Kháng nghị của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự là gì? Quy định về kháng nghị của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự?
Kháng nghị là nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Kiểm sát khi thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm soát hoạt động tư pháp được ghi nhận trong Bộ luật tố tụng dân sự, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân. Mặc dù trong tố tụng dân sự, kháng nghị của Viện kiểm sát không được đề cao và vai trò này cũng ít được thể hiện, nhưng điều đó không loại trừ được chức năng của cơ quan này, sự tồn tại quy định về kháng nghị của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự nhằm đảm bảo cho hoạt động tố tụng diễn ra một cách hợp pháp, phán quyết, bản án của Toà án phải thực sự đúng pháp luật. Theo quy định hiện hành, Viện kiểm sát có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm, tuy nhiên, trong bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ chỉ tập trung phân tích về kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trong tố tụng dân sự, đây là kháng nghị được quy định dành riêng cho Viện Kiểm sát.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
1. Kháng nghị của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự là gì?
Dưới gốc độ ngôn ngữ học, theo Từ điển Tiếng Việt thì kháng nghị được hiểu là “bày tỏ ý kiến phản đối điều đã quyết nghị, thường bằng văn bản”.
Trong kháo học pháp lý, hiện này có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề kháng nghị, xuất phát từ các gốc độ tiếp cận khác nhau, có quan điểm tiếp cận kháng nghị dưới gốc độ là quyền tố tụng và cũng có quan điểm xem đây là hành vi tố tụng hay hoạt động tố tụng. Về cơ bản, cả ba quan điểm đều đã nên lên được bản chất của kháng nghị là sự phản đối của chủ có quyền kháng nghị đối với bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm, cấp phúc thẩm.
Như đã nói ở phần mở đầu, kháng nghị của Viện kiểm sát bao gồm kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Tuy nhiên, nhằm gói gọn nội dung và có sự phân tích sâu hơn về nội dung, nên tác giả chỉ phân tích về nội dung được quy định tại Điều 278: Kháng nghị của Viện kiểm sát, đây là quy định về kháng nghị theo theo thủ tục phúc thẩm.
Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm dân sự là hoạt động tố tụng của những người có thẩm quyền của Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật trong việc phản đối toàn bộ hoặc một phần bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực trong thời hạn pháp luật quy định, đề nghị Toà án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án dân sự theo thủ tục phúc thẩm.
Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trong tố tụng dân sự có những đặc điểm sau:
– Kháng nghị là cơ sở làm phát sinh thủ tục phúc thẩm dân sự và là căn cứ xác định phạm vi xét xử phúc thẩm.
– Đối tượng của kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm là bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật.
– Những người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm có quyền quyết định việc thực hiện quyền kháng nghị, thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị và phạm vi kháng nghị.
– Phạm vi kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm bị giới hạn bởi những nội dung đã được giải quyết ở toà án cấp sơ thẩm.
– Hậu quả của việc kháng nghị hợp lệ là làm cho bản án, quyết định sơ thẩm chưa được đưa thi hành trừ trường hợp dặc biệt và Toà án cấp phúc thẩm sẽ tiến hành các thủ tục để xét xử lại vụ án dân sự.
– Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm là thực hiện chứng năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát.
– Chủ thể kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm là những người có thẩm quyền của Viện kiểm sát.
– Những người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm được kháng nghị trong thời hạn mà pháp luật tố tụng dân sự quy định.
2. Quy định về kháng nghị của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự?
2.1. Chủ thể có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm?
Theo quy định tại Điều 278 Bộ luật tố tụng dân sự thì chủ thể có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là: “Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp và cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị….“. Đây là những chủ thể có trình độ chuyên môn và kiến thức pháp lý cao, khả năng biết và có trách nhiệm phải biết về bản án, quyết định của Tòa án có đủ điều kiện để thực hiện việc kháng nghị theo quy định của pháp luật. Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm vừa là quyền vừa là trách nhiệm của của các chủ thể này.
Việc kháng nghị là một thẩm quyền đặc trưng, đặc thù của Viện kiểm sát nước ta để thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự nhằm phát hiện các vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, qua đó bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
2.2. Đối tượng của kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm?
Theo quy định tại điều 278 Bộ luật tố tụng dân sự, thì chỉ có “bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm” được xác định là đối tượng của kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, còn những văn bản tố tụng khác không phải là đối tượng của kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Bản án dân sự sự sơ thẩm và quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là những văn bản không có hiệu lực pháp luật ngay sau khi ban hành và có nội dung quyết định pháp lý liên quan đến việc giải quyết nội dung vụ án hoặc kết thúc quá trình tố tụng, trực tiếp làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự nên được xác định là đối tượng của kháng nghị phúc thẩm dân sự là phù hợp.
Tuy nhiên, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là văn bản đơn thuần về mặt tố tụng, tạm thời chấm dứt về mặt tố tụng, sau khi hết căn cứ tạm đình chỉ thì vụ án tiếp tục được giải quyết, do vậy, việc xác định quyết định tạm đình chỉ là đối tượng của kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm là không phù hợp với lý luận.
2.3. Phạm vi của kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm?
Phạm vi kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm được ghi nhận tại Điều 279 Bộ luật tố tụng dân sự là “toàn bộ hoặc phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật”.
Về nguyên tắc, Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại phần của bản án, quyết định sơ thẩm có kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị. Điều này có nghĩa viện kiểm sát chỉ có quyền kháng nghị về những nội dung đã được giải quyết ở Tòa án cấp sơ thẩm. Còn trong trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị những nội dung mới chưa được giải quyết ở Tòa án cấp sơ thẩm thì sẽ không được chập nhận vì trình tự tiến hành xét xử phúc thẩm khác với trình tự xét xử sơ thẩm, bản án của Tòa cấp phúc thẩm có hiệu lực ngay, nên nếu cấp phúc thẩm giải quyết luôn những yêu cầu mới này sẽ vi phạm nguyên tắc hai cấp xét xử.
2.4. Hình thức kháng nghị?
Theo quy định tại Điều 279 Bộ luật tố tụng dân sự thì việc kháng nghị phải được lập thành văn bản dưới tên gọi là Quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát và phải đảm bảo các nội dung sau:
– Ngày, tháng, năm ra quyết định kháng nghị và số của quyết định kháng nghị;
– Tên của Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị;
– Kháng nghị toàn bộ hoặc phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;
– Lý do của việc kháng nghị và yêu cầu của Viện kiểm sát;
– Họ, tên của người ký quyết định kháng nghị và đóng dấu của Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị.
Về cơ bản, nội dung quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát quy định tại Điều 279 không thay đổi so với quy định của
2.5. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm?
Thời hạn kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm của Viện kiểm sát được quy định tại Điều 280 Bộ luật tố tụng dân sự. Về cơ bản, các quy định này tiếp tục kế thừa các quy định trước đây trong
Viện kiểm sát phải gửi kháng cáo trong thời hạn nêu trên, nếu quá thời hạn thì toà án cấp sơ thẩm yêu cầu Viện kiểm sát giải thích bằng văn bản và nêu rõ lý do. Tuy nhiên, cho dến nay, pháp luật tố tụng dân sự hiện hành của nước ta vẫn chưa có bất cứ quy định nào cho phép chấp nhận kháng nghị quá hạn.