Hướng dẫn quy định chi tiết về lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu? Lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu, chỉ định thầu có phải lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu không?
Đấu thầu là hoạt động lựa chọn nhà thầu đáp ứng được những điều kiện nhất định để thực hiện các gói thầu. Đây có thể xem là phương thức quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động xây dựng đem lại hiệu quả toàn diện. Bên cạnh vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của chi tiêu công thông qua việc nguồn vốn được sử dụng hiệu quả, hạn chế việc thất thoát, lãng phí thì việc lựa chọn nhà thầu còn là hình thức tạo môi trường cạnh tranh một cách lành mạnh, bình đẳng giữa các doanh nghiệp.
Để đảm bảo hành lang pháp lý chặt chẽ điều chỉnh vấn đề này, trong thời gian qua nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để điều chỉnh về hoạt động này, đặc biệt là các quy định về lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Nhờ đó công tác lựa chọn nhà thầu trong suốt thời gian qua đã được thực hiện một cách hiệu quả. Vậy, pháp luật hiện hành quy định như thế nào về lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu?
Mục lục bài viết
1. Nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu:
Theo quy định tại Điều 33
– Nguyên tắc thứ nhất, việc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải được thực hiện cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp chưa đủ điều kiện để thực hiện điều này thì có thể lập kế hoạch lựa chọn cho một hoặc một số gói thầu để thực hiện trước.
– Nguyên tắc thứ hai, khi lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu thì những nội dung của các gói thầu cũng như số lượng gói thầu phải được thể hiện rõ.
– Nguyên tắc thứ ba, nhằm đảm bảo tính hợp lý và đồng bộ cho gói thầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầu khi xây dựng cần phải dựa trên cơ sở trình tự thực hiện cũng như tính chất kỹ thuật để đảm bảo cho việc phân chia các gói thầu.
2. Quy định về nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu:
Về nội dung của kế hoạch lựa chọn nhà thầu cần phải đáp ứng đầy đủ các vấn đề quy định tại Điều 35 Luật đấu thầu năm 2013, Hướng dẫn tại Điều 5 Thông tư 10/2015/TT-BKDT cụ thể như sau:
Thứ nhất, về tên của gói thầu đang cần lựa chọn nhà thầu:
Việc đặt tên cho gói thầu phải phù hợp với tính chất, nội dung và công việc của gói thầu đó. Riêng đối với những gói thầu có nhiều phần riêng biệt thì bên cạnh tên của gói thầu cần phải đặt tên thể hiện về nội dung của những phần đó.
Thứ hai, kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải có đầy đủ thông tin về giá gói thầu.
– Trong trường hợp gói thầu có nhiều phần riêng biệt thì phải ghi rõ giá ước tính của mỗi phần
– Đối với những gói thầu khác nhau thì giá gói thầu được xác định trên cơ sở các phương thức khác nhau, cụ thể:
+ Với những gói thầu về đầu tư, giá gói thầu là tổng mức đầu tư
+ Với các dự toán mua sắm thì giá gói thầu là dự toán
+ Đối với những gói thầu về dịch vụ (bao gồm tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi) thì giá gói thầu được xác định trên cơ sở thông tin về trung bình giá theo thống kê của những dự án trước đó.
Lưu ý:
– Giá gói thầu được xây dựng phải bao gồm cả các loại phí, lệ phí, thuế và cả chi phí dự phòng.
– Trong trường hợp cần thiết, trước ngày mở thầu 28 ngày, giá gói thầu có thể được cập nhật.
Thứ ba, trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải ghi rõ về nguồn vốn hoặc những vấn đề liên quan đến vốn như phương thức, thời gian cấp vốn. Ngoài ra còn phải ghi rõ về thông tin của nhà tài trợ và cơ cấu của nguồn vốn đối với những trường hợp sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức.
Thứ tư, kế hoạch lựa chọn nhà thầu được xây dựng cần thể hiện rõ về hình thức, phương thức lựa chọn cũng như thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu.
Thứ năm, để làm căn cứ lập hồ sơ mời thầu, trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu cần phải xác định rõ về hình thức của hợp đồng cũng như thời gian thực hiện.
3. Quy định hiện hành về trình tự lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu:
Bước 1: Tiến hành lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo quy định
Theo quy định tại Điều 34 Luật đấu thầu năm 2013, tùy thuộc vào các loại gói thầu khác nhau mà kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập dựa trên cơ sở các căn cứ khác nhau, cụ thể như sau:
Thứ nhất, đối với gói thầu là các dự án, kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải căn cứ trên cơ sở sau:
– Nguồn vốn của dự án cần được lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu
– Hành lang pháp lý điều chỉnh như các văn bản pháp lý, các điều ước, thỏa thuận quốc tế
– Các quyết định phê duyệt, Giấy chứng nhận dầu tư, quyết định của người đứng đầu chủ đầu tư hoặc đơn vị được giao chuẩn bị dự án,…
Thứ hai, đối với các gói thầu về mua sắm thường xuyên, việc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cần dựa trên cơ sở:
– Nguồn vốn và các tiêu chuẩn, định mức về những trang thiết bị, phương tiện làm việc cần được mua mới hoặc thay thế, bổ sung theo quy định.
– Dựa trên cơ sở những quyết định, đề án đã được phê duyệt và kết quả thẩm định giá, báo giá của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
Bước 2: Thực hiện việc trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
Theo quy định tại Điều 37 Luật đấu thầu năm 2013 và Hướng dẫn tại Điều 6 Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT, việc trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu được thực hiện như sau:
Thứ nhất, thẩm quyền trình duyệt kế hoạch được phân định như sau:
– Chủ đầu tư của các gói thầu là dự án, bên mời thầu đối với những gói thầu mua sắm là người thực hiện việc trình duyệt.
– Đối với những gói thầu cần phải thực hiện trước khi có kế hoạch phê duyệt sẽ do đơn vị thuộc chủ đầu tư (hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án nếu trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư) phải có trách nhiệm trình duyệt.
Thứ hai, về nội dung của văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cần đầy đủ các phần công việc sau đây:
– Những công việc đã được thực hiện từ việc chuẩn bị dự án, các gói thầu thực hiện trước cho đến căn cứ pháp lý có liên quan.
– Các công việc không áp dụng được hình thức lựa chọn nhà thầu như đền bù giải phóng mặt bằng, công việc của ban quản lý dự án, các vấn đề về khởi công, khánh thành, trả lãi vay,…
– Những phần công việc nằm trong kế hoạch lựa chọn cũng như những công việc chưa đáp ứng đủ điều kiện để lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu
– Giá trị tổng của những công việc đã được nêu ở trên.
Thứ ba, kèm theo bản kế hoạch lựa chọn nhà thầu để trình duyệt thì người có thẩm quyền trình phải gửi kèm theo các tài liệu có liên quan về căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu của mình/.
Bước 3: Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu được trình duyệt
Theo quy định tại Điều 37 Luật đấu thầu năm 2013 và Hướng dẫn tại Điều 6 Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT, việc thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu được thực hiện như sau:
– Tổ chức có thẩm quyền thẩm định kế hoạch tiến hành kiểm tra, đánh giá những nội dung liên quan của kế hoạch lựa chọn nhà thầu cần được duyệt.
– Sau khi hoàn tất việc kiểm tra, đánh giá, tổ chức được giao thẩm định có trách nhiệm lập báo cáo để trình đến người có thẩm quyền phê duyệt về kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Riêng những gói thầu thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt thì báo cáo được trình đến người đứng đầu chủ đầu tư (hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án).
Lưu ý:
Thời hạn thực hiện thẩm định đối với kế hoạch lựa chọn nhà thầu được xác định là 20 ngày, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ trình duyệt đến ngày gửi báo cáo thẩm định.
Bước 4: Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 37 Luật đấu thầu năm 2013 và Hướng dẫn tại Điều 7 Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT, người có thẩm quyền tiến hành phê duyệt đối với kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải căn cứ vào báo cáo thẩm định để thực hiện việc phê duyệt.
Kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định thì trong thời gian 5 ngày làm việc, người có thẩm quyền phải thực hiện việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo quy định.
TƯ VẤN MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi muốn nhờ luật sư tư vấn giúp: Đối với các gói mua sắm hàng hoá áp dụng phương thức chỉ định thầu rút gọn, thì khi thực hiện có phải lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu hay không? Trân trọng cảm ơn!
Luật sư tư vấn
Căn cứ Điều 54
“Gói thầu có giá trị trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 22 của Luật Đấu thầu bao gồm:
1. Không quá 500 triệu đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ công; không quá 01 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, mua thuốc, vật tư y tế, sản phẩm công;
2. Không quá 100 triệu đồng đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm thường xuyên.”
Căn cứ theo Điều 56 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định quy định chỉ định thầu rút gọn như sau:
“1. Đối với gói thầu quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 22 của Luật Đấu thầu, trừ gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước:
Chủ đầu tư hoặc cơ quan trực tiếp có trách nhiệm quản lý gói thầu xác định và giao cho nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm thực hiện ngay gói thầu. Trong vòng 15 ngày kể từ ngày giao thầu, các bên phải hoàn thiện thủ tục chỉ định thầu bao gồm: Chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu trong đó xác định yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được và giá trị tương ứng để thương thảo, hoàn thiện hợp đồng. Trên cơ sở kết quả thương thảo hợp đồng, chủ đầu tư hoặc cơ quan trực tiếp có trách nhiệm quản lý gói thầu phê duyệt kết quả chỉ định thầu và ký kết hợp đồng với nhà thầu được chỉ định thầu. Việc công khai kết quả chỉ định thầu theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 và Điểm c Khoản 1 hoặc Điểm b Khoản 2 Điều 8 của Nghị định này.
2. Đối với gói thầu trong hạn mức chỉ định thầu theo quy định tại Điều 54 của Nghị định này:
a) Bên mời thầu căn cứ vào mục tiêu, phạm vi công việc, dự toán được duyệt để chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu được chủ đầu tư xác định có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu. Nội dung dự thảo hợp đồng bao gồm các yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được, giá trị tương ứng và các nội dung cần thiết khác;
b) Trên cơ sở dự thảo hợp đồng, bên mời thầu và nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng làm cơ sở để phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng;
c) Ký kết hợp đồng:
Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, biên bản thương thảo hợp đồng và các tài liệu liên quan khác.”
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì quy trình chỉ định thầu rút gọn cần phải lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
Luật sư
Tuy nhiên, trong quá trình lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa áp dụng phương thức chỉ định thầu rút gọn thì bạn cần lưu ý:
Căn cứ khoản 5 Điều 5 Thông tư 10/2015/TT-BKDT quy định như sau:
“Điều 5. Phân công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
5. Phương thức lựa chọn nhà thầu:
a) Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
– Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ; trường hợp cần thiết thì có thể áp dụng phương thức “một giai đoạn, hai túi hồ sơ”;
– Chào hàng cạnh tranh theo quy trình thông thường và rút gọn đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp;
– Chỉ định thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp; trường hợp gói thầu áp dụng theo quy trình chỉ định thầu rút gọn thì không ghi nội dung này;
– Mua sắm trực tiếp đối với gói thầu mua sắm hàng hóa.
b) Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp;
c) Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô lớn, phức tạp;
d) Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có kỹ thuật, công nghệ mới, phức tạp, có tính đặc thù.”
Theo đó lựa chọn nhà thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp; trường hợp gói thầu áp dụng theo quy trình chỉ định thầu rút gọn thì không ghi phương thức lựa chọn nhà thầu. Còn các hình thức khác vẫn phải tuân thủ quy định trên.