Khái quát chung về khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về môi trường? Quy định về khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về môi trường?
Sức khỏe của còn người phù thuộc rất lớn vào yếu tố môi trường. Cũng chính vì thế mà môi trường đang là vấn đề được quan tâm rất nhiều. Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường do con người tác động là rất lớn, việc này đã gây ra việc môi trường bị tàn phá ngày một nặng nề dẫn đến các tình trạng gây ô nhiễm môi trường rất lớn. Điển hình là những biến đổi khí hậu, hạn hán, bão lũ, hiệu ứng nhà kính,… Do đó, để có thể giảm thiểu các hành vi gây ô nhiễm môi trường thì hệ thống pháp luật Việt Nam đã có những quy định chặt chẽ và các chế tài xử phạt đủ mang tính chất dăn đe. Do đó, khi phát hiện có các hành vi gây ô nhiễm môi trường thì các tổ chức, cá nhân có thể làm đơn khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hành vi gây ô nhiễm môi trường theo như quy định của pháp luật hiện hành.
Vậy pháp luật hiện hành đã quy định về khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về môi trường có nội dung như thế nào? Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ gửi đến quý bạn đọc nội dung này như sau:
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
1. Khái quát chung về khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về môi trường
Khiếu nại nói chung là hoạt động diễn ra khá thường xuyên và phổ biến, do đó cụm từ khiếu nại được sử dụng rộng rãi trong đời sống xã hội. Theo nghĩa chung nhất, Khiếu nại về môi trường có thể hiểu một cách đơn giản là việc người có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp đến các hành vi vi phạm pháp luật môi trường bị cho là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của họ yêu cầu xem xét lại những hành vi vi phạm pháp luật về môi trường đó.
Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật Tố cáo trình báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Dựa theo đó thì có thể hiểu về khái niệm tố cáo về môi trường là việc cá nhân khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có hành gi vi phạm pháp luật môi trường gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Các tranh chấp dân sự được coi là vụ án dân sự khi có chủ thể trong quan hệ tranh chấp đó đưa vấn đề tranh chấp ra trước Tòa án để được giải quyết, việc đưa vấn đề tranh chấp đó ra trước cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước được gọi là “khởi kiện”. Đồng thời theo như quy định của pháp luật đối với những hành vi vi phạm pháp luật môi trường có tranh chấp về hành vi môi trường này để đòi bồi thường thiệt hại khi bị các hành vi gây ô nhiễm tác động đến mà các bên có tranh chấp và không thể tự mình giải quyết được thì có thể khởi kiện ra Tòa án.
2. Quy định về khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về môi trường
Trên cơ sở quy định của luật bảo vệ môi trường năm 2014 mà cụ thể tại Điều 162 có quy định về việc khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về môi trường bao gồm các nội dung sau:
“1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân có quyền tố cáo vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường với cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố cáo.
3. Thời hiệu khởi kiện về môi trường được tính từ thời điểm tổ chức, cá nhân bị thiệt hại phát hiện được thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về môi trường của tổ chức, cá nhân khác”.
Từ quy định vừa được nêu thì đối với những hành vi có tính chất và mức độ phức tạp khác nhau thì sẽ được quy định là áp dụng theo các hình thức khiếu nại, tố cáo, khởi kiện tương ứng. Chính vì vậy mà pháp luật cũng đưa ra các quy định vụ thể về vấn đề khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về môi trường như sau:
2.1. Khiếu nại hành vi vi phạm pháp luật về môi trường
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì cá nhân, tổ chức khi phát hiện các cá nhân, tổ chức khác có hành vi gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí trong quá trình sinh hoạt, sản suất, kinh doanh gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi cá nhân mình thì đều có thể làm Đơn khiếu nại những hành vi vi phạm phát luật về nôi trường gửi đến cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý để có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời. Điều này được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 162
Do đó, Các cá nhân, tổ chức khi phát hiện các cá nhân, tổ chức khác có hành vi gây ô nhiễm môi trường có quyền viết Đơn khiếu nại hành vi gây ô nhiễm môi trường hoặc khởi kiện về các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật tại Luật bảo vệ môi trường, Lậu khiếu nại, Bộ luật tố tụng. Bên cạnh đó thì pháp luật vẫn khuyến khích việc các bên tự thỏa thuận và giải quyết đối với những trường hợp này. tuy nhiên nếu các bên không tự giải quyết được về vấn đề ô nhiễm môi trường, bạn có thể gửi đơn khiếu nại đến Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc Uỷ ban nhân dân cấp huyện, tỉnh để yêu cầu kiểm tra, thanh tra việc gây ô nhiễm môi trường. Việc giải quyết này dựa trên căn cứ vào điểm Điều 143 và khoản 3 Điều 159 Luật Bảo vệ môi trường 2014, Ủy ban nhân dân các cấp nơi xảy ra hành vi gây ô nhiễm môi trường có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về môi trường theo quy định của pháp luật.
2.2. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về môi trường
Trên cơ sở quy định tại khoản 2 điều 162 luật bảo vệ môi trường năm 2020 quy định về tố cáo về hành vi gây ô nhiễm môi trường như sau: “Cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường với cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố cáo”.
Do đó, thì cá nhân khi nhận thấy hoặc bắt gặp các hành vi gây ô nhiễm môi trường của các cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật thì có thể thực hiện việc tố cáo hành vi này bằng việc nộp đơn tố cáo hoặc là thực hiện bằng việc tố cáo trucwj tiếp theo quy định tại Điều 19 Luật tố cáo năm 2011 như sau:
“1. Việc tố cáo được thực hiện bằng đơn tố cáo hoặc tố cáo trực tiếp.
2. Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ, tên, địa chỉ của người tố cáo; nội dung tố cáo. Đơn tố cáo phải do người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo bằng đơn thì trong đơn phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của từng người tố cáo, có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tố cáo; họ, tên người đại diện cho những người tố cáo để phối hợp khi có yêu cầu của người giải quyết tố cáo.
3. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo hoặc người tiếp nhận ghi lại việc tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp nhiều người đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo cử đại diện để trình bày nội dung tố cáo.”
Như vậy, các chủ thể là cá nhân thực hiện việc tố cáo các cơ quan, người có thẩm quyền thực hiện hành vi gây ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật có thế viết đơn tố cáo với đầy đủ các nội dung như hướng dẫn bên trên, hoặc chủ thể có thể tố cáo trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận báo cáo. Do đó, tùy theo mức độ vi phạm mà cơ quan, người có thẩm quyền có thể tố cáo hành vi vi phạm pháp luật đến Thanh tra bảo vệ môi trường cấp tỉnh hoặc Cơ quan điều tra công an cấp huyện nơi có hành vi vi phạm pháp luật để được giải quyết.
2.3. Khởi kiện hành vi vi phạm pháp luật về môi trường
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì cá nhân có thể viết đơn khởi kiện gửi đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cá nhân đang sinh sống và có hộ khẩu thường trú theo đúng như quy định của pháp luật hiện hành về hành vi vi phạm pháp luật về môi trường của các cá nhân và cơ quan, tổ chức có hành vi gây ô nhiễm môi trường và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu chứng minh được các thiệt hại từ hành vi vi phạm pháp luật về môi trường gây ra đối với bản than mình. Như vậy, trước tiên để khởi kiện các cá nhân và cơ quan, tổ chức có hành vi gây ô nhiễm môi trường thì cá nhân thực hiện việc khởi kiện này phải làm đơn khởi kiện theo quy định trên và tiến hành theo các bước như sau:
– Thu thập chứng cứ, tài liệu chuẩn bị khởi kiện
– Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
– Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án.
– Thực hiện các thủ tục cần thiết sau khi Tòa án ra thông báo thụ lý vụ án theo như quy định của pháp luật tố tụng như: Hòa giải tại Tòa án; Viết bản tự khai; Tham gia phiên Tòa khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Theo như quy định tại Điều 162 Luật bảo vệ môi trường 2014 có quy định về thời hiệu khởi kiện về môi trường được tính từ thời điểm tổ chức, cá nhân bị thiệt hại phát hiện được thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về môi trường của tổ chức, cá nhân khác.
Theo đó, như hận định của tác giả thì theo như quy định tại Bộ luật Dân sự 2005 có quy định “Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 02 năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác bị xâm hại”. Tuy nhiên, nhận thấy hậu quả của ô nhiễm môi trường có thể kéo dài về sau nên nhằm nới rộng thời gian để nhận biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình có bị xâm phạm hay không thì theo Điều 588 Bộ luật dân sự 2015 có quy định: “Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.”