Trách nhiệm khi đơn phương chấm dứt hợp đồng không xác định thời hạn? Ký kết hợp đồng không xác định thời hạn? Thời gian báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng không xác định thời hạn? Đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn?
Dưới đây là bài phân tích của Luật Dương Gia về
Thế nào là hợp đồng lao động không xác định thời hạn:
Theo điểm a khoản 1 Điều 20 Bộ luật lao động năm 2019 quy định:“Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;”
Người lao động tham gia hợp đồng lao động không xác định thời hạn có thể được hưởng những quyền lợi cao nhất từ phía người sử dụng lao động. Có thể được đảm bảo quyền lợi về đóng các loại bảo hiểm: Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp… Hưởng các quyền lợi khác như tham gia công đoàn, được học tập, nâng cao nghiệp vụ và có quyền hưởng lương phù hợp với trình độ của mình trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động.
Khi tham gia ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, người lao động có thể yên tâm thực hiện công việc của mình một cách ổn định, lâu dài do người sử dụng lao động chỉ có thể chấm dứt hợp đồng lao động khi có một trong những căn cứ chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luậtvà đồng thời cũng tự do hơn trong việc tìm công việc phù hợp với mình khi người lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng với điều kiện chỉ cần báo trước cho người sử dụng lao động ít nhất 45 ngày trước khi nghỉ việc.
Khi nào thì phát sinh hợp đồng lao động không xác định thời hạn:
Có ba căn cứ để hai bên có thể ký kết một hợp đồng lao động không xác định thời hạn:
– Người lao động và người sử dụng lao động trực tiếp ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
– Trường hợp nếu hai bên ký kết
– Trường hợp 02 lần ký kết hợp đồng với người lao động đều là hợp đồng xác địnhthời hạn, thì sau khi hết hạn hợp đồng lần thứ hai, nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký hợp đồng lao động là
Chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn:
Khác với hợp đồng có thời hạn khi đến thời điểm hết thời hạn làm việc ghi trong hợp đồng thì sẽ tự động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng lao động không xác định thời hạn khi hai bên ký kết có hiệu lực thì chỉ chấm dứt khi có căn cứ phát sinh làm chấm dứt hợp đồngtheo quy định của pháp luật:
– Căn cứ chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn từ phía người lao động:
Căn cứ theo Điều 34 Bộ luật Lao động 2019, quy định các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn từ phía người lao động như sau:
+ Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
+ Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động;
+ Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
+ Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết;
+ Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải;
+ Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật này;
+ Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật laođộng năm 2019;
Theo đó, có trường hợp người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng với phía người sử dụng lao động mà không cần chứng minh bất kỳ lý do nào, chỉ cần báo trước cho người sử dụng lao động trước ít nhất 45 ngày (điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật lao động năm 2019) hoặc không cần báo trước nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 35 Bộ luật lao động năm 2019 như: Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật lao động năm 2019; Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật lao động năm 2019; Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động; Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc; Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật lao động năm 2019; Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật lao động năm 2019, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật lao động năm 2019 làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
Điều này có thể thấy Bộ luật lao động năm 2019 dành nhiều ưu tiên hơn với những Điều khoản bảo vệ phía người lao động. Quy định như vậy có thể giúp người lao động dễ dàng, chủ động hơn trong việc tìm một công việc phù hợp với mình, không bị đè ép hay bất lợi trong môi trường lao động.
– Căn cứ chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn từ phía người sử dụng lao động:
Căn cứ theo Điều 34 Bộ luật Lao động 2019, quy định các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn từ phía người sử dụng lao động như sau:
+ Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động;
+ Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật;
+ Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật lao động năm 2019;
+ Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật lao động năm 2019.
Có thể thấy, khác với người lao động, người sử dụng lao động chỉ được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn với người lao động khi có căn cứ theo luật định tại Điều 36 Bộ luật lao động. Tuy nhiên, pháp luật lao động cũng có sự quan tâm, thấu hiểu, ưu ái dành cho người sử dụng lao động trong quá trình hoạt động kinh doanh của người sử dụng lao động khi có sự thay đổi về cơ cấu, công nghệ, vì lý do kinh tế hoặc khi doanh nghiệp có sự chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình, chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã thì có thể cho người lao động nghỉ việc để đáp ứng nhu cầu hiện tại của mình.
Trên đây là những quy định pháp luật về hợp đồng lao động không xác định thời hạn mới nhất, ngoài ra bạn có thể tham khảo các dịch vụ khác của Luật Dương Gia trong lĩnh vực lao động như sau:
- Trách nhiệm khi đơn phương chấm dứt hợp đồng không xác định thời hạn
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có thắc mắc muốn xin được tư vấn như sau:
Tôi đang làm bán hàng cho một công ty xuất nhập khẩu, vào khoảng tháng 6/2014 tôi ký hợp đồng là một năm cho đến tháng 6/2015 là hết hợp đồng. Mặc dù hết hợp đồng nhưng tôi cũng không đề xuất gì với công ty thêm nữa và công ty cũng không nói gì với tôi về việc gia hạn hợp đồng hay gì. Tôi vẫn làm cho công ty và hưởng lương như bình thường. Đến tháng 10 này tôi xin nghỉ để đi làm thì công ty không cho nghỉ và buộc bồi thường. Như vậy, công ty làm đúng hay sai?
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp thì loại Hợp đồng mà bạn và Công ty xuất nhập khẩu ký kết (Hợp đồng 1 năm từ tháng 6/2014 đến tháng 6/2015) được xác định là loại
Tại khoản 2 Điều 20 Bộ luật lao động năm 2019 có quy định như sau:
“Điều 20. Loại hợp đồng lao động
…2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết;
b) Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
c) Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ hợp đồng lao động đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước và trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 149, khoản 2 Điều 151 và khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này”
Trường hợp của bạn và chiếu theo quy định trên thì hợp đồng của bạn đã hết hiệu lực và sau 30 ngày nếu bạn và công ty không ký kết hợp đồng lao động mới thì Hợp đồng đã giao kết này của bạn và Công ty xuất nhập khẩu sẽ trở thành hợp đồng không xác định thời hạn.
Theo đó, tại điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật lao động năm 2019 có quy định như sau:
“Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
1.Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;”
Nếu trong trường hợp vì lý do nêu trên mà bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng thì bạn cần báo trước 45 ngày, nếu vi phạm thời hạn báo trước thì bạn phải bồi thường cho công tytheo quy định tại Điều 40 Bộ luật lao động năm 2019 như sau:
“Điều 40. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
- Không được trợ cấp thôi việc.
- Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
- Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật lao”
2. Ký kết hợp đồng không xác định thời hạn
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Luật sư cho tôi hỏi, việc ký hợp đồng không xác định thời hạn được thực hiện như thế nào? Có mẫu biểu tham khảo không? Cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn nói riêng và hợp đồng lao động nói chung là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Khi giao kết Hợp đồng lao động trước tiên cần thoả mãn các nguyên tắc chung như: Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực; Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.
Về mặt hình thức, Hợp đồng lao động cần đảm bảo theo đúng quy định tại Điều 16 Bộ luật lao động năm 2019 như sau:
“Điều 16. Hình thức hợp đồng lao động
- Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
- Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói”
Tại Điều 23 Bộ luật lao động năm 2019 có quy định như sau:
Điều 23. Nội dung hợp đồng lao động
- Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề. - Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật, thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp người lao động vi phạm.
- Đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì tùy theo loại công việc mà hai bên có thể giảm một số nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động và thỏa thuận bổ sung nội dung về phương thức giải quyết trong trường hợp thực hiện hợp đồng chịu ảnh hưởng của thiên tai, hoả hoạn, thời tiết.
- Nội dung của hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn cảu Nhà nước do Chính phủ quy định”
Trên thực tế, trong hoặc sau quá trình giao kết hợp đồng, giữa các bên có những Điều khoản cần chi tiết hoặc có sự thay đổi nhất định và các bên mong muốn ký kết phụ lục hợp đồng thì phải đảm bảo theo quy định tại Điều 24 Bộ luật lao động năm 2019:
“Điều 24. Phụ lục hợp đồng lao động
- Phụ lục hợp đồng lao động là một bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.
- Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều khoản hoặc để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động dùng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung những điều khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực”
Cần lưu ý trướckhi ký kết hợp đồng các bên phải có nghĩa vụ cung cấp thông tin theo Điều 19 Bộ luật lao động năm 2019:
“Điều 19. Nghĩa vụ cung cấp thông tin trước khi giao kết hợp đồng lao động
- Người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin cho người lao động về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn lao động, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu.
- Người lao động phải cung cấp thông tin cho người sử dụng lao động về họ tên, tuổi, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, tình trạng sức khoẻ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu”
Ngoài ra, khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động không được: giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động; Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
Luật sư tư vấn pháp luật về trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội:1900.6568
- Thời gian báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng không xác định thời hạn
Tóm tắt câu hỏi:
Chào các anh/chị luật Dương Gia các bạn có thể vui lòng tư vấn dùm mình về vấn đề đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động được không ạ ? Mình ký hợp đồng vô thời hạn với công ty dịch vụ du lịch mình đang làm. Nhưng do điều kiện gia đình khó khăn không thể tiếp tục làm việc tại công ty. Mình viết đơn xin nghỉ từ ngày 10/02/2017. Và bắt đầu xin nghỉ chính thức từ ngày 01/03/2017. Nếu trường hợp công ty không thu xếp cho mình nghỉ mà mình tự ý nghỉ việc thì có bị vi phạm hợp đồng lao động không ạ. Mình cũng nói thêm là do nhà xa công ty, hai là giờ giấc làm việc không phù hợp vì nhà mình neo người. Rất mong nhận được sự tư vấn tận tâm của quý anh/chị ! Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo như trình bày của bạn là ký hợp đồng vô thời hạn với công ty, như vậy có thể xác định đây là loại hợp đồng không xác định thời hạn. Và lý do bạn đưa ra là do điều kiện gia đình khó khăn, nhà xa, giờ giấc làm việc không còn phù hợp với bạn. Như vậy, việc bạn muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với công ty cần đảm bảo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật lao động năm 2019 như sau:
“Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
- Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;”
Trong trường hợp của bạn, do bạn ký kết hợp đồng không xác định thời hạn với công ty nên nếu bạn muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng một cách hợp pháp thì bạn cần phải báo trước ít nhất 45 ngày.Trong trường hợp trên bạn báo từ ngày 10/02/2017 thì đến ngày 01/03/2017 bạn vẫn chưa đủ điều kiện để chấm dứt hợp đồng lao động, nếu bạn muốn nghỉ thì bạn cần chờ đến ngày 27/03/2017 để được đủ 45 ngày. Nếu bạn nghỉ khi chưa đủ 45 ngày báo trước tức bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.Hậu quả pháp lý có thể bạn phải chịu trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật là: Không được trợ cấp thôi việc; Phải bồi thường cho côngtynửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước; Phải hoàn trả cho cônggtychi phí đào tạo nghề(nếu có).
- Đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn
Tóm tắt câu hỏi:
Em có làm cho 1 công ty tư nhân . Em và một số bạn nhân viên có kí hợp đồng không thời hạn với công ty. Trong hợp đồng có ghi là đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ. Nhưng khi làm việc, công ty yêu cầu phải đạt đủ doanh số yêu cầu mới được đóng bảo hiểm. Nhân viên chúng em có tháng đạt ,đủ, có tháng không đạt, chính vì thế từ khi làm, tất cả nhân viên bên em không ai được đóng bảo hiểm. Cho em hỏi công ty làm như vậy đúng hay sai và chúng em nên làm gì ạ? Em cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Điểm d Khoản 2 Điều 6 Bộ luật lao động 2019 quy định người sử dụng lao động có nghĩa vụ: “Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;”
Tại Điều 2
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồnglao động không xác định thời hạn, hợp đồnglao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;”
Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013 quy định như sau:
“Điều 43. Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp
- Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp”
Khoản 6 Điều 1 Luật số 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của luật bảo hiểm y tế quy định như sau:
“Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
- Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);”
Do đó, với trường hợp của bạn nếu đã ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với công ty thì theo quy định được viện dẫn nêu trên, công ty có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế cho bạn. Trong trường hợp này, công ty không đóng bảo hiểm cho bạn, tức là đã vi phạm quy định của pháp luật. Hành vi vi phạm này của Công ty có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 5, 7 Điều 38 Nghị định 28/2020/NĐ-CP ngày 01/3/2020 như sau:
“Điều 38. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
- Phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
…7. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp phải đóng đối với các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 4, 5,6 Điều này;
b) Buộc nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội đối với những hành vi vi phạm quy định tại các khoản 4, 5, 6 Điều này từ 30 ngày trở lên”
Như vậy, nếu bạn làm việc đủ 3 tháng trở lên mà công ty không đóng bảo hiểm cho bạn là vi phạm pháp luật, để bảo vệ quyền lới của mình, bạn có thể làm đơn khiếu nại gửi đến Giám đốc công ty, tổ chức công đoàn để được xem xét giải quyết trường hợp của bạn. Trong trường hợp công ty không giải quyết thì bạn có thể gửi đơn khiếu nại lên Phòng lao động- thương binh và xã hội nơi công ty đặt trụ sở hoặc bạn cũng có thể gửi đơn yêu cầu Tòa án cấp huyện nơi công ty có trụ sở để được giải quyết theo quy định của pháp luật.