Quy định về khám sức khỏe và tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm. Quy định về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm tại cửa hàng.
Hiện nay, tình trạng ngộ độc thực phẩm ngày càng có tăng cao do những người chủ sản xuất và những người trực tiếp với thực phẩm chưa nắm được các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm. Vì vậy, đối với những người tiếp xúc với thực phẩm mà được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm là vô cùng cần thiết và hết sức quan trọng để giảm thiểu mức thấp nhất các vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong phạm vi bài viết này thì chúng tối sẽ làm rõ các quy định về khám sức khỏe và tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm. Quy định về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm tại cửa hàng.
Mục lục bài viết
1. Quy định về khám sức khỏe về an toàn vệ sinh thực phẩm
Theo quy định của Luật an toàn thực phẩm hiện hành thì có quy định đối với những người sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đủ sức khỏe để có thể tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Hiện nay, trong các chính sách của nhà nước thì cũng có những quy định về vấn đề khám sức khỏe cho người lao động. Đơn cử là trong “
Đối với trường hợp khám sức khỏe theo bộ tiêu chuẩn sức khỏe chuyên ngành: khám theo nội dung ghi trong
2. Quy định về tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những yếu tố bắt buộc khi cá nhân, tổ chức tiến hành sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm được cấp cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh khi đáp ứng được các điều kiện với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật an toàn thực phẩm năm 2010.
Theo quy định của Luật an toàn thực phẩm hiện hành thì những cá nhân, tổ chức muốn sản xuất, kinh doanh thực phẩm nếu không thuộc trường hợp phải cấp giấy chứng nhận cơ sở dữ liệu đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì phải làm thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì cơ sở đó phải có giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ sơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định.
Việc tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ giúp chủ sơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm trang bị các kiến thức cơ bản về vệ sinh an toàn thực phẩm, các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
Giúp các cá nhân, tổ chức tìm hiểu và nắm vững các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ đó thực hiện đúng các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm và các văn bản có liên quan, tránh vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm.
Giúp chủ cơ sở và những người trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm từ lúc sản xuất như trong khâu nguyên liệu đến khi tiêu thụ, lưu thông sản phẩm ra thị trường.
Giúp trang bị như rửa tay, che đậy, bao gói thực phẩm, bảo quản và trang bị thực phẩm, góp phần giảm thiểu về tình trạng ô nhiễm thực phẩm và ngộ độc thực phẩm.
Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm
3. Quy định về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm tại cửa hàng
Khi sản xuất kinh doanh thực phẩm thì các cơ sở phải tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm sau đây:
+ Các cơ sở có sản xuất, kinh doanh thực phẩm thì đảm bảo có khoảng cách an toàn đối với các nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm.
+ Các cơ sở phải đảm bảo có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của pháp luật.
+ Các cơ sở phải đảm bảo các trang thiết bị phù hợp để sản xuất, kinh doanh thực phẩm không gây độc hại, gây ô nhiễm cho thực phẩm theo pháp luật.
+ Các cơ sở phải sử dụng nguyên liệu bảo đảm an toàn thực phẩm, không có hóa chất, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm k.hông gây hại cho sức khỏe
+ Tuân thủ các quy định về khám sức khỏe, kiến thức tập huấn và thực hành của người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
+ Thu gom các nguyên liệu thừa khi kinh doanh, sản xuất thực phẩm, xử lý chất thải theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
+ Chỉ kinh doanh những thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ và duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ thông tin liên quan đến việc mua bán theo quy định của pháp luật. Quy trình sản xuất thực phẩm được bố trí theo nguyên tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng.
+ Tường, trần, nền nhà khu vực sản xuất, kinh doanh, kho sản phẩm không thấm nước, rạn nứt, ẩm mốc;
+ Giữ gìn vệ sịnh sạch sẽ các trang thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm dễ làm vệ sinh, không thôi nhiễm chất độc hại và không gây ô nhiễm đối với thực phẩm, đạt vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định.
+ Bố trí các trang thiết bị có ủng hoặc giầy, dép để sử dụng riêng trong khu vực sản xuất thực phẩm;
+ Bảo đảm che đậy thực phẩm để không có côn trùng và động vật gây hại xâm nhập vào khu vực sản xuất và kho chứa thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm; không sử dụng hoá chất diệt chuột, côn trùng và động vật gây hại trong khu vực sản xuất và kho chứa thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, tránh vi khuẩn gây hại cho thực phẩm.
TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ
Tóm tắt câu hỏi:
Theo tôi được biết cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ cần có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, nhưng nhà tôi chỉ kinh doanh thực phẩm đóng gói sẵn từ cở sở sản xuất (bánh in, bánh pía), tuy nhiên các cơ quan yêu cầu phải khám sức khỏe định kì và chứng nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm, cho tôi hỏi điều đó căn cứ vào thông tư nào, có phải gây khó khăn cho hộ gia đình kinh doanh chúng tôi không? hay là cơ quan nhà nước hiểu sai về thông tư, hoặc thông tư không hướng dẫn rõ ràng?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
* Cơ sở pháp luật:
– Luật an toàn thực phẩm 2010;
–
* Nội dung tư vấn:
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những yếu tố bắt buộc khi cá nhân, tổ chức tiến hành sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm được cấp cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh khi đáp ứng được các điều kiện với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật an toàn thực phẩm năm 2010.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp pháp luật có quy định các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng không phải cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Căn cứ tại khoản 1 Điều 12
“Điều 12. Cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
1. Các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
c) Sơ chế nhỏ lẻ;
d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
e) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
g) Nhà hàng trong khách sạn;
h) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
i) Kinh doanh thức ăn đường phố;
k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
2. Các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều này phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng.”
Đồng thời theo quy định tại Điều 9, Thông tư 26/2012/TT-BYT quy định cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế; các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng không phải cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm bao gồm:
“1. Cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng ban đầu nhỏ lẻ.
2. Cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ không có yêu cầu bảo quản sản phẩm đặc biệt.
3. Cơ sở bán hàng rong.
4. Cơ sở kinh doanh bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt.
5. Cơ sở kinh doanh bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật an toàn thực phẩm qua tổng đài: 1900.6568
Và theo quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ:
“1. Chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất phải có Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (còn hiệu lực) do cơ quan có thẩm quyền cấp.
2. Chủ cơ sở có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe cho chủ cơ sở và những người tham gia trực tiếp sản xuất của cơ sở định kỳ ít nhất 01 (một) lần/ năm tại cơ sở y tế cấp quận/huyện trở lên. Hồ sơ khám sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất của cơ sở phải được lưu trữ đầy đủ tại cơ sở sản xuất. Chủ cơ sở và người sản xuất trực tiếp tại cơ sở phải có Giấy xác nhận đủ sức khỏe để sản xuất thực phẩm do cơ sở y tế cấp quận/huyện trở lên cấp.”
Từ những quy định trên có thể thấy với trường hợp bạn chỉ kinh doanh thực phẩm đóng gói sẵn từ cơ sở sản xuất kinh doanh thì không cần phải xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm và không cần phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ nên không cần có giấy chứng nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm.