Quy định về kiểm tra nguồn gốc lâm sản: Đối tượng và hình thức kiểm tra, Thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra. Cấp giấy xác nhận nguồn gốc lâm sản?
Quy định về kiểm tra và cấp giấy xác nhận nguồn gốc lâm sản là quy định được pháp luật đề ra với mục đích để tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân và tổ chức thực hiện vận chuyển lâm sản theo đúng quy định của pháp luật để đảm bảo các lâm sản đó không nằm trong quy định cấm và vi phạm pháp luật. Vậy cụ thể về việc kiểm tra và cấp giấy xác nhận nguồn gốc lâm sản được tiến hành như thế nào? hãy theo dõi ngay dưới đây để biết thêm các thông tin chi tiết nhé.
Cơ sở pháp lý:
Thông tư Số: 27/2018/TT-BNNPTNT quy định về quản lý và truy xuất nguồn gốc lâm sản
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Quy định về kiểm tra nguồn gốc lâm sản:
1.1. Đối tượng, hình thức kiểm tra:
Căn cứ theo quy định tại Điều 36. Đối tượng, hình thức kiểm tra thông tư số: 27/2018/TT-BNNPTNT quy định về quản lý và truy xuất nguồn gốc lâm sản quy định cụ thể như sau:
1. Đối tượng kiểm tra: tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, cất giữ lâm sản và gây nuôi động vật rừng, đánh dấu mẫu vật, sản phẩm gỗ.
2. Hình thức kiểm tra:
a) Kiểm tra theo kế hoạch;
b) Kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật quy định tại khoản 1 Điều 40 Thông tư này hoặc theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, căn cứ theo quy định của pháp luật thì việc kiểm tra nguồn gốc lâm sản cần phải đực thực hiện dựa trên quy định mà pháp luật đề ra, với đầy đủ nội dung và tuân thủ đúng quy định đối với đối tượng kiểm tra, đối với các đối tượng được nêu trên khoản 1 như trên căn cứ theo từng trường hợp có thể thực hiện theo các hình thức khác nhau. Pháp luật quy định có hai hình thức kiểm tra được phép áp dụng đó là hình thức kiểm tra đột xuất và hình thức kiểm tra theo kế hoạch, mỗi hình thức này sẽ có đặc điểm và tính chất riêng nhưng đều đảm bảo thực hiện theo đúng quy định mà pháp luật đề ra.
1.2. Thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra:
Căn cứ theo quy định tại Điều 37 Thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT quy định về quản lý và truy xuất nguồn gốc lâm sản quy định cụ thể như sau:
1. Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm (sau đây viết tắt là Thủ trưởng cơ quan Kiểm lâm), trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra.
2. Người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có thể giao quyền cho cấp phó của mình thực hiện thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra theo quy định của pháp luật.
Như vậy căn cứ trên quy định này thì việc ban hành quyết định kiểm tra nguồn gốc lâm sản thẩm quyền được quy định như trên, các cơ quan này có trách nhiệm thực hiện theo đúng quy định mà pháp luật đề ra và làm đúng theo quyền hạn mà pháp luật quy định cũng như là chịu trách nhiệm với kết quả kiểm tra nguồn gốc lâm sản theo quy định. Đối với các trường hợp cụ thể trên thực tế cũng có thể giao cho cấp phó thực hiện việc ban hành quyết định kiểm tra nguồn gốc lâm sản này. Tuy nhiên việc giao lại quyền hạn này phải đảm bảo tuân thủ các trình tự và thủ tục do pháp luật quy định.
2. Cấp giấy xác nhận nguồn gốc lâm sản:
Trình tự thực hiện:
– Bước 1: Nộp hồ sơ (0,5 ngày làm việc):
+ Tại bước đầu tiên này thì các tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc qua dịch vụ bưu chính công đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện.
+ Ngoài ra các chuyên viên tại quầy tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra tính đầy đủ và nếu xét thấy hồ sơ đã hợp lệ thì cơ quan sẽ hẹn trả kết quả cho cá nhân, tổ chức.
Tiếp theo thì các chuyên viên bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển hồ sơ của tổ chức, cá nhân đến cơ quan có thẩm quyền xử lý ở đây đó chính là Hạt kiểm lâm cấp huyện (Đối với những huyện có Hạt Kiểm lâm),Lưu ý cũng có nhiều huyện không có Hạt Kiểm lâm thì Chi cục Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ) thông qua Cá nhân phụ trách công tác Thanh tra, pháp chế xử lý kèm theo Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cùng với Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ.
– Bước 2: Thụ lý hồ sơ, kiểm tra (01 ngày làm việc):
Tại bước này khi nộp hồ sơ theo hình thức trực tiếp thì hạt Kiểm lâm cấp huyện kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay tính đầy đủ của hồ sơ cho chủ gỗ.
Ngoài ra đối với một số trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử hoặc qua hòm thư điện tử thì theo quy định mà pháp luật đề ra thời gian không quá 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Hạt Kiểm lâm cấp huyện nơi nộp hồ sơ đó họ sẽ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ gỗ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Hạt Kiểm lâm cấp huyện có trách nhiệm hướng dẫn trực tiếp hoặc bằng văn bản cho chủ gỗ để hoàn thiện hồ sơ.
– Bước 3: Thẩm định và trình Lãnh đạo Hạt Kiểm lâm xem xét, ký xác nhận Bảng kê gỗ (02 ngày hoặc 04 ngày làm việc đối với trường hợp có thông tin vi phạm):
+ Trường hợp 1, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Hạt Kiểm lâm cấp huyện hoàn thành việc kiểm tra thực tế lô hàng gỗ xuất khẩu theo quy định và xác nhận bảng kê gỗ. Trường hợp không xác nhận bảng kê gỗ, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản kiểm tra, Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh
+ Trường hợp 2 (có thông tin vi phạm): Trong thời hạn 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Hạt Kiểm lâm cấp huyện hoàn thành việc kiểm tra thực tế lô hàng gỗ xuất khẩu theo quy định và xác nhận bảng kê gỗ. Trường hợp không xác nhận bảng kê gỗ, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản kiểm tra, Hạt Kiểm lâm cấp huyện
– Bước 4: (0,5 ngày làm việc) : Trả kết quả:
Như vậy khi đã thực hiện đầy đủ các bước như trên thì Lãnh đạo Hạt Kiểm lâm xác nhận Bảng kê gỗ, Cá nhân phụ trách công tác Thanh tra, pháp chế gửi kết quả cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện trả cho cá nhân, tổ chức theo quy định và tuân thủ đúng thời gian trả kết quả.
Cách thức thực hiện:
Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử hoặc qua hòm thư điện tử.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
01 bộ hồ sơ, gồm:
– Bản chính Đề nghị xác nhận nguồn gốc gỗ xuất khẩu theo Mẫu số 04 Phụ lục I kèm theo Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01/9/2020 của Chính phủ quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam (có Mẫu số 04 kèm theo).
– Bản chính Bảng kê gỗ xuất khẩu/tạm nhập, tái xuất theo Mẫu số 05 hoặc Bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu/tạm nhập, tái xuất theo Mẫu số 06 Phụ lục I kèm theo Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01/9/2020 của Chính phủ quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam (có Mẫu số 05 và Mẫu số 06 kèm theo).
– Bản sao hồ sơ gỗ nhập khẩu theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01/9/2020 của Chính phủ quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam hoặc bản sao hồ sơ nguồn gốc gỗ khai thác trong nước theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản (Thông tư số 27/2018/TT-BNNTPNT ngày 16/11/2018).
Thời hạn giải quyết:
04 ngày làm việc; trường hợp có thông tin vi phạm: 06 ngày làm việc.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: chủ gỗ có lô hàng gỗ xuất khẩu không phải là doanh nghiệp Nhóm I.
Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Hạt Kiểm lâm huyện.
– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
– Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Hạt Kiểm lâm huyện Phụng Hiệp; Hạt Kiểm lâm huyện liên Long Mỹ; Chi cục Kiểm lâm đối với huyện không có Hạt Kiểm lâm.
Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Sau khi hoàn tất các loại thủ tục nhua đã nêu trên thì chúng ta sẽ nhận được kết quả là giấy xác nhận của Hạt Kiểm lâm.và kèm theo xác nhận của Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh trên Bảng kê gỗ xuất khẩu/tạm nhập, tái xuất hoặc Bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu/tạm nhập, tái xuất (Đối với huyện không có Hạt Kiểm lâm).
Phí, lệ phí (nếu có): Không
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
– Đề nghị xác nhận nguồn gốc gỗ xuất khẩu (Mẫu số 04).
– Bảng kê gỗ xuất khẩu/tạm nhập, tái xuất (Mẫu số 05).
– Bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu/tạm nhập, tái xuất (Mẫu số 06).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Điều 8, Điều 9 Nghị định số 102/2020/NĐ-CPngày 01/9/2020 của Chính phủ Quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.