòa, tranh luận tại phiên tòa được quy định tại Điều 322 Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Theo đó, bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ, tài liệu và lập luận của mình để đối đáp với Kiểm sát viên về những chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội; tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; hậu quả do hành vi phạm tội gây ra; nhân thân và vai trò của bị cáo trong vụ án; những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, mức hình phạt; trách nhiệm dân sự, xử lý vật chứng, biện pháp tư pháp; nguyên nhân, điều kiện phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án. Bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác có quyền đưa ra đề nghị của mình.
– Khi tranh luận tại phiên tòa, kiểm sát viên phải đưa ra chứng cứ, tài liệu và lập luận để đối đáp đến cùng từng ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa. Người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác.
– Về chủ đề hỏi trong phần tranh luận: chủ tòa phiên tòa không được hạn chế thời gian tranh luận, phải tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại, người tham gia tố tụng khác tranh luận, trình bày hết ý kiến nhưng có quyền cắt những ý kiến không liên quan đến vụ án và ý kiến lặp lại. Chủ tọa phiên tòa yêu cầu Kiểm sát viên phải đáp lại những ý kiến của người bào chữa, người tham gia tố tụng khác mà những ý kiến đó chưa được Kiểm sát viên tranh luận.
– Trong phần tranh luận phiên tòa thì Hội đồng xét xử phải lắng nghe, ghi nhận đầy đủ ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người tham gia tranh luận tại phiên tòa để đánh giá khách quan, toàn diện sự thật của vụ án. Trường hợp không chấp nhận ý kiến của những người tham gia phiên tòa thì Hội đồng xét xử phải nêu rõ lý do và được ghi trong bản án.
– Như vậy, có thể thấy quy định về lời nói sau cùng của bị cáo không chỉ mang tính nhân đạo, tạo cơ hội cho bị cáo được trình bày những quan điểm, ý kiến của mình về những vấn đề liên quan đến vụ án. Trong một số trường hợp, lời nói sau cùng của bị cáo còn đưa ra những tình tiết mới có liên quan đến vụ án, góp phần nào làm cơ sở, căn cứ để cơ quan điều tra, xem xét, xác minh lại và đưa ra những quyết định phù hợp nhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ án.
– Quy định về nói lời sau cuối được của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã kế thừa quy định tại
– Nếu trong lời nói sau cùng, bị cáo trình bày thêm tình tiết mới có ý nghĩa quan trọng đối với vụ án như: có khẳng định có tội hay không, có thể thay đổi tội danh, thay đổi khung hình phạt, các tình tiết đó mâu thuẫn với kết quả xét hỏi, tranh luận… thì Hội đồng xét xử phải quyết định trở lại việc xét hỏi. Cần chú ý rằng nếu Hội đồng xét xử xác định rằng tình tiết mới do bị cáo trình bày là có ý nghĩa quan trọng đối với vụ án thì việc quyết định trở lại xét hỏi là bắt buộc. Quy định này đảm bảo cho việc xét xử của Toà án đ-ợc toàn diện, chính xác, khách quan.