Tổ chức đấu giá tài sản bao gồm doanh nghiệp đấu giá tài sản và trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản được thành lập hợp pháp. Nhìn chung, đấu giá tài sản là một trong những hình thức bán tài sản với sự tham gia từ hai người trở lên, tiến hành theo thủ tục luật định. Dưới đây là quy định về việc hủy kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản.
Mục lục bài viết
1. Quy định về hủy kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản:
Pháp luật hiện nay có quy định cụ thể về việc hủy bỏ kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản. Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Thông tư 02/2022/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản, có quy định cụ thể về việc thông báo và hủy bỏ kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản. Cụ thể như sau:
– Trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày có kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản, người có tài sản cần phải thông báo công khai kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản trên trang thông tin điện tử của mình và thông báo trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đấu giá tài sản. Thông báo kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản cần phải được thực hiện theo mẫu do pháp luật quy định, hiện nay đang được thực hiện theo mẫu tại phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản;
– Sau khi có kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản, tuy nhiên người có tài sản nhận được thông báo của các cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức có thẩm quyền, hoặc có kết quả xác minh khẳng định tổ chức đấu giá tài sản được lựa chọn có hành vi cố tình cung cấp thông tin sai sự thật, cung cấp thông tin không chính xác, thông tin giả mạo về tiêu chí trong hồ sơ đăng ký tham gia lựa chọn thì sẽ thực hiện theo quy định như sau:
+ Trong trường hợp chưa thực hiện thủ tục ký hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, thì người có tài sản đấu giá có quyền hủy bỏ kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản đó;
+ Trong trường hợp đã thực hiện thủ tục ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, và tổ chức đấu giá tài sản chưa nhận được thành phần hồ sơ tham gia đấu giá của người tham gia đấu giá tài sản, thì người có tài sản đấu giá hoàn toàn có quyền hủy bỏ kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản, đồng thời đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản đối với tổ chức đấu giá tài sản đó;
+ Trong trường hợp đã thực hiện thủ tục ký hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, và tổ chức đấu giá tài sản đã nhận được đầy đủ thành phần hồ sơ tham gia đấu giá tài sản của người tham gia đấu giá tài sản, thì theo quy định của pháp luật người có tài sản đấu giá sẽ tiến hành hoạt động xem xét và đưa ra quyết định hủy bỏ đối với kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản, chấm dứt hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản nếu hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản đó có thỏa thuận về vấn đề này, hoặc có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền đó là tòa án tuyên bố hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản vô hiệu theo quy định của pháp luật dân sự.
– Trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản bị hủy bỏ bởi cơ quan có thẩm quyền, người có tài sản đấu giá sẽ căn cứ vào kết quả chấm điểm để có thể lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản có tổng số điểm cao nhất liền kề tiến hành hoạt động tổ chức đấu giá tài sản. Trong trường hợp hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản bị chấm dứt hoặc bị cơ quan có thẩm quyền đó là tòa án tuyên bố vô hiệu, thì người có tài sản đấu giá sẽ tiến hành tổ chức lại việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản;
– Người có tài sản đấu giá gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ tư pháp, Sở tư pháp cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi người có tài sản đấu giá và nơi tổ chức đấu giá tài sản có trụ sở chính, đồng thời đăng tải đầy đủ các thông tin công khai trên Trang thông tin điện tử của mình và trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đấu giá tài sản, đăng tải tất cả các thông tin về việc hủy bỏ kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản, thông tin cơ bản của các tổ chức đấu giá tài sản có hành vi cố tình cung cấp thông tin không chính xác/cung cấp các thông tin giả mạo về tiêu chí trong thành phần hồ sơ đăng ký tham gia lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản.
2. Người có tài sản đấu giá từ chối đánh giá hồ sơ đăng ký tham gia lựa chọn của tổ chức đấu giá tài sản trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Thông tư 02/2022/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản, có quy định cụ thể về các trường hợp người có tài sản đấu giá từ chối đánh giá hồ sơ đăng ký tham gia lựa chọn của tổ chức đấu giá tài sản. Theo đó, căn cứ vào nguyên tắc đấu giá tài sản theo Điều 6 của Văn bản hợp nhất luật đấu giá tài sản năm 2023, nguyên tắc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Thông tư 02/2022/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản, thì người có tài sản đấu giá sẽ có quyền từ chối đánh giá hồ sơ đăng ký tham gia lựa chọn của tổ chức đấu giá tài sản khi thuộc một trong những trường hợp cơ bản sau đây:
– Người sở hữu tài sản, người được chủ sở hữu tài sản ủy quyền bán tài sản đấu giá, người có quyền đưa tài sản ra bán đấu giá theo sự thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật, người ký hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản được xác định là vợ chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố mẹ nuôi, bố mẹ chồng, bố mẹ vợ, con đẻ và con nuôi, con rể hoặc con dâu, anh chị em ruột, anh rể hoặc em rể, chị dâu hoặc em dâu của những người đứng đầu Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản được thành lập hợp pháp, người đại diện theo quy định của pháp luật, chủ tịch của hội đồng thành viên, thành viên của hội đồng thành viên, thành viên hợp doanh của doanh nghiệp đấu giá tài sản;
– Người sở hữu tài sản, người được chủ sở hữu tài sản tiến hành hoạt động ủy quyền để bán đấu giá tài sản, người có quyền đưa tài sản ra bán đấu giá theo sự thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản, người ký hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản được xác định là cá nhân hoặc tổ chức có khả năng chi phối hoạt động của các tổ chức đấu giá tài sản thông qua quá trình sở hữu và thâu tóm phần vốn góp của mình trong doanh nghiệp, hoặc thông qua việc đưa ra quyết định của tổ chức đấu giá tài sản đó;
– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
3. Lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản dựa trên những tiêu chí nào?
Trước hết, Điều 56 Văn bản hợp nhất Luật đấu gái tài sản năm 2023 có quy định về vấn đề lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản. Cụ thể như sau:
– Sau khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đấu giá tài sản, người có tài sản bán đấu giá cần phải thông báo công khai trên cổng thông tin điện tử của mình và trang thông tin điện tử chuyên ngành về đấu giá tài sản, thông báo cụ thể về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản;
– Thông báo công khai về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản cần phải bao gồm đầy đủ các nội dung chính theo quy định của pháp luật. Có thể kể đến các nội dung sau: Tên và địa chỉ của người có tài sản đấu giá, tên tài sản đấu giá, số lượng tài sản đấu giá, chất lượng của tài sản đấu giá, giá khởi điểm của tài sản đấu giá, tiêu chí lựa chọn các tổ chức đấu giá tài sản, thời gian đăng ký tham dự, địa điểm nộp hồ sơ đăng ký tham gia tổ chức đấu giá;
– Người có tài sản đấu giá sẽ căn cứ vào thành phần hồ sơ tham gia tổ chức đấu giá của các tổ chức đấu giá, tiêu chí theo quy định của pháp luật để có thể lựa chọn ra tổ chức đấu giá tài sản và chịu trách nhiệm về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản đó;
– Tiêu chí để lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản sẽ bao gồm một số tiêu chí cơ bản sau: Cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo cho việc đấu giá đối với các loại tài sản đấu giá, phương thức đấu giá khả thi và có tính hiệu quả, năng lực và uy tín của các tổ chức đấu giá, kinh nghiệm của tổ chức đấu giá, giá dịch vụ tiến hành hoạt động đấu giá, chi phí đấu giá tài sản, có tên trong danh sách của các tổ chức đấu giá tài sản do cơ quan có thẩm quyền đó là Bộ tư pháp công bố, các tiêu chí khác phù hợp với tài sản đấu giá do người có tài sản đấu giá quyết định.
Tiếp tục căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Thông tư 02/2022/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản, có quy định cụ thể về nội dung tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản, bao gồm:
– Nhóm tiêu chí về cơ sở vật chất, tiêu chí về trang thiết bị cần thiết đảm bảo cho việc đấu giá đối với từng loại tài sản đấu giá;
– Nhóm tiêu chí về phương án đấu giá sao cho đảm bảo tính khả thi và hiệu quả;
– Nhóm tiêu chí về năng lực của các tổ chức đấu giá, kinh nghiệm của tổ chức đấu giá, uy tín của tổ chức đấu giá tài sản;
– Nhóm tiêu chí về thù lao dịch vụ đấu giá, điều trị và chi phí đấu giá tài sản sao cho phù hợp;
– Có tên trong danh sách của các tổ chức đấu giá tài sản do cơ quan có thẩm quyền đó là Bộ tư pháp công bố;
– Nhóm tiêu chí khác phù hợp với tài sản đấu giá do người có tài sản đấu giá quyết định cụ thể.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Thông tư 02/2022/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản.
THAM KHẢO THÊM: