Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì người này sẽ có thể được nhập quốc tịch Việt Nam nếu như đủ các điều kiện điều kiện mà pháp luật quy định. Vậy quy định về lệ phí nhập quốc tịch Việt Nam như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định về lệ phí nhập quốc tịch Việt Nam:
Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì người này sẽ có thể được nhập quốc tịch Việt Nam nếu như đủ các điều kiện điều kiện mà pháp luật quy định. Điều 2 Thông tư 281/2016/TT-BTC phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch quy định về người nộp phí, lệ phí liên quan đến quốc tịch như sau:
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi nộp hồ sơ yêu cầu khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch theo đúng những quy định pháp luật phải nộp phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch.
– Cá nhân khi làm thủ tục xác nhận có quốc tịch Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam ở trong nước sẽ phải phải nộp phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam; khi làm thủ tục xác nhận là người gốc Việt Nam ở tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam ở trong nước phải nộp phí xác nhận là người gốc Việt Nam.
– Công dân nước ngoài, người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam khi mà nộp đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam, người đã mất quốc tịch Việt Nam khi mà nộp văn bản xin trở lại quốc tịch Việt Nam và công dân Việt Nam khi thực hiện nộp đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam phải nộp lệ phí.
Qua quy định trên thì khi công dân nước ngoài, người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có nộp đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam phải nộp lệ phí xin nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Thêm nữa, tổ chức thu phí, lệ phí liên quan đến quốc tịch được quy định tại Điều 3 Thông tư 281/2016/TT-BTC phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch như sau
– Cục Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực (Bộ Tư pháp); Cục lãnh sự (Bộ Ngoại giao); Sở Tư pháp của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã chính là tổ chức thu phí khai thác và sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch.
– Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao); Sở Tư pháp của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tiếp nhận hồ sơ xác nhận là có quốc tịch Việt Nam, xác nhận là người gốc Việt Nam chính là tổ chức thu phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam, phí xác nhận là người gốc Việt Nam.
– Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tiếp nhận hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam, xin được trở lại quốc tịch Việt Nam, xin thôi quốc tịch Việt Nam là tổ chức thu lệ phí.
Theo đó, tổ chức thu lệ phí xin nhập quốc tịch Việt Nam đó chính là Sở Tư pháp của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tiếp nhận hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam.
Mức thu phí, lệ phí liên quan đến quốc tịch được quy định tại Điều 4 Thông tư 281/2016/TT-BTC phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch như sau:
– Lệ phí xin nhập quốc tịch Việt Nam là 3.000.000 đồng/trường hợp.
– Lệ phí xin trở lại quốc tịch Việt Nam là 2.500.000 đồng/trường hợp.
– Lệ phí xin thôi quốc tịch Việt Nam là 2.500.000 đồng/trường hợp.
– Phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch là 8.000 đồng/bản sao trích lục/sự kiện hộ tịch đã đăng ký.
– Phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam là 100.000 đồng/trường hợp.
– Phí xác nhận là người gốc Việt Nam là 100.000 đồng/trường hợp.
Theo đó, mức thu lệ phí xin nhập quốc tịch Việt Nam là 3.000.000 đồng/trường hợp.
Như vậy, qua các quy định trên có thể khẳng định được rằng khi Công dân nước ngoài, người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam thực hiện nộp đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam phải nộp lệ phí xin nhập quốc tịch Việt Nam cho Sở Tư pháp của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tiếp nhận hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam là 3.000.000 đồng.
2. Các trường hợp được miễn lệ phí nhập quốc tịch Việt Nam:
Điều 5 Thông tư 281/2016/TT-BTC phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch quy định về các trường hợp miễn phí, lệ phí liên quan đến quốc tịch, Điều này quy định các trường hợp được miễn phí, lệ phí bao gồm có:
– Các trường hợp sau đây được miễn lệ phí xin nhập quốc tịch Việt Nam, xin được trở lại quốc tịch Việt Nam:
+ Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam có xin nhập, xin trở lại quốc tịch Việt Nam. Người có công lao đặc biệt trong đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam phải là người đã được tặng thưởng Huân chương, Huy chương, danh hiệu cao quý khác của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa hoặc của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam hoặc là của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc là được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam xác nhận về công lao đặc biệt đó.
+ Người không quốc tịch xin nhập quốc tịch Việt Nam, người mất quốc tịch xin được trở lại quốc tịch Việt Nam mà có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú.
+ Người di cư từ Lào được phép cư trú xin nhập quốc tịch Việt Nam, xác nhận là có quốc tịch Việt Nam, xác nhận là người gốc Việt Nam theo những quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
– Kiều bào Việt Nam tại các nước láng giềng có chung đường biên giới đất liền với nước Việt Nam, có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi mà cư trú được miễn phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam, xác nhận là người gốc Việt Nam.
Như vậy, các trường hợp được miễn lệ phí nhập quốc tịch Việt Nam bao gồm có các trường hợp sau:
– Trường hợp 1: Người có công lao đặc biệt trong đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
Người có công lao đặc biệt trong đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam phải là người đã được tặng thưởng Huân chương, Huy chương, danh hiệu cao quý khác của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa hoặc của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam hoặc là của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc là được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam xác nhận về công lao đặc biệt đó.
– Trường hợp 2: Người không quốc tịch mà có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, có xác nhận của chính Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú.
– Trường hợp 3: Người di cư từ Lào được phép cư trú theo những quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Quy định về kê khai, nộp lệ phí nhập quốc tịch Việt Nam:
Điều 6 Thông tư 281/2016/TT-BTC phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch quy định về kê khai, nộp phí, lệ phí liên quan đến quốc tịch, Điều này quy định chậm nhất là ngày 05 hàng tháng, tổ chức thu phí sẽ phải gửi số tiền phí đã thu của tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách đã mở tại Kho bạc nhà nước. Như vậy, qua quy định này có thể khẳng định được rằng thời gian để Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi mà tiếp nhận hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam (chính là tổ chức thu lệ phí xin nhập quốc tịch Việt Nam) phải gửi số tiền lệ phí xin nhập quốc tịch Việt Nam cùng với những khoản tiền phí, lệ phí đã thu được liên quan đến quốc tịch của tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách đã mở tại Kho bạc nhà nước là chậm nhất vào ngày 05 hàng tháng.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 281/2016/TT-BTC phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch.